Ứng viên mới trong cuộc đua vào chức Tổng Bí Thư ĐCSVN

Nguyễn An và Việt Long

Hội nghị 14 trung ương đảng cộng sản Việt Nam có thể diễn ra ngay trong tháng ba. Vấn đề nhân sự lãnh đạo vẫn là cái khó khăn hàng đầu của các hội nghị này, trước khi khai mạc đại hội 10. Đại hội 10 có thể diễn ra rất sớm, trong vòng tháng tư hay tháng năm.

nguyenvanan200.jpg
Ông Nguyễn Văn An. Photo courtesy of Vietnam Net.

Và một nhân vật mới có thể được đưa vào danh sách ứng viên chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Mời quý vị nghe những diễn tiến mới này trong câu chuyện giữa Nguyễn An và Việt Long sau đây.

Nguyễn An: Anh có tin gì mới từ trong nước liên quan đến đại hội 10 Đảng cộng sản Việt Nam, vui lòng trình bày với quý thính giả.

Việt Long: Theo những nguồn tin đáng tin cậy mà tôi thu thập được, thì Hội nghị Trung ương 14 sẽ họp trong tháng này, để đại hội 10 được tiến hành sớm trong tháng 5, và phải kết thúc trước cuối tháng 5. Có những người muốn đại hội họp vào ngày 20 tháng tư, để sự xếp đặt về nhân sự của họ không bị trở ngại, nhưng không chắc cánh này có thể đạt được ý muốn.

Nguyễn An: Đó là cánh nào, khuynh hướng ra sao?

Việt Long: Nguồn tin cho biết đó là cánh của các ông Đỗ Muời, Lê Đức Anh. Các ông này ủng hộ ông Nông Đức Mạnh, nên muốn chỉ có hai ứng viên là ông Mạnh và ông Nguyễn Minh Triết mà thôi, thì họ dễ thành công hơn...nên họ không muốn một nhân vật mới đang được nhiều người kiến nghị đưa vào vị trí Tổng Bí Thư có thể có cơ hội....

Ông Nguyễn Văn An, 68 tuổi, hiện là Chủ tịch Quốc hội. Nhân vật này thì ít ai chú ý, nhưng vừa mới được ủng hộ khá mạnh mẽ, trong lúc chưa cánh nào trong Đảng dành hẳn được ưu thế cho ông Mạnh hay ông Triết, tuy rằng ông An là người Hội nghị 13 đã đưa vào nhóm 7 người cao tuổi sẽ phải rời Bộ Chính Trị.

Hội nghị 14 phải họp chính là để biểu quyết về việc nhân vật này dự cuộc đua, vì bộ chính trị cũng có mặt người này trong đó, ông Trần Đình Hoan đã không quyết định được theo ý muốn của ông Anh và ông Mười, phải nói với mấy chục người ký kiến nghị là hội nghị 14 sẽ bàn. Nhưng mà hội nghị 14 này lại chưa họp ngay vì phải chờ bên hai ông Anh ông Mười xếp đặt lực lượng, sợ là ông mới này sẽ thắng. Trong khi đó thì nhân vật này lại đi nước ngoài như để tránh tai tiếng...

Nguyễn An: Vậy là ông Nguyễn Văn An, phải không?

Việt Long: Đúng. Đó là ông Nguyễn Văn An, 68 tuổi, hiện là Chủ tịch Quốc hội. Nhân vật này thì ít ai chú ý, nhưng vừa mới được ủng hộ khá mạnh mẽ, trong lúc chưa cánh nào trong Đảng dành hẳn được ưu thế cho ông Mạnh hay ông Triết, tuy rằng ông An là người Hội nghị 13 đã đưa vào nhóm 7 người cao tuổi sẽ phải rời Bộ Chính Trị.

Nguyễn An: 7 nhân vật cao tuổi về hưu gồm ông An và các ông Phan Văn Khải, Phạm Văn Trà, Trần Đức Lương, Trần Đình Hoan, Phan Diễn và Trương Quang Được, ông Được trẻ nhất trong nhóm thì cũng đã 66 tuổi, cao nhất là ông Khải, 73 tuổi, phải không ạ? Như thế thì đảng Cộng Sản phải sửa đổi quy định về tuổi tác hay sao?

Việt Long: Việc sửa đổi nào cũng có thể xảy ra, nếu họ không còn cách nào khác. Tin tức nói là chức vụ Thủ tướng mới cần người trẻ, còn Tổng Bí Thư thì có thể là người cao tuổi hơn. Còn tại sao ông An trở thành ngôi sao mới, thì ...tôi được bíêt là trong Trung ương Đảng có nhiều người không chịu cả hai ông Mạnh lẫn ông Triết vì họ không đánh giá cao hai vị này.

Thành phần này cho rằng ông An là nhân tố cần thiết cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện tới đây của Việt Nam. Họ lập luận rằng để thực hiện các mục tiêu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, thì Việt Nam cũng phải xây dựng song song một Nhà nước pháp quyền, tức là một hệ thống chính trị hoạt động theo luật pháp, chứ không phải một nhà nước của đảng quyền.

Nguyễn An: Như thế anh có cho là Trung Ương Đảng muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền không?

Việt Long: Không phải là ý kiến của tôi, mà theo thông tin tôi được biết thì có những thành phần trong trung ương đảng muốn như vậy. Không phải là tất cả đều muốn thế.

Nguyễn An: Anh có thể cho biết về vị trí gần đây của ông An?

Đó là một việc chưa từng xảy ra ở Việt Nam, cho đến nay mới có ông Phạm Thế Duyệt nói tương tự. Những sự kiện đó khiến ông An được coi là có quyết tâm trong việc đẩy mạnh tiến trình cải cách chính trị ở Việt Nam, đặc biệt về đổi mới phương thức hoạt động ở Quốc hội, là cơ quan mà trên lý thuyết vẫn được gọi là có quyền lực cao nhất ở Việt Nam. Những người ủng hộ nói là ông An muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền chứ không còn đảng quyền.

Việt Long: Trước hết, ông An là một trong những người có quyền lực cao tại Việt Nam trong hơn một thập niên qua. Ông là Trưởng ban Tổ chức Trung ương trong năm năm, từ 1997-2002 và lên vị trí chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ tháng 7/2002, nhiệm kỳ 5 năm sẽ kết thúc vào tháng 7/2007.

Cũng vẫn theo những nguồn tin trong nước thì nhiều người ở Việt Nam cho rằng ông An đã có các đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy cho nhiều cải cách cả về pháp lý lẫn hành chính ở Việt Nam. Ông An là người duy nhất trong Bộ chính trị mà khi đi nước ngoài là nói tiếng của họ, không cần thông dịch.

Ông này còn được tiếng là người trong sạch, chống tham nhũng, không có tì vết tham nhũng. Lúc làm trưởng ban tổ chức trung ưong cũng có được tiếng là không thiên vị. Đặc biệt và cụ thể nhất, là trong cương vị Chủ tịch Quốc hội, thì trong nhiệm kỳ vừa qua, ông An được coi là đã mang lại các chuyển biến có thực chất trong sinh hoạt Quốc hội Việt Nam.

Nguyễn An: Tôi cũng có được nghe nói về những điểm tích cực này của ông An. Nhưng anh có thể dẫn chứng một vài thí dụ về sự chuyển biến trong Quốc hội như thế nào?

Việt Long: Trong nước nói rằng cụ thể nhất là những cuộc chất vấn các viên chức chính phủ hồi gần đây được coi là có thực chất. Trong nhiệm kỳ do ông Nông Đức Mạnh làm chủ tịch từ 1997-2002 thì các bộ trưởng của chính phủ cũng bị Quốc hội chất vấn. Nhưng sinh hoạt chất vấn bên Nhà nước chỉ được coi là có phẩm chất trong thời gian gần đây, đặc biệt trong 2 năm 2004 và 2005, dưới sự chỉ đạo của ông An.

Cái khuynh hướng muốn dùng Quốc hội kềm chế bớt bên Nhà nước do đảng chỉ đạo có vẻ như bộc lộ từ thời gian đó. Ta cũng thấy là trong nhiệm kỳ của ông Mạnh, công việc xây dựng pháp luật cũng chậm chạp, rất ít luật được thông qua so với thời kỳ của ông An.

Nhưng theo tin tức tôi mới nhận được thì đặc biệt hơn cả là mới đây chính ông An là người lần đầu tiên khởi xướng yêu cầu Bộ chính trị đảng phải đưa Dự thảo báo cáo Chính trị ra trước quốc hội thảo luận. Đó là một việc chưa từng xảy ra ở Việt Nam, cho đến nay mới có ông Phạm Thế Duyệt nói tương tự.

Những sự kiện đó khiến ông An được coi là có quyết tâm trong việc đẩy mạnh tiến trình cải cách chính trị ở Việt Nam , đặc biệt về đổi mới phương thức hoạt động ở Quốc hội, là cơ quan mà trên lý thuyết vẫn được gọi là có quyền lực cao nhất ở Việt Nam. Những người ủng hộ nói là ông An muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền chứ không còn đảng quyền.

Nguyễn An: Nhưng những người ủng hộ mà anh nói đó, là thành phần nào trong Đảng? Thế và lực của họ ra sao?

Việt Long: Tôi được biết thành phần này bao gồm một số nhân vật lão thành của chế độ, có cả nhiều tướng lĩnh quân đội và công an ở cấp cao. Họ cũng cho rằng ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Minh Triết thì cũng tốt thôi, nhưng về sự quyết đoán và bản lĩnh chính trị thì có ít khả năng hơn nếu so sánh với ông An.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Cả về kinh nghiệm và uy tín quốc tế thì thì hai ông này cũng thua ông An . Còn thì... có người nói là ở bên này nhưng theo chiều tình hình biến chuyển thì họ lại nhảy ngay sang bên kia... Khó nói chắc được về tương quan lực lượng trong đảng.

Nguyễn An: Nhưng, vì lý do nào ý kiến về ông An đến nay mới được đưa ra ?

Việt Long: Đến nay mới có tin về ông An có thể là vì... như tôi đã trình bày, trong nội bộ của Trung ương đảng Cộng Sản không quyết định được nhân vật nắm giữ chức vụ lãnh đạo Đảng, nên phải để ông An ra để biểu quyết. Còn thành phần ủng hộ ông An thì ... Lúc này tôi không thể nêu rõ danh tính được, nhưng có thể nói thành phần này cũng có một tỉ trọng đáng kể trong Trung ương Đảng.

Và việc quan trọng là, theo như nguồn tin trong nước cho biết, nhân vật Tổng Bí Thư sẽ được quyết định bằng cách bỏ phiếu kín, nên những lá phiếu của thành phần tạm gọi là thầm lặng sẽ có vai trò khá cao. Ông An từng là trưởng ban tổ chức trung ương đảng, cũng còn ảnh hưởng trong ban tổ chức hiện nay, nên sự xếp đặt không đúng thực tế cho tỉ lệ phiếu bầu sẽ ít có cơ hội xảy ra...

Nguyễn An: Để đề cử ông Nguyễn Văn An thì chắc là trong hội nghị Trung ương Đảng phải có ý kiến phê phán sao đó về các ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết. Anh có tin gì không?

Việt Long: Nói tóm tắt thì ông Mạnh bị coi là thiếu quyết đoán và không có chủ trương và tài lãnh đạo. Ông Triết thì được nhiều người ở phía Nam ủng hộ, nhưng phía còn lại thì cho là ông ấy chưa qua thử thách quan trọng nào về chính trị. Và kinh nghiệm quốc tế của hai ông này không sánh được với ông An.

Nguyễn An: Nhưng phía ủng hộ hai ông này thì chắc là phải có lý lẽ gì để không đồng ý về ông An ?

Việt Long: Tất nhiên cánh ủng hộ ông An sẽ gặp phải chống đối. Nguồn tin cũng cho bíêt là hiện không thể nói được là việc vận động cho ông An có thành công hay không. Nhưng cũng theo nguồn tin này thì trong cánh ủng hộ có một số người thì hy vọng là với kinh nghiệm và bản lĩnh của người đã từng nắm công tác tổ chức đảng, ông An có thể vượt qua các thách thức muốn gạt ông ấy ra.

Tuy nhiên về phía đối lực thì còn có mối e ngại là ông An sẽ đi xa hơn trong vấn đề đổi mới chính trị, bằng việc vận động cho một bộ luật về các hoạt động chính trị ở Việt Nam, có nghĩa là sẽ luật hoá các hoạt động của Đảng Cộng sản. Điều này thì quả là khó được chấp nhận đối với một số người hiện đang nắm giữ quyền lực và quyền lợi.

Nguyễn An: Đổi lại thì liệu ông An có được thuận lợi gì khác nữa không?

Việt Long: Ông An có một điểm mạnh là trong nhiều năm ở các vị trí rất quan trọng của đảng thì ông hầu như không gặp sự chống đối hay chỉ trích đáng kể nào từ trong đảng, cả công khai lẫn ngấm ngầm.

Đặc biệt ông An là người được tiếng cởi mở và tỏ ra chống tham nhũng. Ông An còn là người mới đây ủng hộ mạnh mẽ việc thăng quân hàm cấp tướng cho các sĩ quan quân đội gồm 23 thượng tướng và 46 thiếu tướng, và đâu chừng 30 vị tướng bên công an. Nhìn chung thì ông An có thể có một sự ủng hộ đáng kể từ hàng ngũ các uỷ viên trung ương.

Vấn đề liệu ông ấy có dành được sự ủng hộ của bộ chính trị hiện nay hay không thì còn chưa ngã ngũ. Nhưng các đại biểu trong đại hội 10 sẽ bầu Tổng Bí thư bằng phiếu kín, như tôi đã nói, cho nên ý kiến chung trong đại hội sẽ rất quan trọng.

Nguyễn An: Cuối cùng xin hỏi thêm anh là những người có thể bị đụng chạm quyền lợi liệu có thể để yên cho một người được tiếng chống tham nhũng lên hàng lãnh đạo cao nhất không? Khi đã đụng chạm đến cái hầu bao của người khác thì ai cũng có thể bị nguy hiểm...

Việt Long: Đúng là có thể bị nguy hiểm, cả hai nghĩa, về sự nghiệp chính trị và an ninh bản thân. Tuy nhiên khách quan mà nói thì dù sao ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng từng là truởng ban tổ chức trung ương đảng, và hiện còn là một trong tứ trụ triều đình, tôi nghĩ là ông ấy chắc không yếu thế đến mức có thể bị hại như một số nhân vật khác trước kia.

Thêm nữa, thời đại ngày nay cũng đã khác nhiều... Tôi nghĩ rằng... đây là ý kiến riêng của tôi, đảng Cộng Sản Việt Nam không dại dột tự phá nát và chôn mình bằng những hành động mờ ám trong nội bộ đâu.

Nguyễn An: Cảm ơn anh, nhưng dẫu sao chúng ta cũng cứ phải chờ thôi.