Nguyên nhân khiến khí hậu Đà Lạt thay đổi đột ngột

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Thành phố Đà Lạt ở vùng Cao Nguyên Trung Phần của Việt Nam vừa qua chịu một đợt nắng nóng gay gắt chưa từng thấy trước giờ. Người địa phương than thở là tại qui hoạch kém, quá nhiều nhà cao tầng được xây lên, còn thêm nạn phá rừng bừa bãi.

HoXuanHuongDalat200.jpg
Hồ Xuân Hương, Đà Lạt. Photo courtesy Wikipedia.

Trong mắt nhìn và trong ý nghĩ của mọi người Đà Lạt là thành phố du lịch nên thơ của vùng cao nguyên với nắng vàng, sương mù, đồi thông xanh mướt, suối hồ mát lạmh, hoa lá rực rỡ, cây cỏ xanh tốt. Nhưng điểm nổi bật nhất của Đà Lạt vẫn là không khí trong trẻo và thời tiết dể chịu quanh năm.

Thế nhưng theo báo chí trong nước mô tả thì dạo này khí hậu Đà Lạt đột nhiên thay đổi với những ngày nắng nóng gay gắt khiến ai nấy vừa ngạc nhiên vừa ít nhiều lo ngại.

Từ ba hôm nay nhiệt độ Đà Lạt trở lại bình thường nhờ những cơn mưa to buổi chiều, vậy mà khi nhắc lại cái nóng quay quắt mấy ngày trước, ai cũng có lý do để giải thích.

Chị Năm, một cư dân Ấp Ánh Sáng nhìn ra hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố, cho biết: "Trước Tết thì bị lạnh, còn ra Tết thì lại rất là nóng. Oi bức giống như ở Saigon vậy đó. Buổi trưa rất nóng nhưng mà mới hai ngày hôm qua buổi chiều được hai trận mưa to thì khí hậu mát mẻ lại rồi."

Anh Trường, cũng ở trung tâm thành phố, mô tả cái nóng mất hôm trước: "Khoảng chừng 9 giờ sáng đổ đi thì nó nắng, cái nắng rất khó chịu. Muốn đi đâu một hai giờ trưa ra là nó nắng kinh khủng, phải chờ khoảng 4 giờ chiều mới đi.

Ra đường bây giờ mấy cô sợ đen nên co nào cũng che khẩu trang, che kín hết chừa hai con mắt thôi. Chuyện này xưa nay ở Đà Lạt it thấy mà giờ là vậy đó.”

Nguyên nhân

Khoảng chừng 9 giờ sáng đổ đi thì nó nắng, cái nắng rất khó chịu. Muốn đi đâu một hai giờ trưa ra là nó nắng kinh khủng, phải chờ khoảng 4 giờ chiều mới đi.

Người Đà Lạt dựa vào điều gì để giải thích nguyên nhân trời nóng nực chưa từng thấy như vậy? Chị Năm: "Tại vì người ta nói Đà Lạt bây giờ dân số đông lên, rồi tài nguyên thiên nhiên như la cây cối bị chặt nhiều cho nên khí hậu phải nóng lên vậy thôi."

Anh Trường: "Thành ra cứ đổ hô là xây nhà bê tông nhiều quá, đốt rừng nhiều quá nên bây giờ không cân bằng nữa, lạnh thì cũng lạnh dữ dội mà nóng thì cũng nóng nhiều. Mấy cái nội thất mới bây giờ ở Đà Lạt đều có trang bị quạt máy hết."

Kỹ sư thuỷ lâm Huỳnh Văn Hoàn, cũng là cư dân Đà Lạt, nay đang công tác ở Đức Trọng, cho rằng cảm nhận về cái nóng đột xuất vừa qua của Đà Lạt cũng có một phần ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý:

“Yếu tố tâm lý là như thế này. Tết vừa rồi có những đợt khí lạnh từ miền Bắc, từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam làm cho thời tiết miền Bắc miền Trung miền Nam đều rất dể chịu. Đà Lạt thì như vậy kể như bình thường.

Nhưng mà mấy ngày vừa qua thôi nhiệt độ lại tăng lên, về tâm lý là sau đợt mát vừa qua đùng một cái bị nóng gắt khiến người ta cảm thấy nóng rất khó chịu. Báo Tuổi Trẻ cũng đã đang tin là Đà Lạt bây giờ nóng quá.”

Thì nguyên nhân thứ nhất là rừng cây, thứ hai nguồn nước ngầm ở trong rừng, mực nước tại những hồ chứa nước của cao nguyên cũng giảm sút. Đó là do ít mưa, hơi nước ngưng tụ trong không khí ít đi.

Thứ ba nữa là số lượng cây của Đà Lạt giảm bớt do nạn phà rừng, cái thư tư là những khu vực quanh Đà Lạt được dọn để làm những khu du lịch thì phải dẹp bỏ rất nhiều cây.

Rồi số lượng xe cộ tăng lên, dân số cũng tăng, người ở nơi khác tìm về Đà Lạt cũng nhiều. Tất cả những thứ đó cộng lại góp phần làm tăng nhiệt độ.

Thay đổi nhiều quá

Xa Đà Lạt chắc cũng đã gần 20 năm, trở lại đầu tiên là cảm giác buồn trước bởi vì thấy cái gì cũng thay đổi, những thay đổi rất là gượng ép, thí dụ những cấu trúc họ cố gắng phô bày cho mình cái cảm tượng họ làm kinh doanh nhiều hơn.

Nhiều người còn than thở rằng Đà Lạt thay đổi quá nhiều theo một chiều hướng không mấy tích cực. Thí dụ những công trình xây dựng thì gượng ép, thiếu qui hoạch, màu xanh của cây cối Đà Lạt, được coi là bộ phổi của thành phố, dần dần bị thu hẹp lại.

Chị Hằng, một người Đà Lạt xa nhà, hiện ngụ tại bang Maryland, Hoa Kỳ, trở về sau 20 năm xa cách, kể lại:

“Xa Đà Lạt chắc cũng đã gần 20 năm, trở lại đầu tiên là cảm giác buồn trước bởi vì thấy cái gì cũng thay đổi, những thay đổi rất là gượng ép, thí dụ những cấu trúc họ cố gắng phô bày cho mình cái cảm tượng họ làm kinh doanh nhiều hơn.

Không rõ họ có qui hoạch để xây cất không chứ dưới con mắt Hàng thì rất là hỗn loạn, không có phủ hợp với khung cảnh từ trước trong đầu mình Đà Lạt là nên thơ, bây giờ hết rồi.”

Vẫn theo lời chị Hằng, khi môi trường và cảnh quan thay đổi thì cả khí hậu và con người cũng thay đổi theo:

“Chuyện đó đương nhiên là ảnh hưởng. Cây cối nhiều thì ảnh hưởng tới không khí, mang nhiều oxygene cho không khí, rồi lại cản gió cản bão, cái tuần hoàn giữa cây cỏ và đất và nước là tất yếu.

Bây giờ cứ đẵn đi, đào khoét đục đi thì đương nhiên là ảnh hưởng, mưa xuống không có cây cản lại thì đất sẽ bị bào mòn. Về con người thì khi sống trong một khung cảnh chạy đua để xây dựng như vậy dĩ nhiên tâm hồn cũng biến cải, con người Đà Lạt sẽ khô khan đi, ít tình cảm hơn.”

Hướng giải quyết

Ý thức của người dân không có, làm chương trình đó cũng chẳng đâu vào đâu, nước vẫn dơ vẫn hôi thối như vậy.

Không chỉ khí hậu mấy lúc sau này có phần thay đổi khiến số người sử dụng quạt máy tăng lên, Dalạt còn có vấn đề tiêu cực khác là rác và nước thải. Theo anh Tường, hướng giải quyết thì có nhưng kết quả thì không tới đâu:

“Hồi đó công trình của Đan Mạch hổ trợ vấn đề xử lý nước thải dẫn tới thác Cam Ly mà tới giờ cũng đấu có làm được gì đâu.

Rồi mới hôm bữa có ngày huy động toàn thánh phố, huy động hoc sinh thanh niên đi vét cái suối sau đường Phan Đình Phùng, làm sach được một buổi, hôm sau người ta lại vứt rác lại chứ đâu có quản được. Ý thức của người dân không có, làm chương trình đó cũng chẳng đâu vào đâu, nước vẫn dơ vẫn hôi thối như vậy.”

Cách đây hai hôm, Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thuỷ Văn tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo rằng khí hậu trong lành mát mẻ -cái tài sản quí báu nhất của Đà Lạt- đang bị đe dọa bời nhiệt độ ấm nóng dần lên.

Các nhà nông học của thánh phố thì quan ngại là khí hậu thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến những ngành kinh tế trọng điểm của Đà Lạt mà còn làm nẩy sinh những bệnh thực vật như sâu nấm có thể phá hoại rau trái cây cỏ.