Dân biểu Chris Smith: Hà Nội không hiểu hết Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007


2007.08.08

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 mang số hiệu HR.3096 do dân biểu Chris Smith đề xướng vừa được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua tuần trước. Ngay lập tức, Hà Nội lên tiếng cáo buộc đây là “một hành động sai trái và nguy hiểm, làm tổn hại đến quan hệ Việt-Mỹ.”

ChrisSmithVn200.jpg
Dân biểu Chris Smith của bang New Jersey, điều hợp viên cuộc họp báo, khai mạc buổi sinh hoạt. PHOTO RFA

Bài bình luận trên Đài tiếng nói Việt Nam hôm 1/8 lên án dự luật này không vì mục đích bảo vệ hay phát triển quyền con người, mà nhằm “âm mưu phá huỷ những thành quả về nhân quyền” của đảng và nhà nước Việt Nam.

Phản hồi của tác giả dự luật này ra sao? Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn đặc biệt giữa Trà Mi với ông Chris Smith, dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Phần chuyển ngữ do Gia Minh trình bày.

Trà Mi: Trước tiên, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn đặc biệt xoay quanh dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 do ông soạn thảo. Như ông cũng biết, báo chí nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng tố cáo dự luật này không nhằm bảo vệ hay phát triển nhân quyền ở Việt Nam, mà hầu phá hoại những thành quả về nhân quyền mà chính phủ Hà Nội đã đạt được trong những thập niên qua.

Hơn nữa, Hà Nội còn cho rằng dự luật là “một hành động nguy hiểm” chống lại mối quan hệ song phương mà hai nước đang nỗ lực củng cố bằng cách can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Ý kiến của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Thứ nhất, nhân quyền mang tính toàn cầu, và nhà nước Việt Nam đã đồng ý tham gia ký kết Công ước quốc tế về nhân quyền do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Vì vậy, nhân quyền không thuộc về một quốc gia nào cả, mà có tính chất toàn cầu, nó không có giới hạn về biên giới.

Khi nhà nước Việt Nam bắt bớ, đe doạ các tù nhân chính trị, không tôn trọng quyền của các thành phần thiểu số, ngăn chặn các luồng thông tin tự do như phá sóng đài phát thanh Á Châu Tự Do chẳng hạn, thì đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đang vi phạm các nhân quyền được quốc tế công nhận.

Trong dự luật nhân quyền Việt Nam 2007, chúng tôi nêu rõ nếu Việt Nam thật sự muốn tìm kiếm 1 chỗ đứng trên trường thế giới, nếu Hà Nội thể hiện những thành quả nhân quyền đáng kể, thì Hoa Kỳ sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào như đã đề nghị trong dự luật. Chúng tôi bênh vực những nạn nhân bị áp bức tại Việt Nam, đặc biệt là những nhà bất đồng chính kiến, chứ chúng tôi không đứng về phía những người đàn áp.

Trong dự luật nhân quyền Việt Nam 2007, chúng tôi nêu rõ nếu Việt Nam thật sự muốn tìm kiếm 1 chỗ đứng trên trường thế giới, nếu Hà Nội thể hiện những thành quả nhân quyền đáng kể, thì Hoa Kỳ sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào như đã đề nghị trong dự luật. Chúng tôi bênh vực những nạn nhân bị áp bức tại Việt Nam, đặc biệt là những nhà bất đồng chính kiến, chứ chúng tôi không đứng về phía những người đàn áp.

Đáng tiếc rằng sau khi được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và được cấp Quy chế quan hệ thương mại bình thừơng vĩnh viễn với Hoa Kỳ, nhà nước Việt Nam đã trở mặt, khởi sự những làn sóng đàn áp, bắt bớ, đe doạ những tiếng nói bất đồng chính kiến một cách hết sức vô lương tâm.

Cho nên, tôi và nhiều nghị sĩ của cả 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ vô cùng thất vọng trước thái độ của chính phủ Hà Nội. Một chính phủ văn minh và nghiêm túc tuân thủ những luật lệ về nhân quyền sẽ không hành xử như vậy.

Trà Mi: Dự luật do ông đề xướng, một mặt, yêu cầu ngưng các khoản viện trợ cho Việt Nam nếu Hà Nội không phóng thích các tù nhân tôn giáo và chính trị; mặt khác, đề nghị dành hàng triệu đô la chống phá sóng đài Á Châu Tự Do…

Dân biểu Chris Smith: Tôi đã đọc được những luận điểm của phía nhà nước Việt Nam đưa ra, nhưng thật chán là họ thậm chí chưa đọc hết nội dung bản dự luật của tôi mà đã vội vàng lên án. Nếu họ đọc thông suốt, họ sẽ thấy rằng dự luật không hề đề cập đến các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam bao gồm cả khoản viện trợ cho các nạn nhân HIV/AIDS.

Chúng tôi không hề có ý cản trở các nguồn viện trợ nhân đạo dành cho những đối tượng khốn khó, bệnh tật, hay đói kém vì chúng tôi luôn nhiệt tình mong muốn hỗ trợ những ngừơi khốn khó ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho dù chính phủ các nước đó có man rợ đến mức nào đi chăng nữa. Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là các khoản viện trợ an ninh và phát triển kinh tế.

Tại sao chúng tôi phải viện trợ và bao thầu cho một nhà nước lạm dụng quyền lực, ngược đãi dân chúng? Ý nghĩa của khái niệm “nhân quyền” là quan tâm đến từng cá nhân trong xã hội, và bộ máy cầm quyền của nước ấy phải biết bảo vệ người dân. Nhưng tiếc thay, thực tế cho thấy, công tác giám sát và đảm bảo nhân quyền của nhà nước Việt Nam hết sức tồi tệ. Tóm lại, khi lên tiếng phản bác, chính quyền Việt Nam thậm chí chưa hiểu rõ nội dung bản dự luật nhân quyền 2007 của tôi.

Mặt khác, khoản tiền mà chúng tôi đề nghị dành cho các hoạt động cổ võ nhân quyền là nhằm hỗ trợ những tiếng nói của lẽ phải, những tiếng nói ôn hoà, hoàn toàn bất bạo động. Tôi ước gì nhà nước Việt Nam đối xử với người dân một cách phi bạo lực, đặc biệt là đối với các tù nhân. Đây là một bản dự luật rất nghiêm túc và nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng phản bác là do thực trạng nhân quyền của họ quá tồi tệ.

Trà Mi: Thế nhưng, chính quyền Việt Nam tố cáo những tù nhân chính trị và tôn giáo mà ông bênh vực ấy là những người phạm pháp, và đài Á Châu Tự Do là một tổ chức xuyên tạc, kêu gọi dân chúng chống đối nhà nước. Phản hồi của ông ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Đài Á Châu Tự Do chỉ kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy làm những điều như các chính phủ tôn trọng nhân quyền khác đang làm là cho phép những ý kiến khác biệt. Đó là quyền tự do ngôn luận và điều này không hiện hữu tại Việt Nam.

CongressConference200.jpg
Cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội để thúc giục Ngoại trưởng Condoleezza Rice đưa vấn đề vi phạm nhân quyền ra với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm. PHOTO RFA

Trái lại với sự tin tưởng rằng Việt Nam đang có vài tiến bộ về nhân quyền, các sự việc xảy ra gần đây đã thức tỉnh Quốc hội Hoa Kỳ và những ai yêu chuộng dân chủ-nhân quyền rằng: Việt Nam đang đi trên một chiều hướng sai lầm và kiên trì với chính sách cho phép chính phủ có quyền kiểm soát tất cả, không một ai có quyền tự do bày tỏ tư tửơng mà không phải trả một cái giá đắt.

Cho phép tôi được trình bày ở đây rằng đài phát thanh Á Châu Tự Do cung cấp những thông tin rất nóng bỏng và quan trọng mà ngừơi dân Việt Nam không thể có tại đất nước của họ. Hành động phá sóng đài Á Châu Tự Do chứng tỏ nhà nước Việt Nam sợ hãi trước sự thật. Họ sợ những tin tức về thực trạng của quốc gia được loan tải đến người dân.

Một chính quyền vững mạnh và tự tin không cần phải lo sợ trước các quan điểm bất đồng. Đáng tiếc là tại Việt Nam người dân không thể có được điều này mà không phải ngồi tù.

Trà Mi: Hai dự luật tương tự trước đây cũng do ông là tác giả đã được Hạ viện thông qua, nhưng không được Thượng viện chấp thuận. Nguyên nhân vì sao?

Dân biểu Chris Smith: Đó là do thượng nghị sĩ John Kerry ngăn chặn, và ông ta đã làm điều này một cách phản dân chủ. Ở Thượng viện Hoa Kỳ có một quy định, hay nói đúng hơn, là một truyền thống, cho phép cá nhân một thượng nghị sĩ có quyền ngăn chặn một dự luật.

Đó là lý do vì sao dự luật của tôi không được tiến hành. Nếu như Thượng viện có thể bỏ phiếu biểu quyết về dự luật này, chúng tôi tin rằng nó sẽ được đa số thông qua cũng giống như ở Hạ viện vậy. Thế nhưng, thượng nghị sĩ John Kerry không cho phép bỏ phiếu dự luật này. Tôi cho rằng truyền thống cho phép thượng nghị sĩ ngăn cản dự luật có thể sẽ sớm bị bãi bỏ ở Thượng viện Hoa Kỳ.

Một chiến dịch cải tổ đang được thực hiện để chấm dứt việc đó, không chỉ đối với dự luật này thôi, mà với bất kỳ dự luật nào khác, để các dự luật đều được đưa ra bỏ phiếu biểu quyết. Tôi rất tin tửơng rằng một ngày không xa, dự luật này sẽ được thông qua ở Thượng viện.

Trà Mi: Ông dự đoán lần này sẽ như thế nào? Nếu mọi việc vẫn diễn tiến như 2 lần trước, ông sẽ làm thế nào để chuyển tải thông điệp của mình?

Đó là lý do vì sao dự luật của tôi không được tiến hành. Nếu như Thượng viện có thể bỏ phiếu biểu quyết về dự luật này, chúng tôi tin rằng nó sẽ được đa số thông qua cũng giống như ở Hạ viện vậy. Thế nhưng, thượng nghị sĩ John Kerry không cho phép bỏ phiếu dự luật này. Tôi cho rằng truyền thống cho phép thượng nghị sĩ ngăn cản dự luật có thể sẽ sớm bị bãi bỏ ở Thượng viện Hoa Kỳ.

Dân biểu Chris Smith: Cái truyền thống cho phép một thượng nghị sĩ có quyền ngăn cản 1 dự luật, không để có cơ hội đưa ra Thượng Viện biểu quýêt thật sự là vô lý, mà chính những ngừơi thượng nghị sĩ cũng muốn dẹp bỏ đi. Bởi thật bất công khi không cho phép tất cả đại biểu ở Thượng viện xem xét và biểu quyết 1 dự luật, chỉ vì một thành viên muốn cản trở. Tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ cân nhắc về việc này.

Việc Ủy ban đối ngoại ở Hạ viện thông qua dự luật này với đa số ủng hộ từ cả phe Dân chủ và Cộng hoà cho thấy nó được lữơng đảng đồng ý và là một mối quan tâm chung ngày càng sâu sắc về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

Trà Mi: Mặc dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng về mặt nào đó, dự luật vẫn có một sự tác động, ảnh hưởng gì chăng, thưa ông?

Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng rằng nó sẽ khơi mào cho một loạt các cuộc đối thoại nghiêm túc với những ai chỉ đơn thuần nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ cần mở rộng mậu dịch với Việt Nam thì chính quyền Hà Nội sẽ giảm bớt hay chấm dứt đàn áp ngừơi dân. Điều này chưa xảy ra tại một chế độ độc tài nào khác và cũng không xảy ra tại Việt Nam.

Tôi là người bảo hộ chính cho “đạo luật dân chủ Belarus” giờ đã thành luật, tôi cũng là một trong nhữngh người bảo hộ chính cho “đạo luật nhân quyền Ethiopia” cũng tương tự như “dự luật nhân quyền Việt Nam” này, cũng đã được lượng viện ủng hộ.

Hiện có nhiều thành viên ở Quốc hội cuối cùng đã nhận ra rằng mậu dịch không là yếu tố giúp thúc đẩy lĩnh vực nhân quyền. Nếu thể chế độc tài có cơ hội phát triển và tăng cường đàn áp thì quan hệ mậu dịch với quốc gia ấy càng tiến triển, tình hình nhân quyền của nước đó càng tồi tệ. Điều này đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

Thông tin trên mạng:

- Foreign Affairs Committee Approves Smith Bill Promoting Human Rights Reform in Vietnam

- H.R. 3096, The Vietnam Human Rights Act of 2007

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.