85% du khách quốc tế sẽ không trở lại sau khi viếng thăm Việt Nam
2006.07.15
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Trong khi các nước láng giềng ngày càng thu hút thêm du khách, thì tin tức trong nước cho hay số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy tới 85% khách quốc tế, sau khi viếng thăm Việt Nam, đã khẳng định là “một đi không trở lại”. Thanh Quang tìm hiểu tình hình không mấy lạc quan này.

Trong khi những xứ trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore không mấy khó khăn trong việc thu hút trên 10 triệu du khách mỗi năm, thì được biết mục tiêu 4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm vẫn còn là mơ ước, hay nói cách khác, là “mục tiêu phấn đấu”.
Hệ thống khách sạn
Một hướng dẫn viên du lịch nhiều năm kinh nghiệm, trụ sở tại Sàigòn, nhận xét về vấn đề này: “Thực ra nước mình đẹp, người Việt tuyệt vời, thân thiện. Nhưng dịch vụ du lịch thì đường xá khiến du khách mệt mỏi, lại gặp sân bay rất tệ. Hotel thì tại Saigon còn được, chứ ở những nơi khác trong nước có được một vài hotel thôi. Mặc dù Việt Nam có biển cảnh đẹp, nhưng nhiều bãi biển còn dơ quá…”
Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, trong số 85% du khách nước ngoài tới Việt Nam rồi “một đi không trở lại” có số khách người Pháp sút giảm đáng kể. Khách Hàn Quốc, Trung Quốc cũng thưa thớt nhanh chóng.
Theo giới chức du lịch trong nước, thì trở ngại trước tiên là Việt Nam hiện thiếu hệ thống khách sạn với quy mô thích hợp. Du khách tới Việt Nam chắc đã từng nghỉ ở các khách sạn 4 – 5 sao khá sang trọng, như Saigon-Omni trong Nam, Saigon-Morin ở Miền Trung, hoặc Hà Nội-Melia ở Miền Bắc.
Nhưng nói chung, theo báo Tuổi Trẻ online, “điều đáng lo ngại hơn là Việt Nam hiện không có khách sạn lớn và gần như không có khả năng để dành đất cho quy hoạch khách sạn lớn”. Hệ thống khách sạn tại Việt Nam với khỏang 78,000 phòng hiện nay, theo giới chức du lịch, không đáp ứng được nhu cầu lữ khách quốc tế.
Thực ra nước mình đẹp, người Việt tuyệt vời, thân thiện. Nhưng dịch vụ du lịch thì đường xá khiến du khách mệt mỏi, lại gặp sân bay rất tệ. Hotel thì tại Saigon còn được, chứ ở những nơi khác trong nước có được một vài hotel thôi. Mặc dù Việt Nam có biển cảnh đẹp, nhưng nhiều bãi biển còn dơ quá.
Tiếp thị rời rạc
Điểm yếu đáng chú ý nữa trong hoạt động du lịch Việt Nam là công tác quảng bá du lịch rời rạc, hoạt động tiếp thị lúng túng, thậm chí “không biết sẽ tiếp thị cái gì”. Chẳng hạn như, trong khi biểu tượng du lịch Việt Nam hiện giờ là “Việt Nam-Vẻ đẹp Tiềm Ẩn” vốn chưa đủ sức hấp dẫn du khách, thì khách nước ngoài tới Việt Nam bị chi phối bởi biểu tượng cũ – hình ảnh cô gái đội nón lá – nhan nhản khắp nơi.
Trong khi đó Cục Xúc Tiến Du Lịch Việt Nam vẫn chưa thiết lập được văn phòng tại các trung tâm tiếp thị quan trọng trong khu vực – chứ chưa nói tới những thị trường du lịch khác trên thế giới.
Hướng dẫn viên du lịch vừa nói nhận xét về vấn đề này: “Cái yêu thứ nhất là ngành du lịch Việt Nam chưa chi tiền tới nơi tới chốn trong khi những nước khác như Thái Lan, Malaysia quảng bá du lịch liên tục trên CNN, BBC; Việt Nam có quảng cáo thì cũng 2 – 3 ngày rồi thôi. Lại gặp tình trạng bao cấp, nhiều cửa, phải báo cho ông này, ông kia khiến cái gì cũng rơi vào vòngf lẩn quẩn.”
Tình trạng thiếu đường bay trực tiếp đã góp phần hạn chế lượng khách nước ngoài tới Việt Nam.
Hướng dẫn viên du lịch
Thế còn về mặt nhân sự - tức đội ngũ hướng dẫn viên du lịch – thì sao? Được biết Việt Nam thiếu nhân viên có trình độ ngoại ngữ thích hợp, và cả năng lực hướng dẫn du khách cũng chưa đúng mức, như hướng dẫn viên du lịch nhiều kinh nghiệm nhận xét:
“Hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam chỉ có một số là “good”, còn thì nói chung chưa đạt – về kiến thức nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ. Bây giờ có tình trạng “ăn xổi ở thì” nhiều lắm. Nhiều công ty không tìm được tour guide, nên lấy đại một số sinh viên thiếu kiến thức chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ.”
Mặc dù Việt Nam là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh hàng đầu trong khu vực, nhưng giới hữu trách vẫn chưa tận dụng được “giang sơn cẩm tú” này, nhất là trong hoạt động du lịch sinh thái.
Đó là chưa kể tình trạng thiếu quy hoạch phát triển, phương thức tổ chức thiếu chuyên nghiệp, và mãi cho tới bây giờ, nạn bán hàng rong hay xin xỏ vẫn còn tiếp tục đeo bám, chèo kéo du khách…
Những yếu tố vừa nói, cùng nhiều trở ngại khác nữa, khiến Việt Nam khó đạt được những mục tiêu đề ra, kể cả mục tiêu vẫn còn trong vòng phấn đấu là thu hút 4 triệu du khách một năm.
Những bài liên quan
- Việt Nam giới thiệu nghệ thuật cải lương đến du khách nước ngoài
- Graham Holiday và trang web noodlepie.com
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ phá sản khi gia nhập WTO
- Bảo hiểm du lịch tại Việt Nam
- Trâu chậm và Nước đục
- Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO
- 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được bầu chọn danh hiệu Tin Và Dùng Việt Nam 2006
- Bảng tường trình sắp hạng các tỉnh tại Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Ước vọng của một nữ doanh nhân trước việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO
- Ngành da giày Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thuế chống bán phá giá của EC
- Ngành xuât bản và phát hành sách Việt Nam trước thềm gia nhập WTO
- Những chuẩn bị của công ty văn hoá Phương Nam tương lai hội nhập WTO
- Tổ chức minh bạch quốc tế nói về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam
- Giới luật sư Việt Nam thay đổi để đáp ứng với thử thách mới
- Những thuận lợi và thiệt hại của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO
- Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh về việc Việt Nam gia nhập WTO
- Nguyên nhân khiến cuộc đàm pháp WTO kéo dài thêm 1 ngày
- Nguyên nhân và hậu quả của thị trường chứng khoán Hà Nội đột nhiên tăng giá mạnh
- Vì sao 90% du khách nước ngoài không trở lại thăm Việt Nam một lần nữa?