Gia Minh, phóng viên đài RFA
Thực tiễn là môi trường giúp phát triển tốt những mọi khả năng của con người. Điều này được thể hiện rõ qua trường hợp nông dân Dương Văn Châu, ngụ tại xã Thạnh Mỹ, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh. Một người suốt mấy mươi năm qua, từ chỗ chưa hề bao giờ được đào tạo qua trường lớp nhưng nay được các cơ sở đào tạo cũng như các tổ chức nông nghiệp trong và ngòai nước mời đến để truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong việc tạo giống.

Đây là nhân vật mà Gia Minh giới thiệu cùng với thính giả và các bạn trong chương trình Sáng kiến & Đời sống tuần này.
Vào một chương trình trứơc đây, quí thính giả và các bạn từng nghe chính bản thân ông Dương Văn Châu giới thiệu về công tác lai tạo ra các giống lúa TM1, TM2, TM3. TM là viết tắt hai chữ đầu quê ông là xã Thạnh Mỹ (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Vừa qua, những nỗ lực lai tạo giống của ông được nhà nước công nhận qua việc trao cho ông huân chương lao động hạng ba. Vậy hiệu quả của những giống lúa mà ông lai tạo ra thế nào? Ông Dương Văn Châu cho biết:
Tíng hiệu quả
Ông Dương Văn Châu : Anh thấy Dự Án Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học đó, thì đã đưa ra cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong dự án này, nhờ mấy thầy điện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long đưa ra trong mô hình của dự án, còn cái TM4 thì tôi mới đưa ra cái bậc thân sinh của 206, 207 cho người ta làm hè-thu với thu-đông, thì với lượng giống đã đưa ra vào khoảng 30 tấn.
Hiện giờ TM4 cũng đang được gọi là ăn khách của tỉnh nhà. Trong vụ này và vụ vừa rồi trên Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng mạnh mẽ đưa TM4 ra nhiều cộng đồng trong dự án. Trong Viện cũng như mấy thầy điều phối dự án, thí dụ như cộng đồng của 13 tỉnh mà nông dân làm ra giống gì thì mấy thầy đem qua thí nghiệm, khảo nghiệm gì đó.
Gia Minh : Qua thời gian thì ông thấy hiệu quả của nó có đạt như ông mong muốn không ạ?
Ông Dương Văn Châu : Gần như là những giống đã qua thì tôi thấy là đều thành công. Đíều hợp lý thứ nhất là thời gian sinh trưởng mà người nông dân bên ngoài cũng như thương lái mua lúa sản xuất đó thì người ta chấp nhận sản phẩm của mình. Ví dụ TM1, TM2, TM3 của tôi vừa qua được giải thì so với lúa thương phẩm bình thường của bên ngoài mà nông dân làm, giá thấp nhứt là từ 300 đến 700 đồng một ký, tuỳ theo mùa vụ. Đặc biệt mùa vụ gần Tết Nguyên Đán thì giá lắm lúc có thể lên tới 1.000 đồng một ký so với lúa thương phẩm bình thường.
Còn đánh giá giữa tụi tui với các giống của viện- trường thì tui tui không dám đánh giá với viện-trường rồi. Tui thấy cái kiểu nông dân mình nói với nông dân để nghe, cũng như nhà khoa học có tham gia có hội thảo rồi làm nhiều mô hình, thì chính các thầy cũng công nhận giống của nông dân tụi tui dù rằng trong 13 tỉnh có nhiều giống do nông dân đưa ra.
Với lý do là sự hợp lý của thời gian sinh trưởng, thứ hai nữa là 3 sản phẩm vừa qua là loại gạo thơm, còn TM4 sau này sở dĩ nông dân ưa chọn, tức là nó có một sức chống chịu cao qua các đợt vàng lùn xoắn lá mà Trà Vinh là điểm nóng trong 13 tỉnh, thì TM4 của tui vẫn thoát nạn. Rồi thêm nữa là giống lúa mẹ của TM4 là giống Cửu Long 8 có sức chống chịu được rầy nâu cao, tức giống đó có cái lạ hơn những giống lúa khác.
Đúng ra mình phải nói là giống đó kháng rầy thì nó ngầm ở mức kháng trung bình so với rầy nâu, nhưng sau khi con rầy chết đi thì nó để lại cho cây lúa bị bệnh vàng lùn xoắn lá, thì giống TM4 của tui lại thoát. Mình làm rồi mình theo dõi 3 vụ vừa qua thì mình thấy nó không kháng rầy nâu tuyệt đối, nhưng theo tui đánh giá thì nó chịu nỗi bệnh vàng lùn.
Gia Minh : So với giống lúa kháng rầy của các viện - trường thì sao ạ?
Ông Dương Văn Châu : So với các viện - trường, thí dụ như trong cộng đồng của anh em trong dự án được mấy thầy giảng dạy mà tui làm ra đó, trên 13 tỉnh đồng bằng nói chung và Trà Vinh nói riềng, thì cộng đồng tụi tui ra được giống CM3, CM4 là của Trà Vinh và HD1 của Nguyễn Văn Tính ở Hòn Đất (Kiên Giang), tức là 2 giống qua nhiều thí nghiệm của nhiều nơi, thì sức chống chịu có thể gọi đó là loại giống chống chịu nổi.
Còn đánh giá giữa tụi tui với các giống của viện- trường thì tui tui không dám đánh giá với viện-trường rồi. Tui thấy cái kiểu nông dân mình nói với nông dân để nghe, cũng như nhà khoa học có tham gia có hội thảo rồi làm nhiều mô hình, thì chính các thầy cũng công nhận giống của nông dân tụi tui dù rằng trong 13 tỉnh có nhiều giống do nông dân đưa ra.
Trong dự án, trong lớp học để soạn thảo giống, hiện bây giờ thấy được là chỉ có giống TM3, TM4 và HD1 của cộng đồng nông dân thì thấy nó chống chịu. Các giống này gần như trải đều khắp 13 tỉnh rồi, gần như chỗ nào cũng chịu hết đó.
Tính sáng tạo, chịu khó học hỏi
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh là cơ quan chức năng gần nhất đối với nông dân Dương Văn Châu. Ông Nguyễn Văn Lâm, giám đốc Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh, nhận xét về bản thân nông dân Dương Văn Châu, cũng như những đóng góp của ông trong lĩnh vực nông nghiệp:
Ông Nguyễn Văn Lâm : Ông ấy làm cũng hay lắm, rất là đam mê nông nghiệp. Ông còn vượt trên mức kỹ sư, thí dụ người ta làm 30 giống thì ông ấy làm hàng trăm giống nông nghiệp luôn.
Gia Minh : Về các ứng dụng của các giống của ông Châu thì sao?
Ý mình muốn nói như thế này là các viện, các trường thì các anh có qua kinh nghiệm lâu năm và những cái học hỏi qua trường lớp, còn nói tới Năm Châu thì là một nông dân chỉ mới lớp Ba, lớp Tư à. Về khoa học kỹ thuật thì ảnh đâu có bằng người ta. Nói ngay là sáng kiến cũng tự ảnh đó chứ. Còn nói chung so với viện-trường thì cũng không bằng.
Ông Nguyễn Văn Lâm : Về ứng dụng thì hiện nay dân người ta cũng đồng tình. Có thể là Long An và một số tỉnh đồng tình, nhưng cơ chế hiện nay của tỉnh Trà Vinh thì chưa rõ ràng. Ông ấy chưa bảo vệ được TM của mình. Chứ còn một số nơi thì người ta rất là ủng hộ vì giống của ông ấy rất tốt. Ông lai trực tiếp đâý. Ông rất đam mê về khoa học nông nghiệp đấy.
Gia Minh : Trung Tâm có hỗ trợ gì cho ông ấy không ạ?
Ông Nguyễn Văn Lâm : Trung Tâm tôi hiện nay được thành lập theo nghị định của chính phủ thì ủng hộ ông ấy 40% là giống để ông làm, 20% vật tư, nhưng trên tinh thần Việt nam thì phảị thành lập tổ, nhóm. Hiện nay thì ủng hộ ông ta trong khoa học thôi, về hội thảo các thứ. Ngoài yêu cầu ông ta cái đó thì ông ta chưa làm được. Ông ta cũng giỏi lắm.
Gia Minh : Ông thấy nếu sau này mà sửa lại cơ chế, ứng dụng được các giống lúa của ông Dương Văn Châu
Ông Nguyễn Văn Lâm : Cơ chế ở các tỉnh đạt kết quả tốt. Nói đúng ra rất là tốt. Nhưng mà mình chưa bảo vệ được toàn bộ giống của bộ, bảo vệ tốn kém lắm. Cái trực tiếp đầu tư của nước nhà tốn ghê lắm. Mai mốt ông ấy làm tiếp tục trong nông nghiệp thì phong ông là anh hùng của Việt Nam về giống
Ông Nguyễn Văn Túc, một nông dân từ Đồng Tháp từng biết về ông Dương Văn Châu qua chuyến đi tham quan tại Thái Lan trứơc đây nói về người đồng ngiệp tại Trà Vinh như sau:
Ông Nguyễn Văn Túc : Nhiều lần gặp gỡ nhau tôi thấy anh Châu có tính sáng tạo, chịu khó học hỏi. Ảnh có qua trường lớp nào đâu mà ảnh làm được như thế tức là ảnh có sáng kiến hết sức là hay. Ảnh lai tạo một số giống phù hợp với thổ nhưỡng địa phương của ảnh, chịu phèn, chịu mặn. Thời gian sinh trưởng thì cũng tương đối gắn liền với thổ nhưỡng của địa phuơng. Thứ hai nữa là chất lượng gạo đều đảm bảo có thể xuất khẩu. Gia Minh : Lâu nay các cơ quan nhà nước, các viện, các trường không lẽ họ không làm được các giống tốt như thế hay sao?
Cái lý tưởng nhứt của tui là giúp đỡ nông dân thôi. Bây giờ chuyện làm như thế nào so với nhà nước thì tui không biết cái cách làm sao. Một mình tui thì tui làm không được. Bây giờ làm cách nào thì làm, nhưng mình khẳng định một điều là một cánh đồng, một loại giống. Thứ hai nữa là một nồi cơm, một loại gạo, thì lúc đó người nông dấn mới phát huy lên được. Chứ còn bây giờ mà nấu một nồi cơm mà tới mười mấy thứ gạo thì thôi chết rồi! Giờ tới chết đó thì nó mãi mãi chết.
Ông Nguyễn Văn Túc : Ý mình muốn nói như thế này là các viện, các trường thì các anh có qua kinh nghiệm lâu năm và những cái học hỏi qua trường lớp, còn nói tới Năm Châu thì là một nông dân chỉ mới lớp Ba, lớp Tư à. Về khoa học kỹ thuật thì ảnh đâu có bằng người ta. Nói ngay là sáng kiến cũng tự ảnh đó chứ. Còn nói chung so với viện-trường thì cũng không bằng.
Gia Minh : Nhưng khi đưa ra àp dụng thì như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Túc : Ứng dụng đem ra trồng thì nó phù hợp với vùng đất của ảnh, vùng dất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Thực tế là đem lại lợi ích cho nông dân. Nói chung các viện trường cũng có nhân ra loại giống, nhưng thực tế có những loại không phù hợp thổ nhưỡng của địa phương thành thử trong sản xuất gặp nhiều trở ngại, khó khăn lắm. Còn nếu giống lúa mà phù hợp với thổ nhuỡng địa phương thì nông dân sản xuất yên tâm hơn.
Gia Minh : Các nhà khoa học cần phải đến để giúp ông ấy hoàn chỉnh không bởi vì như ông nói thì bây giờ nó chưa hoàn chỉnh đó.
Ông Nguyễn Văn Túc : Theo tôi thấy thì các viện - trường, các nhà khoa học cần giúp anh Năm Châu để anh hoàn chỉnh chương trình lai tạo giống. Tôi mới dự trù điện xuống ảnh để nhờ ảnh chuyển cho tôi khoảng 3 ký đặng tôi nhấn thử tại địa phương tôi coi ra sao.
Gia Minh : Nó có những đặc tính gì mà ông muốn lấy những giống của ông Năm Châu lai tạo được để ứng dụng ở địa phương của ông?
Ông Nguyễn Văn Túc : Mình tính vùng đất của ảnh gần như vùng đất của Đồng Tháp tức cũng là vùng đất có phèn mặn, phèn nhẹ, thành thử mình muốn ứng dụng loại giống đó để coi nó có phù hợp với thổ nhưỡng của vùng mình không.
Trăn trở
Dù qua bao năm bỏ nhiều công sức đổ mồi hôi trên ruộng đồng, như ng nay nông dân Dương Văn Châu vẫn còn nhiều trăn trở như trong tâm sự của ông sau đây:
Ông Dương Văn Châu : Cái lý tưởng nhứt của tui là giúp đỡ nông dân thôi. Bây giờ chuyện làm như thế nào so với nhà nước thì tui không biết cái cách làm sao. Một mình tui thì tui làm không được. Bây giờ làm cách nào thì làm, nhưng mình khẳng định một điều là một cánh đồng, một loại giống. Thứ hai nữa là một nồi cơm, một loại gạo, thì lúc đó người nông dấn mới phát huy lên được. Chứ còn bây giờ mà nấu một nồi cơm mà tới mười mấy thứ gạo thì thôi chết rồi! Giờ tới chết đó thì nó mãi mãi chết.
Bây giờ còn chuyện phân tổ cho khu vực để làm thì chuyện đó của lãnh đạo cơ quan chức năng, tui không dám nói nhiều. Nhưng theo tầm nhìn của tui thì bây giờ làm cách nào thì làm nhưng phải quyết định. Làm việc nhắm vào thị trường rộng lớn thì mình mớí hội nhập được.
Còn chỗ làm giống này, chỗ làm giống kia, bờ bên này thì làm giống nọ, thì, thí dụ cánh đồng của một xã một thôi, cỏn con chừng khoàn 100 hecta thôi mà trong đó có hai ba chục thứ giống thì khi thương lái tới mua nhập vào một chiếc ghe, trộn lộn xà bần mọi thứ lúa rồi làm ra gạo thì làm sao có giá thành của gạo chấp nhận được.
Đúng ra tụi tui làm với tính cách là ngưòi nông dân biết làm vậy thôi, tiếp tay với nhà khoa học để làm những cái mình học. CHứ còn khi mà đưa vô chiến lược gọi là kinh tế hội nhập thì tôi nghĩ rằng nông dân phải đi một con đường. Lúc đó có thể tụi tui không còn làm nữa.
Thí dụ trong tỉnh Trà Vinh ra một giống nào đó hợp với nhu cầu của một nước nào đó mà ngưòi ta cần, với giống A giống B gì đó, thì sau khi Trà Vinh được thì mình làm loại giống đó thôi, đủ sức lớn để cung cấp cho nhu cầu. Mình làm đủ cho những cái mà người ta cần.
Chú ơi, tôi nghĩ khi mà đến con đường hội nhập thì nhà nước phải tính một cái gì đó cho những cơ quan chức năng làm như thế nào đó để cho sản phẩm đầu ra của nông dân hợp với nhu cầu của một nước nào đó mà mình ký hợp đồng xuất khẩu, thì lúc đó nông dân mình mới cất lên được. Chứ còn nếu mình duy trì theo kiểu làm như bây giờ, mạnh ai muốn làm gì thì làm, thì nó sẽ không đi đến kết quả tốt được đâu.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.