Ba quyết định căn bản của Washington về cuộc chiến tại Iraq

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Giới quan sát quốc tế luôn cho rằng cuộc chiến Iraq ngày càng sa lầy và chính quyền của Tổng thống Bush phải có biện pháp đối phó ngay nếu không muốn cuộc chiến này trở thành một thảm họa thứ hai sau Việt Nam.

WilliamCaldwellIraq200.jpg
Tướng William Caldwell, phát ngôn viên của liên quân, trả lời báo giới tại Baghdad hôm 20-11-2006. AFP PHOTO.

Tờ Washington Post vừa cho đăng tải một văn bản của Bộ Quốc Phòng được xem là hồ sơ mật về kế họach rút quân tại Iraq. Mặc Lâm tóm lược và trình bày cùng quý vị.

Thời gian thăm viếng Việt Nam có lẽ là khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng hạnh phúc nhất trong suốt gần hai nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush. Ông được chính quyền và dân chúng Việt Nam đón tiếp thật chu đáo và niềm nở.

Không ai chống đối, không ai chất vấn và quan trọng nhất là cuộc chiến Iraq được tạm quên trong suốt một tuần lễ trước khi chiếc Air force One tiếp tục đưa người chủ của nó sang Indonesia làm một cuộc viếng thăm khác.

Nhưng lần này là một quốc gia Hồi Giáo lớn nhất thế giới và những người Hồi Giáo này lại đưa ông Bush trở về thực tại. Được hơn 8,000 người đón tiếp với lời lẽ cộc cằn thô lổ Tổng thống Bush phần nào không vui mặc dù ông cho rằng đây là dấu hiệu tích cực của một xã hội dân chủ lành mạnh.

Trong buổi nói chuyện với báo chí tại Indonesia, khi được hỏi khi nào thì Mỹ sẽ rút quân, Tổng thống Bush cho biết ông chưa có một quyết định cụ thể nào về việc tăng hay giảm quân số tại chiến trường Iraq cho tới khi ông có được trong tay những ý kiến khác nhau.

Ba quyết định căn bản

Ngay sau đó nhật báo Washington Post ấn bản hôm nay đã tung ra một tập tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ về bản nghiên cứu làm cách nào để tăng hiệu quả trong cuộc chiến Iraq. Bản nghiên cứu tập trung trên ba quyết định căn bản được gọi là: Go Big, Go Long và Go Home.

“Go Big” là tăng thêm quân tối đa vào chiến trường Iraq, kế hoạch này nhắm vào việc đè bẹp lực lượng phiến quân bằng quân số áp đảo của Mỹ và đây cũng là cách cổ điển từng được áp dụng nhiều nơi, kể cả Việt Nam.

Bình luận về kế hoạch này, một nhân vật quen thuộc với Việt Nam vào những năm trước 1975 cựu Ngoại trưởng Henry Kisssinger nói rằng ông không tin giải pháp quân sự sẽ tạo nên một nhà cầm quyền vững vàng trên toàn cõi Iraq và ông cũng không tin một cuộc nội chiến tại đây sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên ngược lại với ý kiến vừa nói, Nghị sĩ John McCain một người thân cận với Tổng thống lại ủng hộ hết mình việc tăng thêm tối đa quân số cho chiến trường Iraq, với chiến lược rút quân rõ ràng:

Giải pháp thứ hai, “Go Long”, là giữ số quân tại Iraq hiện nay và tăng thêm vào khoảng 2 hoặc 30.000 quân trong ngắn hạn. Một mặt để huấn luyện binh sĩ cùng cảnh sát cũng như yểm trợ vũ khí nặng cho họ, đồng thời áp dụng chiến thuật đánh phủ đầu quân phiến loạn rồi sau đó cho chính quyền Iraq biết kế hoạch rút quân để họ lo liệu. Giải pháp này được dung hòa với giải pháp thứ nhất và xem chừng được nhiều người trong Bộ Quốc Phòng ủng hộ.

Còn giải pháp thứ ba , “Go home” có nghĩa là rút hết quân về nước thì có thể được nhiều người ủng hộ nhưng khó thực hiện vì như thế sẽ gây hỗn loạn tại Iraq và không thể nào tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra sau đó.

Phức tạp

Tướng William Caldwell, phát ngôn viên của liên quân nhận định rằng, nếu Hoa Kỳ đem quân thêm vào Iraq trong lúc này có thể sẽ đạt được kết quả ngắn hạn trong công tác ngăn chặn quân nổi dậy nhưng khó mà đạt được thành tựu về lâu về dài.

Khi được hỏi sẽ chọn giải pháp nào trong ba giải pháp vừa nêu, Nghị sĩ Joseph Biden, người sắp trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện cho biết rằng Vấn đề trọng tâm không phải là đẩy cho người Iraq đứng lên nhưng là làm sao để họ có thể đứng lại với nhau để giải quyết vấn đề.

Chiến trường Iraq phức tạp ở chỗ không phải là vấn đề phiến quân thôi mà còn vấn đề sắc tộc, tôn giáo, phe phái và bài ngoại. Đây là lý do khiến Iraq trở thành một cuộc chiến nhiều mặt và mặt nào cũng đề khó giải quyết như nhau.

Cuối cùng thì Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush cũng phải đi đến kết luận, cho dù kết luận này có đi ngược lại những gì ông từng tuyên bố trước đây.

Thông tin trên mạng:

- Pentagon May Suggest Short-Term Buildup Leading to Iraq Exit