Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
2006.03.16
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Do nhãn được giá, bà con nông dân miền Tây thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.. và ngay cả thành phố Hồ Chí Minh bán ruộng vườn hay thế chấp nhà cửa cho Ngân hàng để lên vùng Bình Phước, Bình Dương đầu tư vào cây nhãn.
Tuy nhiên sau vài ba năm do giá nhãn sụt giá thảm hại, bà con nông dân phải bán cây nhãn làm củi, đốt than, trồng các loại cây khác, hoặc bán đất để trả nợ.
Mấy năm trước đây, bà con nông dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước nối gót những người dân từ miền Tây đến để chặt bỏ cây cao su, cây điều ở vườn nhà để trồng cây nhãn.
Giá nhãn lúc đó vào khoảng 22.000 đồng một ký. Bà con đến mùa thu hoạch có của ăn của để. Tuy nhiên niềm vui chưa được bao lâu thì do nhiều nguyên nhân khách quan, giá nhãn rớt liên tục, có lúc chỉ còn trên dưới 1000 đồng một ký lô, không đủ để trả tiền công hái trái.
Vì không được tổ chức để ảnh hưởng đến thị trường, nhãn miền Đông thường xuyên bị lái buôn ép giá.
Ngòai ra nhãn Việt Nam còn bị canh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc. Mức phí phải đóng cho mỗi container xuất sang thị trường nước này, từ ba triệu lên đến 20 triệu đồng khiến cho các nhà xuất khẩu phải ép giá nông dân để giữ vững mức lời của mình.
Thời thế như vậy phải chịu thôi. Người dân cũng có thể trồng nhiều loại cây để lấy ngắn nuôi dài.
Một nông dân ngụ tại Lai Uyên huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương cho biết: “Đồng bào ở miền Tây lên đây trồng nhãn nên đồng bào ở Bình Dương , Bình Phước bắt chước chặt bỏ cây điều để trồng nhãn.”
Đề cập đến tình cảnh hiện nay, một người dân ấp Trừ Văn Thố huyện Bến Cát phát biểu: “Phải cưa cây nhãn để trồng các loại cây khác như mít, điều, cao su, nhất là cây cao su vì hiện nay giá cao.”
Được hỏi cứ thay đổi liên tực các loại cây trồng như thế thì làm sao ổn định được cuộc sống, một người cư ngụ tại Bầu Bàng cho biết: “Thời thế như vậy phải chịu thôi. Người dân cũng có thể trồng nhiều loại cây để lấy ngắn nuôi dài.”
Tuy đã thay đổi cây nhãn bằng cây cao su nhưng người dân vẫn lo lắng vì không biết sau này khi đến lúc thu hoạch, mũ caso su có còn được cao như hiện nay hay không hay là phải chặt bỏ cây cao su để trồng một loại cây khác như trước đây.
Những bài liên quan
- Quản lý dân bằng hộ khẩu là trái với Hiến Pháp
- Tình trạng trên bảo dưới không làm gây nhiều thắc mắc cho người dân
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 3)
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 2)
- Nhận định về những cuộc đình công xảy ra hàng loạt tại Việt Nam (phần 1)
- Vai trò của liên đoàn lao động tại Việt Nam
- Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu giảm so với đầu năm
- Đi chợ Tân Thanh ở Lạng Sơn
- Chuyện dài về nạn quan quyền chiếm đất tại Việt Nam
- Công an bố ráp những người chờ khiếu kiện đang ở tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng
- VASEP nộp đơn yêu cầu Mỹ xem lại mức thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam
- Nguyên nhân của làn sống đình công lan rộng trên toàn quốc
- Giới báo chí được nhắc nhở phải “thông tin có liều lượng” về các cuộc đình công
- Vì sao những vụ đình công qui mô lớn gần đây liên tục xảy ra?
- Doanh nhân trong nước nhận xét gì về tình trạng đình công lãn công hiện nay?
- Tiếng kêu cứu của những gia đình tại tỉnh Bình Dương đã được lưu tâm
- Dịch vụ viễn thông và điện thoại ngày càng phát triển tại Việt Nam
- Nông dân Quảng Nam phải phá quế trồng các lọai cây khác
- Hà Hội truy tố 13 người chống đối việc xây dựng sân golf Kim Nỗ
- Dân trồng tiêu ở đảo Phú Quốc phải bán đất để trả nợ