Việt Nam dự định thiết lập cơ quan Bảo hiến trực thuộc Quốc hội


2006.04.15

Luật sư Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An

VuMao150.jpg
Ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam. Photo courtesy Vietnam Net.

Báo trong nước mới đây đưa tin về ý định thiết lập cơ quan bảo hiến trực thuộc quốc hội để bảo vệ hiến pháp Việt Nam. Biên tập viên Nguyễn An của chúng tôi hỏi thăm Luật sư Trần Thanh Hiệp về ý nghĩa thiết lập cơ quan này. Luật sư Trần Thanh Hiệp hiện là Chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Việt Nam tại Paris, Pháp. Ông từng là luật sư Tòa thượng thẩm Sài gòn và Paris. Trước hết, Luật sư Hiệp cho biết.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi có đọc bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ Online, trong đó ông Vũ Mão, Chủ tịch Ủy ban Quốc Hội đưa ra tin về dự định thiết lập cơ quan bảo hiến nằm trong Quốc hội. Ông ta cũng nói rằng vấn đề này sẽ được báo cáo chính trị của đại hội 10 đảng CS nêu lên. Như một mục tiêu để thực hiện, dường như ông muốn dùng cái này để tạo ấn tượng mới, theo đó quyền của Quốc hội đang trở thành thêm tối cao.

Như mọi người đã biết, trên danh nghĩa Quốc hội được kể như tối cao về mặt đại biểu nhân dân, cũng như về mặt quyền lực nhà nước. Nhưng trên thực tế nó không thể tối cao đối với đảng, bởi vì trước sau Quốc hội chỉ là công cụ của đảng.

Theo mấy nét của cơ quan bảo hiến dân chủ mà ông Vũ Mão đã đưa ra. Tôi nhận thấy rằng sáng kiến này của nhà cầm quyền Hà Nội vừa mới lại vừa cũ, nhưng rốt cuộc vẫn là cũ. Nhận xét như vậy có vẻ khôi hài, nhưng nó đã phản ánh rất đúng cung cách cai trị tùy tiện của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nquyễn An: Thưa ông, ông nói rằng sáng kiến này ông nhận thấy vừa cũ lại vừa mới, như rốt cuộc vẫn là cũ. Như thế chúng ta phải bàn thảo cả mới lẫn cũ. Trước hết Luật sư có thể nói rõ thêm là nó mới như thế nào?

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thưa, 3 trong 4 bản hiến pháp XHCN được ban hành tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1959 đến nay đã dành riêng cho Quốc hội. Ngoài quyền hạn làm và sửa đổi hiến pháp, một vài đặc quyền khác nữa để bảo vệ hiến pháp.

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.