Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Phản ánh về giáo trình sách giáo khoa tiếp tục rộ lên nhân đầu niên học mới 2007-2008. Sau khi trao đổi với một số học sinh, phụ huynh và một giáo viên trung học phổ thông ở TP HCM trong các bài trước, Nhã Trân ghi nhận suy nghĩ và ý kiến của thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Vân Tảo, tỉnh Hà Tây về vấn đề này.

Nhã Trân: Xin chào thầy Đỗ Việt Khoa. Thưa thầy, không biết thầy có nghe dư luận là nhiều sách giáo khoa bây giờ về một số bộ môn, chẳng hạn môn Toán, nhiều khi viết rất nặng nề, rườm rà, khó hiểu, và ngay cả giáo viên cũng có người nhìn nhận như vậy.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Theo đánh giá chủ quan của tôi thì như thế này: Đúng là báo chí trong nước vừa rồi cũng đã mổ xẻ được một số tồn tại của một vài bộ sách mà thôi. Sự không thống nhất đồng bộ từ Cấp I cho đến Cấp Trung Học Phổ Thông, và một số thì chưa đáp ứng nhu cầu của thời đại. Thế nhưng trong đợt biên soạn sách giáo khoa năm 2006 vừa qua trên cả nước có sự thay đổi.
Nhã Trân: Vâng. Theo chúng tôi được biết, sách giáo khoa từng cấp đã được thay đổi trong vòng mấy năm nay, nhưng vẫn còn những phản ánh của giới phụ huynh, học sinh và một số giáo chức. Tuy nhiên, ngay lúc này thì thầy đánh giá ra sao về những sách mà nội dung đã được cập nhật rồi ?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Về phía tôi, tôi đánh giá sách Cấp III của chúng tôi, tức sách Cấp Trung Học Phổ Thông, phần lớn đã được biên soạn lại với nội dung khá nhiều đổi mới. Có những môn được viết mới hoàn toàn. Và hình ảnh, nội dung nói chung là phải ở trong ngành nghề của thầy cô mới đánh giá được.
Nói chung là đã cải tiền được nhiều rồi, tích cực hơn sách cũ nhiều, cập nhật được khá nhiều. Nhưng lẽ tất nhiên là không tránh khỏi được một số tồn tại. Báo chí nói nhiều lắm là vẫn có tồn tại đấy. Sẽ khắc phục dần.
Nhã Trân: Tức là thầy cũng đồng ý rằng những bộ sách đã được viết lại năm nay thì nội dung sáng sủa, còn trước kia có rất nhiều bộ sách có nội dung rất nặng nề, khó hiểu, đúng như là báo chí và dư luận phản ánh?
Về phía tôi, tôi đánh giá sách Cấp III của chúng tôi, tức sách Cấp Trung Học Phổ Thông, phần lớn đã được biên soạn lại với nội dung khá nhiều đổi mới. Có những môn được viết mới hoàn toàn. Và hình ảnh, nội dung nói chung là phải ở trong ngành nghề của thầy cô mới đánh giá được. Nói chung là đã cải tiền được nhiều rồi, tích cực hơn sách cũ nhiều, cập nhật được khá nhiều. Nhưng lẽ tất nhiên là không tránh khỏi được một số tồn tại. Báo chí nói nhiều lắm là vẫn có tồn tại đấy. Sẽ khắc phục dần.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Tôi thì tôi cho rằng như thế này: Có dư luận nói là việc biên soạn nặng nề, rườm trà, một số bộ môn thế này thế kia, nhưng theo tôi thì tôi đánh giá rằng một số rất ít là còn tồn tại thôi. Có một số sách chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới, tức là công nghê hiện nay. Hơn nữa tôi cũng thực sự muốn nói là trong điều kiện trong nước thì việc biên soạn sách giáo khoa như vậy cũng gọi là tạm ổn.
Nhã Trân: Như vậy theo thầy sách giáo khoa ở Việt Nam nói chung được soạn cũng vừa phải, không có quá rườm rà, nặng nề. Tuy nhiên, có nhiêù phụ huynh phàn nàn rằng mỗi một môn lại kéo theo nhiều cuốn sách khác: sách bài tập, sách giảng v.v. dẫn đến chuyện là học sinh nhiều khi đi học một ngày phải mang mười mấy cuốn sách, ngay cả các cháu bậc Tiểu Học, mới có học lớp một, lớp hai.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Vừa rồi cũng có phản ánh về cái chưong trình quá tải, học ôm đồm nhiều môn. Nếu đánh giá về phía bộ phận người dân họ nói như vậy cũng có cái lý.
Nhưng mà một giáo viên trong ngành, theo như anh em trên mạng Net nguời ta trao đổi thì thấy sách lớp 12 có tổng số tiết học của học sinh Việt Nam vẫn nhẹ hơn so với với lại sách của các nước Âu-Mỹ. Tôi thấy sách giáo khoa của Vệt Nam mình biên soạn không hẳn là nặng nề đâu. Nhưng cái nặng nề cho các cháu là do đâu?
Thứ nhất là do các thầy cô. Thầy cô có một hiện tượng là giao thêm cho các cháu nhiều bài rất là khó, mang tính đánh đố. Thế là nhồi đầu các cháu, rồi thêm cái kiểu học thêm đó mà. Thứ hai là việc sắp xếp thời khoá biểu không hợp lý cho nên nhiều cháu đi học mang theo cái cặp rất là nặng.
Cái này là do lỗi các trường, do lỗi các ban giám hiệu và thư ký của nhà trưòng. Nếu thực sự các thầy cô có tâm và làm việc đúng, chuẩn, thì các cháu học rất nhẹ nhàng. Nhưng khổ cho các cháu là các thầy cô sẽ áp lực một số môn nặng quá. Cáí này thì phải cấm chỉ.
Nhã Trân: Nói tổng quát, theo thầy nghĩ thì chương trình sách giáo khoa hiên nay là vừa, không quá tải. Nhưng vì đâu mà nhiều học sinh vẫn phải đi học thêm nhiều môn học vậy, thưa thầy?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Về vấn đề này thì tôi xin trả lời thế này: Nói thật sự là các em học sinh của ta mà học vững kiến thức cơ bản thì các em không cần học thêm vẫn học được như thường. Thế nhưng tại sao bây giờ phong trào dạy thêm, học thêm lan tràn, lại bùng ra, thì tôi trả lời là có mấy nguyên nhân như thế này: Thứ nhất là do các em học sinh ngày nay hỏng kiến thức quá nhiều. Nhã Trân: Xin phép được ngắt lời thầy. Nhân đây xin hỏi ý thầy là tại sao mà học sinh lại bị hỏng kiến thức ạ? Như ý thầy nói là kiến thức không đủ để theo đúng các lớp các em đang học.
Thầy Đỗ Việt Khoa: Nguyên nhân chính là hậu quả của mấy năm trước mắc bệnh thành tích, cho các em lên lớp không đúng thực chất, bắt các em ngồi không đúng chỗ, nên dẫn đến việc nhiều em yếu, không theo được.
Nguyên nhân chính là hậu quả của mấy năm trước mắc bệnh thành tích, cho các em lên lớp không đúng thực chất, bắt các em ngồi không đúng chỗ, nên dẫn đến việc nhiều em yếu, không theo được. Nguyên nhân thư hai xuất phát từ bộ phận một số thầy cô giáo có cái tâm chưa trong sáng, dạy trong lớp vừa vừa nhưng mà mỏng kiến thức rất nhiều khiến cho học sinh gần như bị ép buộc đến học thêm ở nhà cô. Nguyên nhân thứ ba là phụ huynh thấy con nhà người ta sẵn sàng đầu tư tiền bạc cho con cái đi học thêm nên chạy theo.
Nguyên nhân thư hai xuất phát từ bộ phận một số thầy cô giáo có cái tâm chưa trong sáng, dạy trong lớp vừa vừa nhưng mà mỏng kiến thức rất nhiều khiến cho học sinh gần như bị ép buộc đến học thêm ở nhà cô. Nguyên nhân thứ ba là phụ huynh thấy con nhà người ta sẵn sàng đầu tư tiền bạc cho con cái đi học thêm nên chạy theo.
Nhã Trân: Là một giáo viên trong nghề cũng đã lâu, theo thầy thì có những cách nào giúp cải tiến nội dung của sách giáo khoa và sách giáo khoa có cần được cập nhật hàng năm hay không?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Bây giờ có cách nào đó đưa lên mạng những bộ sách giáo khoa của các nước Âu - Mỹ thì cái đó quý quá, chúng tôi sẽ nghiên cứu học tập.
Nhã Trân: Như thầy nói thì lâu nay giáo viên không được tham khảo sách giáo khoa của các nước khác, không được mở rộng tầm nhìn ra ngoài, phải không ạ?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Hiện nay anh em không có thông tin gì cả.
Nhã Trân: Có phải ý thầy muốn nói rằng chúng ta nên đón nhận kiến thức bên ngoài, nên tìm hiểu, nghiên cứu về sách giáo khoa của các nước khác để xem có thể rút được những tinh hoa gì hầu cải tổ, cải thiện sách giáo khoa của mình, làm cho chương trình học càng ngày càng tốt hơn?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Dạ, vâng ạ. Cái này thì chúng tôi cũng rất là mong muốn. Thực tế ở trong nước thì việc bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng xem sách là có tiến hành trong hè cho giáo viên.
Nhã Trân: Thưa thầy Đỗ Việt Khoa, thầy nói rằng xưa nay cũng có những khoá bồi dưỡng, những lớp bồi dưỡng cho giáo viên về giáo trình của sách?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Vâng ạ.
Nhã Trân: Trong các lớp bồi dưỡng này thì giáo viên có được góp ý về nội dung của sách giáo khoa hay không? Và, theo thầy thì tại sao lâu nay sách giáo khoa vẫn gặp nhiều khó khăn về phẩm chất nội dung?
Thầy Đỗ Việt Khoa: Tình trạng rất khó khăn, cái khó khăn khiến cho sự đổi mới bây giờ chưa thể làm được ngay. Điều kiện khó khăn bầy giờ về kinh tế, về máy móc, về trang thiết bị không thể cập nhật đưa cái tiến bộ vào.
Nhã Trân: Xin cảm ơn thầy Đỗ Việt Khoa về cuộc trao đổi này.