Hội luận về sự ra đời những Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam (phần 1)

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Việt Nam, việc các đảng phái chính trị, các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người lao động công khai xuất hiện tại Việt Nam đang là những thử thách "dù sớm hay muộn" Việt Nam cũng phải đi qua.

NguyenVanDai200.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Ðài.

Nhìn từ khía cạnh luật pháp, từ sự Hội nhập, liệu việc ra đời những Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam sẽ được hiểu như thế nào? Đó sẽ là những vấn đề đưa ra trong phần Hội luận Trong - Ngoài nước hôm nay với sự tham dự của luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Hà Nội, ông Trần Ngọc Thành, Trưởng ban Tổ chức Hội nghị Quốc tế yểm trợ Nghiệp đoàn Ðộc lập Việt Nam từ Ba Lan. Mời anh Việt Hùng trong phần điều hợp:

Việt Hùng: Mới đây vào ngày 20-10-06 một Nghiệp đoàn Ðộc lập chính thức ra đời tại Việt Nam, câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin được đặt ra với luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Hà Nội, đứng trên cơ sở pháp lý việc ra đời này có đúng theo tinh thần luật pháp của Việt Nam hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Vâng, ngày 20-10 vừa qua Công đoàn Ðộc lập tại Việt Nam đã công bố thành lập. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt Nam trong đó qui định, công dân Việt Nam có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do lập hội....

Việc thành lập Công đoàn này hoàn toàn có cơ sở vững chắc về mặt pháp lý dựa trên những quyền ghi trong Hiến pháp, thứ hai nữa là căn cứ vào điều 23 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cũng như điều 22 Công ước Quốc tế về chính trị và dân sự.

Tất cả những Tuyên ngôn và Công ước này Việt Nam đã ký và cam kết với Quốc tế rằng họ phải tuân thủ và thực hiện những điều đã ghi trong Công ước đó là tôn trọng quyền tự do lập hội, tự do tham gia công đoàn của người dân Việt Nam.

Việc thành lập Công đoàn này hoàn toàn có cơ sở vững chắc về mặt pháp lý dựa trên những quyền ghi trong Hiến pháp, thứ hai nữa là căn cứ vào điều 23 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cũng như điều 22 Công ước Quốc tế về chính trị và dân sự.

Việt Hùng: Ðó là cái nhìn của luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Hà Nội. Thưa ông Trần Ngọc Thành, từ bên ngoài...

Ông Trần Ngọc Thành: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Nguyễn Văn Ðài, Nghiệp đoàn Ðộc lập ở trong nước đúng ra thành lập là dựa trên cơ sở pháp lý của Hiến pháp Việt Nam. Ðối với các nước Âu châu hoặc các nước dân chủ tất cả mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội... thì cái đó ở các nước Âu châu hay các quốc gia dân chủ thì đó là quyền hiển nhiên của mỗi công dân.

Việt Hùng: Câu hỏi chúng tôi xin tiếp tục đặt ra với ông Trần Ngọc Thành, phải chăng từ kinh nghiệm của Ba Lan, từ kinh nghiệm của Công đoàn Ðoàn kết đã là những yếu tố để Nghiệp đoàn Ðộc lập ra đời? các ông có nghĩ là các ông đang đụng vào "vùng cấm" chính trị của Việt Nam hay không?

Ông Trần Ngọc Thành: Ðây đúng là cuộc họp mà chúng tôi tổ chức ở Ba Lan. Chúng tôi có một ý tưởng đó là dựa vào ý tưởng của công nhân Ba Lan là một bài học rất quí giá cho công nhân Việt Nam. Trong thời gian vừa qua công nhân Ba Lan đã đấu tranh đứng lên tự bảo vệ quyền lợi của mình cho nên nhà nước cộng sản Ba Lan trước đây đã phải lùi từng bước.

Sau đó họ đã phải mời những người đại diện công nhân vào Hội nghị bàn tròn để xây dựng một nhà nước dân chủ nhân quyền và cuộc đấu tranh liên tục của công nhân Ba Lan đã dẫn đến thắng lợi. Từ năm 1989 Ba Lan đã chuyển hẳn sang một thể chế dân chủ.

Kinh nghiệm của Ba Lan rất lớn chính vì thế mà chúng tôi mời tất cả đại diện của người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới về Ba Lan để học tập kinh nghiệm của Ba Lan cũng như là một biểu tượng bày tỏ tình đoàn kết đối với những người công nhân đang đấu tranh tại Việt Nam.

Việt Hùng: Ðó là cái nhìn của ông Trần Ngọc Thành từ Ba Lan, thưa luật sư Nguyễn Văn Ðài, Việt Nam không phải là Ba Lan, Việt Nam không phải là Ðông Âu vì vậy không thể đem mô hình đó áp dụng tại Việt Nam, luật sư nhìn vấn đề này như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Ðúng là ở Ba Lan và Ðông Âu khác xa so với lịch sử và điều kiện xã hội ở Việt Nam. Thế nhưng ngày nay tại Việt Nam nền kinh tế được mở cửa và sự phát triển kinh tế rất nhanh. Sự thu hút đầu tư cũng như các doanh nghiệp tư nhân ngày một phát triển, số người tham gia lao động ngày một tăng.

Kinh tế phát triển nhưng mức sống là tiền lương mà giới chủ trả cho họ không được đảm bảo cho cuộc sống. Như mọi người đã biết vào những tháng cuối của năm 2005 đã có hàng chụ ngàn cuộc đình công nổ ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam, điều đó chưa từng xảy ra.

Ðây đúng là cuộc họp mà chúng tôi tổ chức ở Ba Lan. Chúng tôi có một ý tưởng đó là dựa vào ý tưởng của công nhân Ba Lan là một bài học rất quí giá cho công nhân Việt Nam. Trong thời gian vừa qua công nhân Ba Lan đã đấu tranh đứng lên tự bảo vệ quyền lợi của mình cho nên nhà nước cộng sản Ba Lan trước đây đã phải lùi từng bước.

Ðiều đó cho thấy khi quyền lợi của người công nhân Việt Nam bị xâm phạm thì buộc họ phải đứng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình, đó là chính đáng và hợp pháp. Do vậy tôi cho rằng những kinh nghiệm của Ba Lan, của các nước Ðông Âu mặc dù khác xa so với điều kiện xã hội Việt Nam nhưng vẫn có thể học hỏi được và vẫn có thể áp dụng rất nhiều trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam trong thời điểm này.

(Xin mời quí thính giả theo dõi toàn bộ cuộc Hội Luận)

Theo luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Hà Nội, Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người công nhân ra đời tại Việt Nam là đúng theo tinh thần của bản Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam, trong khi theo Trần Ngọc Thành, Trưởng ban tổ chức Hội nghị Quốc Tế yểm trợ Nghiệp đoàn Ðộc lập Việt Nam tại thủ đô Warsaw thì việc các nhà dân chủ Trong - Ngoài nước hội tụ về Hội nghị là để biểu tỏ sự ủng hộ việc ra đời này.

Vậy, nguyên do nào dẫn đến việc các đảng phái, các tổ chức tranh đấu cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam "trăm hoa đua nở". Trong viễn cảnh của sự hội nhập sự phối hợp Trong - Ngoài nước sẽ được hiểu như thế nào, phần hai cuộc Hội luận sẽ được bàn đến trong một buổi phát thanh tới.

Theo dòng câu chuyện:

- Hội luận về sự ra đời những Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam (phần 2)