Sàn giao dịch ý tưởng đầu tiên tại Việt Nam


2006.11.20

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Lâu nay tại Việt Nam xuất hiện nhiều chương trình cổ xúy cho những ý tưởng mới. Tuy nhiên, hầu như các chương trình đó đều dừng lại ở mức độ giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua những cuộc thi các cấp.

BillGateVietnamComputer200.jpg
Tỷ phú Bill Gate trả lời báo giới trong chuyến thăm Việt Nam hôm 22-4-2006. AFP PHOTO

Vào hạ tuần tháng 10 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, phiên giao dịch ý tưởng đầu tiên được tổ chức. Đây là nơi đưa các ý tưởng sáng tạo ra đấu giá công khai cho những ai ưa thích và có khả năng thực hiện đưa vào ứng dụng những ý tưởng đó.

Vậy hoạt động mới diễn ra ấy thế nào? Và những người tham gia có ý kiến ra sao về sàn giao dịch ý tưởng đầu tiên tại Việt Nam? Đó là nội dung của Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này.

Sàn giao dịch ý tưởng diễn ra hôm ngày 22 tháng 10 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Ý tưởng Việt Nam (VIETBOOKS) tổ chức, phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Khoa Học- Công nghệ Tp Hồ Chí Minh, Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam, Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam và Công ty Nguyễn Hòang Informatics.

Cô Ngọc Hụê, chuyên viên phụ trách hoạt động này của VIETBOOKS cho biết về quá trình hình thành và cơ sở hoạt động của Sàn giao dịch Ý tưởng như sau:

“Sau hơn một năm thử nghiệm sàn giao dịch trên mạng, chúng tôi thấy bạn đọc có nhiều ý tưởng thế nhưng họ không thể gặp nhà đầu tư vì thiếu vốn. Trong khi đó có những nhà đầu tư có tiền nhưng chưa biết đầu tư vào việc gì; trước tình hình đó, sàn trên trang web thành sàn thực tế.

Ban đầu những ai muốn tham dự sàn thì phải điền vào mẫu của ban tổ chức, kèm giải thích. Sau khi có đánh giá bước đầu, thì ban tổ chức yêu cầu họ gửi bản chi tiết hơn để đưa qua ban thẩm định gồm các nhà khoa học, chuyên gia. Sau đó chọn ý tưởng và mời họ đến trình bày trước hội đồng thẩm định.

Ban đầu những ai muốn tham dự sàn thì phải điền vào mẫu của ban tổ chức, kèm giải thích. Sau khi có đánh giá bước đầu, thì ban tổ chức yêu cầu họ gửi bản chi tiết hơn để đưa qua ban thẩm định gồm các nhà khoa học, chuyên gia. Sau đó chọn ý tưởng và mời họ đến trình bày trước hội đồng thẩm định.”

Ý tưởng "Bộ bình gốm cộng đồng dân tộc 54 Việt Nam' của nhà điêu khắc Hùynh Văn Đa tại thành phố Hồ Chí Minh được Công ty Xây dựng Hòa Bình đầu tư.

Tác giả Hùynh Văn Đa nói lên hiệu quả của sàn giao dịch nơi giúp ông có thể gặp được nhà đầu tư: “Tôi thấy đó là một gạch nối rất hay; vì nay tại Việt Nam thì người có chất xám thì mất đi, và nhà đầu tư thì không biết đầu tư vào đâu.”

Người đồng ý đầu tư thực hiện ý tưởng Bộ bình gốm cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, ông Lê Viết Hải, tổng giám đốc Công ty Hòa Bình cho biết lý do bỏ kinh phí đầu tư cho ý tưởng đó: “Sản phẩm đó được nghiên cứu công phu, có hệ thống mà có thể phát triển được. Tôi thấy tác phẩm nghệ thuật không chỉ có hình thức mà còn mang nội dung mà những ý tuởng đó tinh tế, và có phong cách giá trị.”

Ý tưởng làm ra Bức tranh Việt Nam quê hương tôi làm bằng gáo dừa của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh cũng được Bệnh viện Hòan Mỹ hỗ trợ đầu tư thực hiện. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh có ý kiến: “Sản phẩm của tôi đã có tiếng từ 4 năm nay, nên ý tuởng đánh thức gáo dừa được đánh giá cao, nên khi có sàn giao dịch thì họ đưa vào. Tranh chỉ là phần nhỏ của ý tưởng đánh thức gáo dừa thôi.”

Ý tưởng "Bộ thiết bị thang dây cáp thoát hiểm cho nhà cao tầng' của tác giả Lê Quốc Khánh, ngụ tại Thủ Đức, rao bán với giá 5 tỷ đồng gồm kỹ thuật chế tạo và quyền sỡ hữu trí tụê, đã được Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông chọn hợp tác sản xuất.

Người Việt thường có câu 'Vạn sự khởi đầu nan'. Sàn giao dịch ý tưởng sau lần tổ chức đầu tiên được đánh giá như thế là đạt được một số thành công nhất định như phát biểu của bà Ngọc Huệ, thuộc Trung tâm Sách Ý tưởng Việt Nam, VIETBOOKS:

“So với yêu cầu , mục tiêu đề ra của ban tổ chức thì chưa như ý muốn. Nhưng khách quan thì cũng thành công vì năm ý tưởng đưa lên sàn có ba ý tưởng được thực hiện. Mục tiêu cao hơn là còn phải kết nối những ý tưởng bên ngòai nữa.”

Tuy nhiên lần tổ chức đầu tiên đó hẳn còn nhiều hạn chế. Ông Lê Viết Hải chỉ ra những hạn chế đó: “Nhất là chọn ý tưởng đưa lên sàn chưa đủ vì bên ngòai có những ý tuởng hay mà chưa đưa lên. Khách mời tham gia cũng phải chọn lọc. Thứ ba cần phải giảm thời gian người tham dự bằng cách phân loại ý tưởng theo từng nhóm.”

Tôi thấy đó là một gạch nối rất hay; vì nay tại Việt Nam thì người có chất xám thì mất đi, và nhà đầu tư thì không biết đầu tư vào đâu.

Theo ban tổ chức thì hoạt động của sàn giao dịch ý tưởng sẽ không dừng lại sau lần đầu mà sắp tới sẽ được tiếp tục. Bà Ngọc Huệ cho biết: “Sàn giao dịch lần hai dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 3/12 tại thành phố Hồ Chí Minh.”

Ý tưởng tổ chức sàn giao dịch để các nhà sáng tạo có thể gặp người đầu tư giúp biến ý tưởng thành công trình thực tế phục vụ cuộc sống là một hoạt động cần thiết. Tuy nhiên đề hòan chỉnh, còn nhiều việc phải làm và cần sự góp sức của nhiều phía khác nữa.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Thông tin trên mạng:

- Trang web của Vietnam Ideas

- Sàn giao dịch ý tưởng và giải pháp sáng tạo

- Hấp dẫn sàn giao dịch ý tưởng Việt Nam

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/12/2009 18:17

Bien nha tu Con Dao thanh Khach San 5 sao

Anonymous
25/11/2009 18:35

hay huong dan chi tiet nhung viec can phai lam de ban duoc y tuong