Chuyển động mở đường cho dân chủ ở Việt Nam

Luật sư Trần Thanh Hiệp

Có nhiều nguồn tin nói rằng môt dự luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam sắp được đưa ra quốc hội thảo luận vào những tháng tới. Liệu đây có phải là một bước tiến có khả năng giúp dân chủ hóa Việt Nam hay không?

Party10Youth200.jpg
Giới trẻ Việt Nam không quan tâm lắm đến đại hội 10 của đảng CSVN. AFP PHOTO

BTV Nguyễn An của ACTD đã nêu lên câu hỏi này với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền ở Paris, một người đã liên tục vận động cho nhân quyền ở Việt Nam từ đầu thập niên 1980 đến nay. Sau đây là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và Luật sư Trần Thanh Hiệp.

Nguyễn An: Xin chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Một dự luật về quyền tự do lập hội đã đươc thảo luận tại Uỷ ban thừơng vụ quốc hội và trên nguyên tắc sẽ được đưa ra quốc hội để thông qua trong khoá họp sắp tới. Theo Luật sư, đó có phải là một bước tiến, như ánh sáng cuối đường hầm báo hiệu con đường dân chủ đã được khơi mở ở Việt Nam hay không?

Trần Thanh Hiệp: Xin chào ông Nguyễn An. Tôi cho rằng khi nói tiến bộ thì cần hiểu như thế nào là tiến bộ. Đồng thời còn phải tránh không nên chỉ có cái nhìn quá tĩnh, nghĩa là quá ngắn hạn, về thời cuộc ở Việt Nam vì tôi sợ rằng, nhìn như vậy, sẽ vô tình cắt xén sự thật cho vừa với thiên kiến, thành kiến của mình.

Sự thật hiện nay trước mắt, chưa thể nói đã có tiến bộ dân chủ. Nhưng tuy vậy lại có thể nói thêm rằng dân chủ đang có những cơ hội để được mở đường đi tới. Hay nói một cách chính xác hơn, ở Việt Nam đang có những chuyển động theo chiều hướng dân chủ hóa, nếu có những chuyển động.

Nguyễn An: Nhận định này của ông dựa vào những cơ sở nào thưa ông?

Điều rất rõ là hiện nay chính quyền xã hội chủ nghĩa đã không còn hoàn toàn làm chủ tình thế như trước nữa để có thể làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam. Một mặt, chính quyền này bắt buộc phải có những nhượng bộ, nhưng mặt khác họ tìm mọi cách để vô hiệu hóa những gì họ đã phải tạm lùi bước.

Trần Thanh Hiệp: Điều rất rõ là hiện nay chính quyền xã hội chủ nghĩa đã không còn hoàn toàn làm chủ tình thế như trước nữa để có thể làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam. Một mặt, chính quyền này bắt buộc phải có những nhượng bộ, nhưng mặt khác họ tìm mọi cách để vô hiệu hóa những gì họ đã phải tạm lùi bước.

Vì thế người ta mới thấy xuất hiện những tin mới lạ như Hà Nội có thể cho phép lập hội không thống thuộc Mặt Trận Tổ Quốc (hay có thể chịu cho GHPGVNTN xây trường Đại học)? v.v...Tuy nhiên cũng còn phải đợi một thời gian nữa mới biết được rằng những dự trù để nới lỏng vòng kìm kẹp nhất thời và chiến thuật này có thành hiện thực không đảo ngược hay không. Hãy lấy dự luật lập hội này làm thí dụ.

Nguyễn An: Theo Luật sư dự luật về tự do lập hội này có hy vọng được sớm thông qua không và nếu được thông qua thì nó sẽ giúp được gì cho dân chủ ở Việt Nam?

Trần Thanh Hiệp: Phải chờ xem số phận của bào thai dự luật lập hội rồi đây sẽ ra sao. Nhưng dù cho nó có được thông qua chăng nữa thì dân cũng vẫn chưa có quyền tự do lập hội theo tiêu chuẩn dân chủ chân chính. Đó là nhận định khách quan của tôi.

Nguyễn An: Những luận cứ nào đã dẫn tới một kết luận dứt khoát như thế, thưa ông?

Trần Thanh Hiệp: Có những luồng dư luận lạc quan nói rằng dự luật này phản ánh ý định của nhà cầm quyền cộng sản muốn cho người dân có quyền lập hội, có quyền sinh họat ngoài Mặt Trận Tổ Quốc, nói tóm lại, tạo cơ hội cho xã hội dân sự phát triển ở Việt Nam. Nhưng bám sát vào văn tự của trên 60 điều của dự luật ấy mà đánh giá thì không có lý do gì để lạc quan được.

Dự luật lập hội mà chúng ta đang bàn đây, theo tôi là sự thể hiện rõ ràng của phân biệt đối xử, dành đặc quyền, đặc lợi cho các cơ cấu của Đảng, như là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, v.v...Dự luật lập hội tạo điều kiện cho ra đời một loại hội hạng nhì với quyền tự do bánh vẽ làm đồ trang trí ở bên lề chế độ.

Trong khi các cánh tay nối dài này của Đảng có đủ mọi quyền có ghi trong Hiến pháp để, nói theo ngôn ngữ mới rất ngộ nghĩnh là “ăn theo” đảng cầm quyền thì ở bên lề chế độ cũng có những hội hạng nhì, có tiếng không có miếng, sinh hoạt riêng với nhau. Phải gọi là hạng nhì bởi vì dự luật lập hội đã không cho các hội này hưởng những tự do dân sự và chính trị được dự liệu trong các Công ước quốc tế năm 1966 về nhân quyền.

Nguyễn An: Nếu thế thì ít ra cũng sẽ có được những quyền tự do hạng nhì, còn hơn là không có g cả.

Bạn nghĩ gì về nhận định này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Trần Thanh Hiệp: Tôi cho rằng chúng ta không thể chấp nhận chủ trương đổi mới nhỏ giọt như vậy của nhà cầm quyền cộng sản được. Một khi đã tham gia luật quốc tế về nhân quyền thì Hà Nội phải tôn trọng cả tinh thần lẫn văn tự của luật quốc tế về nhân quyền, không thể nại ra bất cứ lý lẽ vu vơ nào để hạ thấp chuẩn mức của nhân quyền phổ quát được.

Vì hạ thấp nhân quyền, dân quyền như thế là chà đạp lên nhân phẩm, khinh miệt giá trị con người. Vả lại một thiểu số đảng viên cầm quyền cộng sản không thể nhân danh chủ nghĩa Mác-Lênin để tự cho mình quyền định đoạt số phận cho cả một dân tộc trên 80 triệu người được.

Nguyễn An: Luật sư nghĩ gì về ý kiến của một đồng nghiệp của luật sư ở trong nước theo đó dân cứ tự động lập đảng, lập hội vì Hiến pháp không cấm. Nếu các luật áp dụng mà cấm lập đảng, lập hội thi các luật này đã vi hiến.

Trần Thanh Hiệp: Đúng là Hiến pháp không trực tiếp cấm nhưng Hiến pháp đã gián tiếp cấm dưới đủ mọi hình thức. Thi dụ điều 50 của Hiến pháp 1992 công nhận cho người dân có tất cả mọi quyền nhưng đồng thời lại hạn chế những quyền này vào trong phạm vi "được quy định trong Hiến pháp và luật". Hay điều 69 cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, nhưng phải "theo quy định của pháp luật".

Và ai cũng biết rằng pháp luật đã quy định ngược lại những nguyên tắc tự do đã được Hiến pháp đề ra, tức là pháp luật cấm hết mọi quyền tự do. Bảo rằng như vậy là luật đã vi hiến. Nhưng Hiến pháp và pháp luật đều do Đảng tự quyền đặt ra, Đảng toàn quyền áp dụng hay không, tùy tiện xét xử và giải thích.Nói cách khác, nhân quyền đã bị khoanh vòng trong chủ trương phi nhân quyền, người dân bị đàn áp một cách có hệ thống.

Vậy chỉ còn cách người dân cứ tự động hành sử quyền tự do bẩm sinh của mình dù bị cấm. Trong một dịp phát biểu trước đây tôi đã gọi cách ứng xử tự động này, cách tạo chuyển động theo đường lói ôn hòa này là “cận chiến” tức là đánh giáp lá cà pháp lý với đàn áp, để đòi tự do một cách ôn hòa. Nhưng Đảng lại quyêt liệt ngăn cấm vì gọi đó là diễn biến hòa binh. Xã hội nào thì cũng phải tìm cho nó một thế quân bình, đàn áp là một thế mất quân bình, không thể duy trì vô hạn định mà không đưa tới bạo lọan.

Nguyễn An: Như vậy xem ra hãy còn nhiều khó khăn. Luật sư có thấy triển vọng gì cải thiện tinh trạng nhân quyền ở Việt Nam không?

Trần Thanh Hiệp: Có chứ, nhưng không phải do nhà cầm quyền cộng sản mà do nhiều tác nhân mới, vừa quốc tế, vừa Việt Nam, đã và đang mở ra một triển vọng mà mọi người vẫn chờ đợi. Cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam nay đã bắt đầu bước sang giai đoạn tòan cầu hóa rồi.

Nguyễn An: Xin cám ơn Luật sư Hiệp.