Phân loại rác tại nhà, một công việc cần thiết để bảo vệ môi trường


2007.06.27

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Phân loại rác ngay từ khi mới thải ra, hay được gọi 'từ nguồn', đó là một biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho công tác xử lý rác sau đó. Việc bỏ rác vào những bao, thùng qui định cũng giúp bảo vệ môi trường khi những chất thải mới được loại ra.

Biện pháp này từng được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới; và người dân ở những nơi đó đã có thói quen khi thải rác ra. Ở Việt Nam, biện pháp này đang được thí điểm áp dụng tại địa bàn một phường ở Hà Nội.

Họat động đó đang diễn ra thế nào? Và một dự án tương tự sẽ đuợc thực hiện tại Sài Gòn ra sao? Đó là đề tài của chuyên mục Khoa học & Môi truờng kỳ này.

Sáng kiến 3-R

Sáng kiến 3R, viết tắt ba từ tiếng Anh: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), và Recycle (tái chế), nằm trong khuôn khổ dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững’.

Dự án có kinh phí khỏang 3 triệu đô la Mỹ do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Hà Nội là thành phố thứ tư trong chuỗi các thành phố thực hiện sáng kiến 3R tại Châu Á; sau Yokohama ở Nhật, Hajai tại Thái Lan, và Penang của Malaysia.

Trong tháng sáu vừa qua, dự án bước vào giai đọan ứng dụng tại địa bàn phường Phan Châu Trinh, Quận Hòan Kiếm.

Công ty Môi truờng Đô thị Hà Nội là đơn vị tham gia thực hiện dự án. Giám đốc Chữ Văn Chừng của công ty này cho biết về việc triển khai dự án từ hồi tháng ba cho đến nay:

“Vừa rồi mới làm lễ khởi động và bắt đầu từ 1/tháng 7 sẽ tiến hành tại phuơng Phan Châu Trinh. Công tác tuyên truyền thì nguời dân đồng tình. Chúng tôi phát cho dân hai thùng: một thùng đựng rác hữu cơ (màu xanh)và một thùng đựng rác vô cơ. Lập 38 điểm ở 38 tổ dân phố.

Sau khi thu gom thi rác hữu cơ đưa về nhà máy Cầu Diễn. Rác vô cơ đưa lên khu liên hợp Nam Sơn, Sóc Sơn để chôn lấp. Thành phố Hà Nội tham gia trong công tác tuyên truyền và giám sát. Công ty Môi truờng thì bố trí nhân lực, xe máy thiết bị. Nguời công nhân còn có vai trò hướng dẫn cho dân nếu dân làm chưa đúng.”

Trong mục đích cổ động cho sáng kiến bảo vệ môi trường 3R, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã sáng tác riêng bài hát ‘Những Ngôi sao 3R’, cho dự án sáng kiến 3R tại Hà Nội. Bài hát đuợc trình chiếu trên màn ảnh truyền hình là một trong những biện pháp tuyên truyền cho họat động phân lọai ngay từ gia đình khi thải ra.

Dư luận ủng hộ và hưởng ứng

Bản thân nguời dân tại nơi thí điểm dự án ở Hà Nội nói gì về dự án ba triệu đô nhằm giúp phát triển xã hội bền vững đó?

Một bà nội trợ tại Hà Nội cho biết: “Họ phân ba lọai rác riêng ra; nhưng nhiều khi phức tạp vì mất thời gian và chưa quen. Nay cần hướng dẫn. Bản thân thì thấy chương trình khi quen rồi, mà có lợi thì gì cũng làm được”.

Một nữ sinh ở Hà Nội phát biểu ý kiến về dự án tái chế rác và ý thức của nguời dân trong việc vứt bỏ rác: “Như thế sẽ tốt hơn thì cái gì phân hủy đuợc thì tái chế. Nhưng cũng có người còn tiện tay nhưng nếu tuyên truyền tốt hơn thì sẽ có chuyển biến. Nay thì dân hay giữ những gì tái chế đuợc để đem đi bán. Bản thân thanh niên, nguời lớn thì nay đỡ hơn: thấy thùng rác đâu mới bỏ.”

Việc phân lọai rác từ nguồn cũng đã đuợc tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh cách đây mấy năm rồi. Tổ chức Hành động vì môi truờng ENDA khởi động chuơng trình liên quan hồi năm 2003. Nguời dân tại hai quận 5 và sáu đuợc cung cấp hai thùng rác và hai lọai bịch để đựng hai lọai rác khác nhau: lọai uớt và lọai khô.

Ông Nguyễn Trung Việt, truởng phòng quản lý chất thải rắn nói về dự án đó: “Dự án đó nhỏ thôi, mục đích là xem ý thức của nguời dân trong vấn đề phân lọai rác tại nguồn”.

Ông cũng cho biết kế họach về dự án phân lọai rác sẽ thực hiện ở Sài Gòn trong thời gian tới: “Nay thì làm lớn hơn nhiều và kinh phí lên cả triệu đô la cho một quận. Phân lọai rác tại nguồn là cả một hệ thống, cần phải có hệ thống thu gom với hai lọai khác nhau nhà máy sản xuất compiost, phân lọai thứ cấp. Các dự án thì đang vào. Khi làm được thế thì giúp tái sử dụng luợng lớn chất hữu cơ để làm phân bón cho đồng ruộng, sinh khí mêtan; không cần bãi chôn lấp nữa.”

Còn dự án tại Hà Nội đang triển khai do Cơ quan Hợp Tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ đang được xúc tiến để đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học tại Hà Nội trong niên khóa đến.

Đối với lời bài hát tuyên truyền cho dự án "Hãy phân lọai rác vì đó là tài nguyên quí giá' bị chỉ trích là chưa được chuẩn, bởi lẽ theo Tiến sĩ Phạm Văn Tình, tác giả của bài viết đăng trên Báo Lao động Cuối tuần hồi ngày 6 tháng 5 thì thường người ta vẫn hiểu 'tài nguyên là nguồn của cải thiên nhiên chưa đuợc khai thác họăc đang tiến hành khai thác'. Ông viết tiếp 'những thứ vụn vặt bị vứt bỏ và coi như chẳng còn giá trị gì mà gọi là tài nguyên, mà lá tài nguyên quí giá nữa thì quả là hơi lạm dụng về ngôn từ quảng cáo'.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.