Vệ sinh môi trường của TP. HCM sa sút nghiêm trọng


2006.11.29

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Kết quả cuộc giám sát của Ban kinh tế-Ngân sách Hội đồng Nhân dân TPHCM cho biết tình hình vệ sinh môi trường của TP hiện sa sút nghiêm trọng, và có nguy cơ ngày càng xấu đi. Vấn đề phát xuất từ nước thải, rác thải. Thanh Quang liên lạc với Thạc sĩ Hồ Long Phi - chuyên gia về lãnh vực nước thải – thuộc Đại học Bách khoa TPHCM để tìm hiểu vấn đề này. Thạc sĩ Hồ Long Phi cho biết:

SaigonRiver200.jpg
Tình hình vệ sinh môi trường của TP hiện sa sút nghiêm trọng, và có nguy cơ ngày càng xấu đi. AFP PHOTO

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Nói chung đây là một hiện trạng tồn tại từ xa xưa rồi; hồi thời Pháp xây dựng đã không quan tâm tới vấn đề này. Qua thời gian Mỹ cũng không xây dựng hệ thống nước thải riêng mà cũng không có nhà máy xử lý nước thải.

Rồi bẵng đi một thời gian dài khi kinh tế Việt Nam chậm phát triển thì đâu có ai quan tâm tới chuyện này. Cho tới bây giờ khi kinh tế khá lên rồi thì người ta mới quan tâm tới vấn đề, nhưng cũng phải có thời gian.

Hiện nay nhà máy xử lý nước thải đầu tiên được xây dựng ở Bình Chánh. Rồi sắp tới sẽ có các nhà máy khác xây dựng ở Tham Lương, ở quận 12…Tức theo kế họach thì sẽ có chừng 9 nhà máy xử lý nước thải sẽ được hình thành chung quanh thành phố này. Khi đó tình hình mới đỡ đi được. Nhưng phải cần kinh phí rất là lớn cho cả nhà máy lẫn hệ thống xử lý nước thải.

Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ, được biết phần lớn lượng nước thải từ các khu công nghiệp, những nhà máy bị đổ trực tiếp ra kênh rạch? Vấn đề này này hiện như thế nào?

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Không hẳn như vậy. Các khu dân cư thì đổ trực tiếp ra kênh rạch. Còn các nhà máy thì theo đúng quy định, bắt buộc họ phải làm nhà máy xử lý nước thải. Nhưng nhìn chung các xí nghiệp ngại tốn kém.

Nên khi có thanh tra xuống thì họ cho nước thải qua hệ thống xử lý, còn không có thanh tra thì họ đổ thẳng để đỡ chi phí xử lý. Điều này thuộc về ý thức rất là lớn – ý thức cộng đồng, ý thức dân chúng, ý thức các doanh nghiệp. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề chung của các xã hội đang phát triển.

Nên khi có thanh tra xuống thì họ cho nước thải qua hệ thống xử lý, còn không có thanh tra thì họ đổ thẳng để đỡ chi phí xử lý. Điều này thuộc về ý thức rất là lớn – ý thức cộng đồng, ý thức dân chúng, ý thức các doanh nghiệp. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề chung của các xã hội đang phát triển.

Thanh Quang: Như vậy các nhà máy xử lý nước thải từ khu công nghiệp hay các cơ sở sản xuất không được sử dụng đúng mức…

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Theo đúng quy họach thì thoạt đầu để được duyệt, xí nghiệp nào cũng phải có hệ thống xử lý nước thải hết, vì đây là một phần của giấy phép xây dựng. Nhưng mà xây dựng xong rồi họ có vận hành hay không thì rất khó kiểm tra.

Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ, được biết nước thải y tế cũng rất độc hại, nhưng nguồn nước này được kiểm soát, xử lý như thế nào không?

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Hiện nay các bệnh viện đều có hệ thống thu gom nước thải và phế thải y tế với chế độ đặc biệt hơn các chỗ khác. Nói chung cách xử lý nó hòan tòan khác với nước thải dân dụng và nước thải công nghiệp Đúng quy định thì nó có như vậy. Còn họ thực hiện như thế nào thì tôi không rõ lắm.

Thanh Quang: Thế còn nước ngầm thì sao, bị nhiễm bẩn đáng ngại không?

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Nước ngầm thì mức độ nhiễm tương đối ghi nhận được là nhiễm mặn, có nghĩa là khi tầng thủy áp hạ xuống thì nước mặn chung quanh xâm nhập vào làm cho một số giếng bị mặn, một số giếng không còn khả năng sử dụng nữa. Nói chung tình trạng ô nhiễm nước ngầm hiện nay chưa phải là trầm trọng lắm.

Thanh Quang: Thế còn nước ngầm bị nhiễm nitơ, bị nhiễm thạch tín thì sao, thưa Thạc sĩ?

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Đây là chuyện khác. Nước ngầm bị nhiễm thạch tín, hay thậm chí nước mặt cũng vậy nữa, thì nguồn gốc của nó là do nông nghiệp. Tức là do phân bón sản xuất nitơ, như vậy nó sẽ ô nhiễm xuống tầng nông nước ngầm. Còn ở những giếng người ta khai thác thì nó nằm ở tầng dưới nữa – tầng khỏang 40 – 50 mét thậm chí 70 – 80 mét.

Rác thải hiện là vấn đề lớn. Trong các quy họach dự kiến dài hạn thì người ta sẽ thực hiện nhiều giải pháp xử lý rác thải.

Tôi cho chuyện nhiễm nitơ ở nước ngầm có lẽ xảy ra ở kênh, mương, rạch nhiều hơn. Còn thạch tín thì cái cơ chế nó phức tạp hơn, nó liên quan đến độ PH nước giếng đang quan trắc. Thạch tín có sẵn ở đó nhưng độ PH cao nó không hòa tan. Một khi độ PH của nước giếng ngầm bị hạ xuống một tí thì thạch tín xuất hiện. Nhưng mà cái đó là do cấu tạo địa chất tự nhiên ở giếng nước đó.

Hiện nhiều nơi phát hiện ra thạch tín, và họ cũng đưa ra những giải pháp xử lý tại chỗ. Dân chúng có quan tâm tới các giải pháp đó hay không thực ra cũng khó mà nói.

Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ, còn lượng rác thải ngày càng nhiều ở địa bàn TP có được xử lý thích hợp không? Nghe nói hai công trường chôn lấp xử lý rác thải (Phước Hiệp và Gò Cát) đã quá tải, lại còn trục trặc kỹ thuật khiến phương hại nghiêm trọng cho môi sinh?

Thạc sĩ Hồ Long Phi: Rác thải hiện là vấn đề lớn. Trong các quy họach dự kiến dài hạn thì người ta sẽ thực hiện nhiều giải pháp xử lý rác thải.

Hiện nay thực tế mà nói thì chỉ mới có khu vực dự kiến xử lý rác thải quy mô là nằm ở Đa Phước, Bình Chánh, nơi người ta đang đầu tư, nếu tôi nhớ không lầm, là khỏang 100 triệu đô-la để làm hệ thống nước thải đầu tiên.

Thanh Quang: Xin cảm ở Thạc sĩ Hồ Long Phi rất nhiều.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.