Quốc Hội Châu Âu thông qua quyết nghị về tình trạng nhân quyền tại Cambodia, Lào và Việt Nam


2005.12.03

Ỷ Lan tường trình từ Châu Âu

Quyết nghị về tình trạng nhân quyền tại 3 nước Cambodia, Lào và Việt Nam, vừa được toàn thể 730 vị dân biểu đồng thanh thông qua hôm thứ Năm 1-12-2005 tại trụ sở Quốc Hội Châu Âu ở Brussel, vương quốc Bỉ. Quốc hội Châu Âu hiện nay bao gồm 25 quốc gia thành viên thuộc Ðông Âu, Tây Âu, và Bắc Âu.

CharlesTannock150.jpg
Dân biểu Quốc Hội Châu Âu Charles Tannock Charles Tannock. Photo courtesy of charlestannock.com

Trong phạm vi Việt Nam, Quốc hội tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Và yêu cầu cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực thi chế độ đa đảng, chấm dứt 30 đàn áp giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và phục hồi quyền sinh hoạt của giáo hội này. Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc, quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân cho mọi người.

Quyết nghị này là thành quả cuộc điều trần tại quốc hội Châu Âu hôm 12- 9 vừa qua do Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam và diễn đàn dân chủ Châu Á vận động v được quốc hội Châu Âu chấp thuận. Ðây là cuộc điều trần đầu tiên từ 30 năm qua được quốc hội Châu Âu tổ chức để đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và cũng là 30 năm xích hóa 3 nước Việt-Miên-Lào.

Bản quyết nghị vừa thông qua do 6 chính đảng từ tả sang hữu của quốc hội Châu Âu đệ nạp. Chúng tôi đã theo dõi liên tiếp cuộc thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội Châu Âu trong 2 ngày 30-11 và 1-12. Có rất nhiều phát biểu góp ý về văn bản quyết nghị, nhưng không hề thấy có sự bất đồng hay chống đối quyết nghị kể cả các vị đại diện đảng CS Châu Âu.

Một vài phát ngôn tiêu biểu

Sau đây là lời phát ngôn tiêu biểu và cuộc phỏng vấn ngắn dân biểu quốc hội Châu Âu Charles Tannock trong khi thảo luận trước khi thông qua quyết nghị. Trước hết là lời của ông Ian Pearson, Bộ trưởng thương mại và Ðặc trách nhân quyền Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Hiện nay, Anh quốc đang làm chủ tịch luân phiên của quốc hội Châu Âu, nên ý kiến và vai trò của Anh quốc rất là quan trọng.

Bộ trưởng Ian Pearson nói: “Tôi hoan nghênh sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu trên vấn đề hôm nay, đặc biệt là cuộc Điều trần quan trọng hôm 12-9 vừa qua. Tôi biết rất rõ về tình trạng trầm trọng tại ba nước. Ví dụ như tại Bộ Ngoại giao, riêng trong năm nay, tôi đã nhận được hơn 100 thư khiếu nại của các Dân biểu Anh về việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi hoan nghênh sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu trên vấn đề hôm nay, đặc biệt là cuộc Điều trần quan trọng hôm 12-9 vừa qua. Tôi biết rất rõ về tình trạng trầm trọng tại ba nước. Ví dụ như tại Bộ Ngoại giao, riêng trong năm nay, tôi đã nhận được hơn 100 thư khiếu nại của các Dân biểu Anh về việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi mừng rằng sau cuộc Điều trần, nhà cầm quyền Việt Nam đã để cho Liên Âu gặp thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tôi sẽ trình bày tất cả vấn đề này và đưa ra một danh sách tù nhân đòi trả tự do trong cuộc gặp gỡ và đối thoại về nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam vào ngày 12-12 sắp tới”.

Dân biểu Simon Coveney, báo cáo viên nhân quyền trên Thế giới năm 2005, nói lên tầm quan trọng của cuộc điều trần hồi trong tuần tháng 9 trước đây: “Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu đã mở cuộc điều trần về tình trạng tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Trong đa số chúng ta, cuộc Điều trần ấy đã mở mắt chúng ta trên một thực trạng vi phạm nhân quyền, hạn chế chính trị cũng như đàn áp tôn giáo.

Đối với Việt Nam, chúng ta cần kêu gọi nhà cầm quyền bảo đảm cho một thể chế Đa đảng, chấm dứt các vụ đàn áp đối với các Giáo hội chưa được thừa nhận, đặc biệt là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”

Còn Dân biểu Glyn Ford thuộc đảng Xã hội Châu Âu thì châm biếm: “Việt Nam là một Quốc gia Thị trường Lê Nin nít. Chúng ta phải quyết tâm chống đối sự kỳ thị của quốc gia này đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.

Trong khi ấy, Dân biểu James Allister đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề là không nên thảo luận xuông mà phải có biện pháp chế tài thích ứng:

“Tại sao chúng ta lại mất thì giờ thảo luận về tình trạng nhần quyền tại ba nước này, khi Liên hiệp Châu Âu không chịu áp dụng Điều quy định các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền là điều kiện chủ yếu trong cuộc hợp tác song phương với Việt Nam?

Chính điều này đang bị vi phạm thường xuyên qua mỗi ngày, thế mà chúng ta vẫn tiếp tục đổ tiền đổ bạc giúp Việt Nam, làm như chẳng có chi trầm trọng xảy ra trên đất nước này. Như ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đã nói tại cuộc Điều trần hôm 12-9, rằng : Việt Nam là một nhà tù khổng lồ điều hành bởi bọn Mafia Đỏ với sự tài trợ bằng tiền thuế của người dân Châu Âu đóng góp”.

Phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Charles Tannock

Ỷ Lan: Thưa Dân biểu Charles Tannock, đại diện cho đảng đa số tại Quốc hội Châu Âu, là Đảng Bình dân Châu Âu và Dân chủ Châu Âu, ông là đồng tác giả của bản Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam, ông cũng đã góp phần thảo luận tại khóa khoáng đại. Xin ông cho biết mối quan tâm chủ yếu của ông, đặc biệt trong vấn đề Việt Nam?

Mặc dù Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng mới ban hành, nhưng chỉ có những Giáo hội được Nhà nước thừa nhận mới có quyền hoạt động. Đây là một hình thức “kiểm soát tư tưởng” của những người có tín ngưỡng, là điều không thể nào chấp nhận trong một nước Tây phương như Anh quốc là quê hương của tôi. Chúng tôi cũng quan tâm đến vấn đề Nhà nước kiểm soát các mạng Internet, và hạn chế tự do ngôn luận thông qua điện thư và các trang nhà, v.v...

Charles Tannock: Từ căn bản, nhìn toàn thể Quốc hội, qua góc độ của các vị Dân biểu đến từ nhiều quốc gia, và thuộc tất cả các đảng chính trị, người ta thấy rõ sự lên án rộng rãi về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại 3 nước, hiển nhiên mỗi nước mỗi khác.

Trọng tâm tại Việt Nam là vấn đề tự do tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Hòa thượng Thích Quảng Độ, một trong những nhà lãnh đạo giáo hội bị tù đày quá lâu, rồi Công giáo, Tin Lành Mennonites, người Thượng Tây nguyên vô cùng khốn đốn vì các tòa án chẳng làm gì để bảo vệ tự do tín ngưỡng cho họ, dù các quyền này được bảo đảm trên Hiến pháp.

Mặc dù Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng mới ban hành, nhưng chỉ có những Giáo hội được Nhà nước thừa nhận mới có quyền hoạt động. Đây là một hình thức “kiểm soát tư tưởng” của những người có tín ngưỡng, là điều không thể nào chấp nhận trong một nước Tây phương như Anh quốc là quê hương của tôi. Chúng tôi cũng quan tâm đến vấn đề Nhà nước kiểm soát các mạng Internet, và hạn chế tự do ngôn luận thông qua điện thư và các trang nhà, v.v...

Ba nước Việt Miên Lào đã khổ đau kinh khủng vì chiến tranh tàn phá, bây giờ đây, cả ba nước lại bị khổ đau cùng cực vì chuyên chính Cộng sản, như chúng ta chứng kiến tại Việt Nam. Tôi đơn cử một ví dụ về trường hợp Việt Nam : Việt Nam không ngừng ngửa tay xin Liên hiệp Châu Âu viện trợ, thế mà tòa Đại sứ của họ ở Canberra cho tôi biết rằng họ đã tiêu đến một triệu Úc kim để tổ chức ăn mừng 60 năm chuyên chế Cộng sản.

Thật là điều vô cùng nghịch lý. Cho nên, chúng ta phải biết phê phán, phải giữ vững áp lực. Hội đồng các Bộ trưởng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu, hai cơ cấu quan trọng này đều đồng ý là đang có những vấn đề trầm trọng tại ba nước, rằng chúng tôi phải theo dõi kỹ lưỡng xem họ đối đãi ra sao với các dân tộc thiểu số, họ cư xử ra sao trong việc tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Và dĩ nhiên nếu tình hình trở nên xấu đi. Thì chúng tôi vẫn có chiếc “gậy”, đó là thu lại mọi đặc quyền thương mại mà Việt Nam thu đạt khi được gia nhập thị trường Liên Âu.

Ỷ Lan: Quyết nghị sẽ thông qua trước khoáng đại. Đây có phải là một trong những “công cụ” gây sức ép mà ông nhắc nhở khi nói đến việc gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam? Ông có tin là Quyết Nghị sẽ được thông qua?

Charles Tannock: Tôi nghĩ rằng hậu thuẫn cho Quyết Nghị sẽ là một đa số áp đảo, vì lẽ đây là bản kiến nghị chung của tất cả các đảng. Tôi đã nhân danh đảng tôi, là Đảng Bình dân Châu Âu và Dân chủ Châu Âu, là Đảng đa số tại Quốc hội, để đi thương thảo với Đảng Xã hội, Đảng Tự do, Đảng Xanh và ngay cả với Đảng Cộng sản.

Ai ai cũng đồng tình với Quyết nghị này, họ là những tác nhân chính yếu tại Quốc hội Châu Âu. Cho nên tôi tin rằng đa số sẽ bỏ phiếu thông qua Quyết Nghị, đây sẽ là tín hiệu cực kỳ mạnh mẽ gửi tới chính quyền Việt Nam, Lào và Cam Bốt, để cho các chính quyền này hiểu rằng, nhân dân ba nước phải được hưởng các quyền tự do cơ bản như chúng tôi đang được hưởng tại các nước phương Tây.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Dân biểu Charles Tannock.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.