Hội luận về sự ra đời những Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam (phần 2)

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Hội nghị Quốc tế yểm trợ Nghiệp đoàn Ðộc lập Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 28-10-2006 tới đây tại thủ đô Varsava - Ba Lan. Trong buổi phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quí vị thính giả phần đầu cuộc Hội luận chính trị Trong - Ngoài nước nhìn từ khía cạnh luật pháp của Việt Nam về việc ra đời Nghiệp đoàn Ðộc lập này.

TranNgocThanh150.jpg
Ông Trần Ngọc Thanh ở Ba Lan. RFA PHOTO

Trong buổi phát thanh hôm nay mời quí vị theo dõi phần hai cuộc Hội luận. Mời anh Việt Hùng tiếp tục trong phần điều hợp.

Việt Hùng: Tiếp tục phần hai cuộc Hội luận từ buổi phát thanh trước, thưa luật sư Nguyễn Văn Ðài và thưa ông Trần Ngọc Thành, liên quan đến Nghiệp đoàn Ðộc lập ra đời tại Việt Nam trong bản thông cáo đưa ra mục đích chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân Việt Nam, giúp đỡ những công nhân gặp khó khăn trong cuộc sống lúc ốm đau, bệnh tật, nâng cao tình đoàn kết của giai cấp công nhân.

Nhưng mà thưa các ông, Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi của công nhân, vậy người nông dân thì sao?liệu có bị giới hạn trong chừng mực đó hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Ðây là Nghiệp đoàn bảo vệ người công nhân và bảo vệ quyền làm việc của người nông dân. Chủ trương của Công đoàn Ðộc lập cũng bảo vệ người nông dân nữa, tức là người nông dân phải có ruộng để làm việc.

Trong trường hợp mà người nông dân đang có ruộng đất nhưng họ bị mất ruộng đất tức là mất quyền làm việc thì Công đoàn Ðộc lập vẫn sẽ đứng ra để bảo vệ cho họ, quan điểm của tôi là như vậy.

Việt Hùng: Tức là với cái nhìn của luật sư Nguyễn Văn Ðài đây là một tập hợp bảo vệ quyền lợi cho công - nông?

Ðây là Nghiệp đoàn bảo vệ người công nhân và bảo vệ quyền làm việc của người nông dân. Chủ trương của Công đoàn Ðộc lập cũng bảo vệ người nông dân nữa, tức là người nông dân phải có ruộng để làm việc. Trong trường hợp mà người nông dân đang có ruộng đất nhưng họ bị mất ruộng đất tức là mất quyền làm việc thì Công đoàn Ðộc lập vẫn sẽ đứng ra để bảo vệ cho họ, quan điểm của tôi là như vậy.

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Vâng, đúng như vậy.

Việt Hùng: Ông Trần Ngọc Thành ông nhìn vấn đề ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Thực ra tôi cũng nghĩ như ý kiến của anh Ðài vì thực tế ở Ba Lan, ở Tiệp hay ở Hungary, bước đầu người ta hình thành một tổ chức của người công nhân, vì công nhân có điều kiện lao động tập trung, điều kiện tiếp cận với pháp lý...

Trong môi trường ở thành thị cũng như những kiến thức khác thì họ tương đối có điều kiện hơn người nông dân. Trong cả một quá trình thì sẽ không bị giới hạn, chẳng hạn như Công đoàn Ðoàn kết của Ba Lan lúc đầu hình thành ở những xưởng may, sau đó lan ra tất cả những tổ chức khác, ví dụ như ở nông dân cũng có công đoàn độc lập của nông dân. Giáo viên cũng có công đoàn độc lập của giáo viên....

Nói chung công đoàn độc lập hình thành ở mọi ngành mà không phải do nhà nước lập ra. Họ thành lập dựa trên cơ sở pháp lý là để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Khi Công đoàn Ðộc lập này đã hình thành trên cơ sở pháp lý rồi thì tất cả những giới lao động khác đều hình thành trên căn bản Công đoàn Ðộc lập. Tôi hoàn toàn đồng ý với cái nhìn của anh Nguyễn Văn Ðài.

Việt Hùng: Tức là qua sự trình bày của ông Trần Ngọc Thành tất cả quy tụ dưới Nghiệp đoàn Ðộc lập này, trong đó sẽ có nhiều những Tiểu ban nhỏ?

Ông Trần Ngọc Thành: Vâng, tôi nghĩ là như thế.

(Mời quí thính giả theo dõi toàn bộ cuộc Hội luận)

Theo dòng câu chuyện:

- Hội luận về sự ra đời những Nghiệp đoàn Ðộc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam (phần 1)