Luật sư Trần Thanh Hiệp
Năm nay, Ngày nhân quyền quốc tế 10-12 trở lại với người Việt Nam đúng lúc tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang có những chuyển biến có ý nghĩa đặc biệt. Một mặt CHXHCNVN vẫn chưa rút được tên ra khỏi danh sach của sổ đen CPC. Mặt khác, tại cả hai miền Nam cũng như Bắc, việc đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn tuy không còn dưới hình thức khốc liệt nhưng không kém quyết liệt.

Như vậy, phải ôn lại như thế nào sự kiện lịch sử bản Tuyên ngôn nhân quyền 1948 đã được công bố cách đây 57 năm? Lê Dân đã trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp về văn kiện lịch sử này.
Lê Dân: Trên nửa thế kỷ, người ta đã nói rất nhiều điều tốt về bản Tuyên nôn 1948. Nhưng trên thực tế khoảng thời gian 57 năm qua vẫn chưa mang lại được cho nhân loại đầy đủ những nhân quyền đã được văn bản này tuyên xưng.
Như ở Việt Nam chẳng hạn, nhân quyền đang còn là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Luật sư nhận định như thế nào về khoảng cách rất lớn giữa nhân quyền lý tưởng và nhân quyền thực tế? Lỗi tại văn bản hay ở người áp dụng văn bản?
Bản Tuyên ngôn nhân quyền 1948
Trần Thanh Hiệp: Nếu có nói nhiều điều tốt về bản Tuyên ngôn 1948 thì cũng không nên sợ là quá đáng. Trái lại nên sợ rằng nói chưa đủ. Vì khi tuổi thọ của nó càng tăng, người ta càng khám phá thấy nó có những đức tính tốt mới củng cố cho giá trị cũ của nó. Đó là nó vừa phản ánh được trung thực nguyện vọng của con người ghê sộ chiến tranh nên chỉ muốn được sống hòa bình, tự do trong nhân phẩm.
Cho nên tôi có nói rằng Tuyên ngôn 1948 là tiếng nói của thời đại tức là khoảng thời gian sau cuộc đệ nhị thê chiến giữa thế kỷ trước. Năm 1948 thì ít người nắm bắt được điều này nhưng vào những năm 2000 thì phải thấy rõ là Tuyên ngôn 1948 đã dọn đường tiến cho thời đại và hiện nay nó còn đang kêu gọi bộ phận chậm tiến của nhân loại rảo bước để bắt kịp thời đại.
Tuyên ngôn 1948 đã dọn đường tiến cho thời đại và hiện nay nó còn đang kêu gọi bộ phận chậm tiến của nhân loại rảo bước để bắt kịp thời đại.
Tuy vậy tự trong bản thân nó cũng mang nhiêu điều yếu kém. Vì nó chỉ có sức mạnh của tư tưởng và ngôn ngữ, không có uy lực của pháp luật, không có cơ chế vận hành tốt để hướng dẫn, điều hợp mà quản trị hành động. Bởi vậy đã có khoảng cách lớn giữa nhân quyền lý tưởng và nhân quyền thực tế là điều không thể tránh khỏi.
Lê Dân: Vậy làm sao để thu ngắn khoảng cách này?
Trần Thanh Hiệp: Ngày nhân quyền quốc tế chính là cơ hội người ta suy nghĩ để tìm cách ưu tiên giải quyết nhu cầu này. Thay vì bỏ công tuyên dương giá trị tinh thần của Tuyên ngôn 1948, hãy biến nó thành một cơ chế bảo vệ hửu hiệu và phát huy tích cực nhân quyền.
Nhưng cần ghi nhớ rằng điều này không có nghĩa là phải sử đổi nội dung Tuyên ngôn 1948 mà là vẫn tiếp tục đặt nó vào trong toàn bộ những văn bản quốc tế chi phối nhân quyền, như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hai Công ước quốc tế 1966 ùng vớ hai Hiệp Định Thư về nhân quyền và huy động cáv tác nhân hữu quan cải thiện mạnh mẽ nhân quyền trên bình diện thực tế.
Những tác nhân
Lê Dân: Những tác nhân này là những ai?
Trần Thanh Hiệp: Nhân quyền ngày nay đã trở thành một vấn đề quốc tê. Nhưng không vì thế mà nhân quyền hoàn toàn tùy thuộc vào quốc tế và quốc gia vẫn còn giữ một vai trò quyết định khá quan trọng về nhân quyền. Ngoài ra còn có những tổ chức phi chính phủ mà sự đóng góp vào việc thực hiện cùng tiến thăng nhân quyền không phải là không đáng kể, như quá trình hình thành Tuyên ngôn 1948 đã chứng tỏ.
Điều mới lạ nữa của thời đại là cá nhân mỗi con người cũng là một tác nhân có khả năng xa gần tham dự vào việc giải quyết các vấn đề nhân quyền. Như vậy, hai tác nhân chính là Liên Hiệp Quốc và quốc gia. Về phần Liên Hiệp Quốc, mặc dù người ta đọc thấy không dưới 7 đoạn trong Hiến chương Cựu Kim Sơn nêu lên để cổ vũ và thực hiện nhân quyền, các quốc gia thành viên mới là những tác nhân có khả thế quyết định.
Điều ít ai ngờ là đã có lúc, như đã xảy ra mấy năm gần đây, Liên Hiệp Quốc đã là nơi hoành hành của xu hướng phi nhân quyền. Một số quốc gia thành viên có đưiờng lối cai trị phi nhân quyền đã liên kết để vô hiệu hóa mọi hoạt động bảo vệ nhân quyền trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc.
Điều mới lạ nữa của thời đại là cá nhân mỗi con người cũng là một tác nhân có khả năng xa gần tham dự vào việc giải quyết các vấn đề nhân quyền. Như vậy, hai tác nhân chính là Liên Hiệp Quốc và quốc gia. Về phần Liên Hiệp Quốc, mặc dù người ta đọc thấy không dưới 7 đoạn trong Hiến chương Cựu Kim Sơn nêu lên để cổ vũ và thực hiện nhân quyền, các quốc gia thành viên mới là những tác nhân có khả thế quyết định.
Cải thiện tình trạng nhân quyền
Lê Dân: Theo Luật sư, Nhà nước CHXHCNVN có thể làm gì để cải thiện tình trạng nhân quyền đáng quan tâm hiện nay ở Việt Nam?
Trần Thanh Hiệp: Hiện thời phải nói rằng ở Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN có toàn quyền quyết định về nhân quyền. Trên hết là Đảng cộng sản cầm quyền vẫn tiếp tục theo đuổi đường lối đảng trị Mác Lê-nin đình hoãn nhân quyền cho đế khi đi hết giai đoạn quá độ, tức là vô hạn định trong hiện tình.
Thực thi đường lối đó là chính sách cai trị của chính quyền trung ương với nhiều hình thức áp dụng mềm dẻo và ít nhiề nhượng bộ ngoại vi nhưng khi về tới địa phương thì vẫn là sự đàn áp không dè dặt nếu cần. Sự can thiệp của nước Mỹ chỉ có tác dụng làm giảm bớt cường độ của chủ trương đàn áp có hệ thống và quy mô lớn kể trên. Nếu không có yếu tố mới nào khác thì dù CHXHCNVN vẫn bị ghi vào sổ đen CPC, nhân quyền của người dân cũng không hy vọng gì được cải thiện.
Đáng lo ngại hơn là chính vì sổ đen này mà sự đàn áp lại gia tăng đối với những người đứng ra công khai ôn hìa đòi nhqân quyền, dân chủ như trường hợp chư tăng của GHPGVNTN, cụ Hoàng Minh Chính, ông Phương Nam Đỗ Nam Hải v.v... Bởi vậy, điều tối thiểu là nhà cầm quyền Hà Nội phải thay đổi đường lối phi nhân quyền cố hữu của họ. Về điểm này tưởng không nên có ảo tưởng về thiện chí tự động đổi mới của chế độ.
Lê Dân: Phải chăng không thể không đi tới câu kết luận là sự bế tắc?
Trần Thanh Hiệp: Nếu không cần vội vàng kết luận thì chúng ta vẫn còn có thể khảo sát tiềm lực đòi nhân quyền ở phía dân chúng. Đối với bộ phận dân chúng ở trong nước thì sự đàn áp dù khốc liệt đến mấy cũng chỉ có được khả năng nhất thời kìm hãm mà thôi. Đây còn là một ẩn số.
Nhưng đối với bộ phân dân chúng ở ngoài nước thì có những chỉ dấu cho thấy rằng thái độ phi nhân quyền của Nhà cầm quyền ở trong nước đang nâng cao ý thức, ý chí người Việt ở nước ngoài tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước. Đồng thời nó cũng thúc đẩy bộ phận này hoàn thiên các cơ cấu tổ chức, chỉnh đốn hàng ngũ để ào ạt nhập trận. Tôi gọi đó là mối quan tâm mới của người Việt Nam về nhân quyền, khác với mối quan tâm của nước Mỹ chỉ hạn chế trong phạm vi tự do tôn giáo thôi.
Lê Dân: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.