Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Việt Nam đang nỗ lực xúc tiến thị trường chứng khoán nhằm góp phần phát triển kinh tế cho hiệu quả hơn. Sau 4 năm khai trương thị trường chứng khoán đầu tiên ở TPHCM, Việt Nam hôm thứ Ba đã mở Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội.

Một chuyên gia kinh tế, tài chánh nhận xét về Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)
Lên tiếng nhân khi tham dự buổi khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho biết rằng Việt Nam kiên quyết xây dựng kinh tế thị trường, và đà phát triển kinh tế sẽ dựa vào hệ thống thị trường chứng khoáng vững mạnh trong nước.
Tạo điều kiện
Vẫn theo ông Dũng thì nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung tâm chứng khoáng Hà Nội nói riêng, và thị trường chứng khoáng ở Việt Nam nói chung. Phó thủ tướng Dũng cũng đề cập tới việc sớm hoàn thiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là Luật chứng khoáng, để phát triển thị trường chứng khoáng.
Trong khi đó Bộ trưởng tài chánh Nguyễn Sinh Hùng nói rằng Bộ Tài chánh đặc biệt chú trọng và giúp giải quyết những khó khăn của Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội.
Được biết Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội đã tiến hành phiên chợ chứng khoáng đầu tiên trong ngày khai trương cở sở này, với phiên đấu giá cổ phần của Nhà máy cổ phần thiết bị bưu điện đã kết thúc thành công: Gần 152,000 cổ phần bán được, với tổng số tiền đấu giá lên gần 25 tỷ đồng – tăng hơn 10 tỷ so với dự kiến ban đầu.
Thứ trưởng Tài chánh Lê Thị Băng Tâm cho rằng kết quả tốt đẹp trong việc mua bán cổ phiếu này – cùng một số cổ phiếu trước đó ở thị trường chứng khoáng TPHCM – chứng tỏ chính sách cổ phiếu hoá của Việt Nam đang đi đúng chiều hướng.
Tình trạng "âm thầm"
Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội được hình thành, giữa lúc chính phủ Việt Nam chuẩn bị xúc tiến công cuộc cải cách kinh tế và cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh, vào khi nhiều doanh gia hàng đầu trong các lãnh vực như viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực… tiến hành việc bán cổ phiếu, góp phần cho thị trường chứng khoáng trở nên sôi động hơn.
Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng sau ngày tưng bừng khai trương, thị trường chứng khoáng Hà Nội có thể bị lâm vào tình trạng “âm thầm”, nếu thiếu phương cách thu hút doanh nghiệp và thương giới.
Kinh nghiệm đã qua cho thấy không ít nhà đầu tư đã phải rời bỏ sàn chứng khoáng ở TPHCM, sau những đợt bị lỗ nặng.
Kể từ khi thị trường chứng khoáng TP HCM được thành lập cách nay hơn 4 năm, hoạt động chứng khoáng Việt Nam nói chung không được khả quan, trong bối cảnh công chúng chưa hiểu nhiều về chứng khoáng, nếu có đầu tư thì cũng ngại tham gia đấu giá, không biết đặt giá nào cho hợp lý; đã có nhiều trưởng hợp lỗ nặng vì đặt giá mua cổ phiếu quá cao.
Theo thống kê của Ủy ban chứng khoáng nhà nước thì có hơn 20,000 tài khoảng đăng ký giao dịch, nhưng thực ra trong mỗi phiên, số tài khoảng tham gia rất hạn chế, chỉ tới vài trăm.
Lý do nào khiến gây trở ngại?
Ông Trần Xuân Hà, chủ tịch Ủy ban chứng khoáng nhà nước cho biết trong số 2.400 công ty quốc doanh đã được cổ phần hoá kể từ khi Việt Nam bắt đầu kế họach giải tư hồi năm 1992, cho đến giờ chỉ có 27 doanh nghiệp được niêm yết và giao dịch ở thị trường chứng khoáng TPHCM.
Việc đầu tư vào các cổ phiếu này cũng rất bấp bênh, vì thiếu thông tin về các yếu tố cần thiết như tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu, giá cả trung thực trên thị trường…
Vẫn theo ông Trần Xuân Hà, trong khi họat động tại thị trường chứng khoáng TPHCM còn trong tình tạng có thể nói là “sơ khai”, thì triển vọng của Trung tâm giao dịch chứng khoáng Hà Nội khó có thể sáng sủa.
Chuyên gia kinh tế, tài chánh vừa rồi nhận xét về thị trường chứng khoáng của Việt Nam, nói chung, như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)
Câu hỏi được nêu lên là lý do nào khiến gây trở ngại cho sự phát triển thị trường chứng khoáng Việt Nam. Chuyên gia kinh tế tài chánh nhận xét về vấn đề này: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)