Nên duy trì hay hủy bỏ sổ hộ khẩu?
2006.04.07
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Trong phiên họp mới đây thảo luận về dự luật cư trú, ủy ban thường vụ quốc hội đã tranh luận sôi nổi về việc duy trì hay bỏ sổ hộ khẩu. Đa số ý kiến phát biểu là nên tiếp tục duy trì hộ khẩu nhưng nghiêm cấm hành vi sử dụng nó nhằm làm hạn chế quyền lợi căn bản của người dân. Các quan chức nhà nước và người dân suy nghĩ thế nào về vấn đề hộ khẩu?
Ông Lê Quang Bình, trưởng ban Dân Nguyện thuộc ủy ban thường vụ quốc hội tuyên bố với báo chí rằng, nếu trưng cầu dân ý thì đại bộ phận nhân dân sẽ nhất trí bỏ hộ khẩu. Với trách nhiệm vừa nói, ông Bình là người thường xuyên nghe phàn nàn rất nhiều về những rắc rối xung quanh sổ hộ khẩu. Theo ông thì việc quản lý cư trú bằng hộ khẩu còn rất lỏng lẽo, không hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, sổ hộ khẩu bị các cơ quan lạm dụng nên làm hạn chế quyền lợi hợp pháp của người dân. Người dân lao động có suy nghĩ gì? Bà Hòa ở Thủ Đức nhấn mạnh rằng, không ai muốn duy trì hộ khẩu, chỉ có thành phần công an, cảnh sát thấy cần mà thôi
Về phía bộ công an thì vẫn cho rằng, sổ hộ khẩu rất cần thiết cho việc quản lý cư trú, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, và phục vụ các chính sách như điều tra dân số, đăng ký nghĩa vụ quân sự, quy hoạch, bầu cử, bảo hiễm y tế, xử lý hành chánh, thi hành hình phạt.
Tuy nhiên theo dư luận thì dự thảo luật cư trú cần được xây dựng theo hướng đơn giản thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu trong thời hạn giải quyết ngắn. Trong 15 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan công an có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã đăng ký thường trú.
Trong khi đó ông Thi, ở Cần Thơ thì nói hộ khẩu là phương cách để kiểm soát bao tử khi mới thống nhất hai miền Nam, Bắc, chứ ngày nay thì nó chỉ là hình thức móc túi dân chúng.
Bạn nghĩ gì về việc này? Nên duy trì hay bỏ sổ hộ khẩu? Xin email về Vietweb@rfa.org
Kết quả trắc nghịêm do VN Express thực hiện cho thấy đa số ý kiến của dân chúng đều nói rằng, sổ hộ khẩu gắn liền với một số đặc quyền của thời kỳ bao cấp nên không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại Việt Nam ngày nay.
Trả lời câu hỏi bạn suy nghĩ thế nào về vấn đề hộ khẩu, trong số gần 4500 người tham gia trắc nghiệm, có trên 1900 người nói là nên bỏ hộ khẩu vì không còn phù hợp với thực tế, hơn 1100 người cho là nó thể hiện sự yếu kém trong quản lý, 420 phiếu xem đó là sự hạn chế quyền công dân và 316 phiếu nói hộ khẩu gây lắm phiền phức.
Được biết, dự luật cư trú sẽ được đưa ra lấy ý kiến tại kỳ họp quốc hội khai mạc vào giữa tháng 5 tới.
Những bài liên quan
- Vì sao tình trạng lộng quyền và tham nhũng tồn tại lâu nay ở Việt Nam
- Làm thế nào thành lập cơ quan bảo vệ Hiến Pháp?
- Chế độ pháp trị tại Việt Nam
- Các hành vi xem thường luật pháp vẫn còn tràn lan tại Việt Nam
- Ý kiến của một công nhân về nguyên nhân của các cuộc đình công
- Mức lương tối thiểu điều chỉnh không theo kịp với tốc độ giá cả leo thang
- Để giải quyết các khiếu kiện về hành chánh
- Ý kiến Luật sư Nguyễn Văn Đại về việc hợp thức hoá cá cược bóng đá
- Đời sống của người dân nghèo tại xã Nghi Vạn, Nghệ An (phần 1)
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Quản lý dân bằng hộ khẩu là trái với Hiến Pháp
- Tình trạng trên bảo dưới không làm gây nhiều thắc mắc cho người dân
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 3)
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 2)
- Nhận định về những cuộc đình công xảy ra hàng loạt tại Việt Nam (phần 1)
- Vai trò của liên đoàn lao động tại Việt Nam
- Đi chợ Tân Thanh ở Lạng Sơn
- Chuyện dài về nạn quan quyền chiếm đất tại Việt Nam
- Công an bố ráp những người chờ khiếu kiện đang ở tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng
- Nguyên nhân của làn sống đình công lan rộng trên toàn quốc