Việt Nam cảnh báo về tình hình ô nhiễm môi trường trong nước

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Bài toán vừa bảo đảm phát triển kinh tế vừ giữ vững được môi trường sinh thái thật khó đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì lý do kinh tế mà lâu nay nhiều nơi đang hy sinh cả đến môi trường sống của họ.

environment_women200.jpg
AFP PHOTO

Đến khi hệ sinh thái mà người ta sống trong đó bị phá vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thì người ta mới giật mình và dường như mọi họat động cứu vãn trở nên quá muộn màng.

Vào hôm 27 tháng hai vừa qua, Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc kiểm điểm công tác quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường. Đây được xem là lời cảnh báo về tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay.

Vậy thực tiễn ra sao? Và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực mô trường lâu nay giúp ngăn chặn việc gây ô nhiễm thế nào?

Đó là đề tài của chuyên mục Khoa học & Môi trường kỳ này. Mời quí thính giả và các bạn theo dõi.

Phát triển nhanh chóng

Hình ảnh của biết bao nhà máy mọc lên trong các khu công nghiệp cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Tuy nhiên, những nhà máy được xây dựng mà không bảo đảm những qui định về xử lý chất thải đã gây hại đáng kể cho môi trường sống của con người.

Hai ba xí nghiệp may, bao bì, mỹ phẩm Sài Gòn, thuốc tây này, nhà máy giấy vệ sinh ,đá lót nhà… Như tôi bị viêm xoang này, đi khám thì người ta nói là do bị ảnh hưởng môi trường. Bác sĩ bảo phải tránh nhưng cuộc sống thì làm sao tránh được. Sống trong khu công nghiệp thì phải khác ở khu dân cư.

Một phụ nữ hiện là công nhân tại Khu công nghiệp Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

“Hai ba xí nghiệp may, bao bì, mỹ phẩm Sài Gòn, thuốc tây này, nhà máy giấy vệ sinh ,đá lót nhà… Như tôi bị viêm xoang này, đi khám thì người ta nói là do bị ảnh hưởng môi trường. Bác sĩ bảo phải tránh nhưng cuộc sống thì làm sao tránh được. Sống trong khu công nghiệp thì phải khác ở khu dân cư.”

Không chỉ bản thân chị mà con của chị cũng bị nhiễm bệnh: "Bị hen phế quản từ năm 2000. Tôi đưa cháu bé lên Đại học Y dược thì người ta cũng bảo là do môi trường."

Về chế độ làm việc trong môi trường độc hại thì chị cho biết: "Mỗi tháng mấy chục ngàn. Làm cho công ty cổ phần thì có nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có. Được mấy chục ngàn thì không thấm vào đâu."

Tình trạng thải các chất độc hại một cách tùy tiện vào môi trường còn gây hại đến các lọai sinh vật khác như tôm cá trên sông. Tại ven sông Đồng Nai nhiều hộ dận nuôi cá lâm cảnh phá sản vì nước thải của các nhà máy ven sông đổ ra làm chết cá nuôi trong bè của họ. "Đi chợ thì người ta cho biết là cá chết do ô nhiễm."

Lệ thuộc vào nhà nước

Phía các công ty sản xuất thì luôn cho là mình đều tuân thủ quy định của nhà nước. Tuy nhiên cách làm của họ phải lệ thuộc vào nhà nước. Giám đốc công ty TNHH Đại Dương ở Nha Trang cho biết:

“Mình đưa nước qua lọc rồi đưa ra ống thải của nhà nước. Mình chỉ làm sơ bộ còn đưa ra hệ thống nhà nưước tập trung lại rồi xử lý cho ra nước sạch lại. Đây là qui trình do công ty kiểm nghiệm, kiểm tra thực phẩm Việt Nam.”

Số liệu mà Tờ Sài Gòn Giải Phóng loan đi hồi tuần qua cho thấy trong tổng số hơn 400 cơ sở thuộc diện phải xử lý ô nhiễm môi trường triệt để trong giai đọan từ năm 2003 đến năm 2007 thì mới chừng 36% được đánh giá là đạt yêu cầu về việc xử lý chất thải.

Sự tham gia của cộng đồng ngày càng nhiều hơn và có ý nghĩa hơn, ví dụ như là điều tra về môi trường, phản biện xã hội đối với cách chính sách qui phạm pháp luật của các tổ chức kể cả nhà nước.

Thống kê mà các sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh nêu ra là toàn bộ những cơ sở có phát sinh nước thải bỏ qua khâu xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, và cũng hầu như tất cả những doanh nghiệp phát thải khí không có thiết bị xử lý chất thải nguy hại.

Khi cơ quan chức năng đi kiểm tra thì có đến hơn 96% các doanh nghiệp mắc phải vi phạm trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đối với mặt quản lý nhà nước thì có ý kiến cho rằng tốc độ ban hành văn bản pháp luật qui định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá chậm chạp so với tình hình thực tiễn. Hiện còn rất thiếu các văn bản hướng dẫn về kiểm soát và khắc phục sự cố môi trường, quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm.

Còn yếu

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, thuộc Hội Bảo vệ Thiên Nhiên & Môi trường Việt Nam cho biết về tình hình liên quan tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với Gia Minh sau đây:

Gia Minh: Hội đang giúp gì cho các đơn vị sản xuất và người dân?

Tiên sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Hội đang làm theo tôn chỉ, mục đích làm ra. Càng ngày càng hiểu vai trò của cộng đồng và NGO trong công tác bảo vệ môi trường, nên cũng phần nào đáp ứng.

Gia Minh: Các tổ chức NGO giúp đến đâu, thể hiện qua những việc gì?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Vai trò của NGO ngày càng đựoc chú ý và nâng cao, họ nay họat động khá rộng tại Việt Nam.

Về mặt lý luận thì đã cũng nhận thức tương đối đầy đủ và chỉ ra trong các kế họach rồi nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện thôi. Trong lĩnh vực này thì chúng thôi còn kém lắm.

Sự tham gia của cộng đồng ngày càng nhiều hơn và có ý nghĩa hơn, ví dụ như là điều tra về môi trường, phản biện xã hội đối với cách chính sách qui phạm pháp luật của các tổ chức kể cả nhà nước.

Gia Minh: Báo chí trong thời qian qua nêu ra những điểm nóng, chúng đựơc chú ý ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Thực tế mới nêu ra một số chứ càng làm thì càng thấy có nhiều vần đề.

Gia Minh: Việc nhà nước giúp cho hội thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Theo truyền thống thì đa số các hội ở Việt Nam chưa tự lực được nên phải có sự hổ trợ của nhà nước như tạo điều kiện về hành lang pháp lý, điều kiện họat động, và công việc cho các hội làm.

Gia Minh: Nhưng làm từ từ thì sao giải quyết được?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Có những việc phải làm ngay như dầu tràn, làng ung thư, bãi rác thì không thể để qua ngày được. Còn như xử lý hậu quả của chiến tranh hoá học thì có thể chờ đợi vì đòi hỏi đầu tư lớn hơn, nghiên cứu kỹ hơn…

Có thể tìm ra lý do chưa giải quyết thỏa đáng, không thể nào giải quyết tốt ngay một lúc. Tuy nhiên cũng có những khâu, việc,lúc mà người ta làm không tốt mà lẽ ra khả năng phải làm tốt đuợc. Công luận có lên án và yêu cầu. Điều này đặt ra cho các cơ quan quản lý phải nổ lực hơn nữa. Nay thì hiệu quả công việc của họ vẫn chưa như mong đợi của nhiều người.

Gia Minh: Những biện pháp nào cần làm để đạt phát triển bền vững?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh: Về mặt lý luận thì đã cũng nhận thức tương đối đầy đủ và chỉ ra trong các kế họach rồi nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện thôi. Trong lĩnh vực này thì chúng thôi còn kém lắm.

Tại hội nghị về công tác quản lý tài nguyên – môi trường hôm 27 tháng 2 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong thời gian tới công tác chính là phải bổ sung và hoàn thiện các chính sách về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Có thể nói để mọi cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp trong xã hội đều có thể tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường để hệ sinh thái được cân bằng thì vai trò của các nhà quản lý xã hội thật quan trọng.

Bởi lẽ môi trường cuộc sống muôn mặt mà tầm nhìn của từng cá nhân thì mỗi khác, nếu không có một chiến luợc nhìn xa trông rộng ở cấp nhà nước thì chỉ một họat động tắc trách của một cá nhân hay cơ sở nào đó cũng có thể đưa đến hậu quả hủy họai khôn lường trong tự nhiên.