Tranh chấp phe phái trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam không như ở những nước khác


2006.04.25

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc hôm nay. Suốt tuần lễ qua, nhiều người quan tâm cả trong lẫn ngoài nước đều chờ xem ai sẽ là những người được bầu vào một số chức vụ hàng đầu của Đảng lần này. Tuy nhiên, kết quả vào giờ chót của đại hội cho thấy vị tổng bí thứ cũ mà ban chấp hành nhiệm kỳ IX giới thiệu nay vẫn tiếp tục giữ chức đó.

Party10Delegates200.jpg

Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ David Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về những đánh giá của ông về những diễn tiến mới xảy ra tại Việt Nam. Trước hết trả lời cho câu hỏi về ý kiến cho rằng ban chấp hành trung ương mới được bầu ra cho thấy phía bảo thủ vẫn còn mạnh thì tiến sĩ David Koh nói.

Tiến sĩ David Koh: Tôi không đồng ý với khái niệm phân biệt ra hai phe bảo thủ và cấp tiến tại Việt Nam. Phải dùng khuôn thước khác để đánh giá.

Tình hình phe phái ở Việt Nam không như ở những nước khác; và nay cũng không giống như hồi thập niên 60- 70 nữa. Phe phái nay chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế chứ không phải vì ý thức hệ. Tuy nhiên theo tôi phần tử cấp tiến có thắng lợi là mức độ dân chủ trong Đảng có tiến bộ.

Gia Minh: Đa phần đều là những thành phần do Đại hội IX đề ra và hai người ra ứng cử là trượt?

Tiến sĩ David Koh: Hai người ra ứng cử thì không ai biết. Nhưng trường hợp của ông Nguyễn Minh

Gia Minh: Với thành phần nhân sự không mấy thay đổi như thế thì đường lối chính sách có gì mới?

Bạn nghĩ gì về nhận định này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Tiến sĩ David Koh: Theo tôi vẫn chưa có gì lớn. Việt Nam vẫn cải cách để hội nhập hơn.

Gia Minh: Vai trò cá nhân trong đảng thì không lớn?

Tiến sĩ David Koh: Dù quan trọng nhưng cái lớn hơn là cơ chế. Cơ chế thì đang thay đổi dần dần.

Gia Minh: Theo ông xu thế hiện nay có những tác động thế nào đối với đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam; nhưng trước những đòi hỏi hiện nay thì ông thấy sắp đến những ưu tiên nào sẽ được đặt ra?

Tiến sĩ David Koh: Ưu tiên là vẫn phải hoà nhập nên hệ thống luật pháp phải được tiêu chuẩn hoá với quốc tế.

Gia Minh: Tiêu chuẩn đó đến đâu?

Tiến sĩ David Koh: Như về hải quan thì có thay đổi nhanh; có thể bắt kịp quốc tế; nhưng về mặt xã hội thì vẫn còn nhiều vấn đề như đăng ký tạm trú; chế độ hai giá. Nói chung mặt xã hội vẫn theo sau về kinh tế.

Gia Minh: Xin cám ơn ông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.