Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Nhà nước sẽ đầu tư 85 triệu đôla để hỗ trợ y tế và cải tiến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của chương trình nhằm khám và chữa bệnh cho dân nghèo và tiến tới việc khống chế các bệnh dịch ở đồng bằng Cửu Long.

Để tìm hiểu thực tế ra sao trong vấn đề chăm sóc y tế và sức khỏe của dân chúng trong vùng, phóng viên Đài Á Châu Tự Do chúng tôi hỏi thăm hai cư dân ở Đồng Tháp và Bạc Liêu.
Tự ai nấy lo
Bà Hòa cho biết dân chúng trong vùng bà sinh sống không đón nhận tin do báo chí loan tải về việc hỗ trợ y tế vùng đồng bằng Cửu Long như một điều phấn khởi, vì đó chỉ là vấn đề lý thuyết, trên thực tế thì khác hẳn những gì báo chí nói.
Theo bà thì cho dù nhà nước có đổ một khoảng tiền thật lớn vào mạng lưới y tế công cộng thì dân chúng cũng chỉ hưởng được một phần nhỏ nhoi nào đó thôi.
Bà kể lại rằng mỗi khi đau yếu thì mạnh ai nấy lo chữa chạy chứ nếu trông cậy vào chánh quyền các cấp thì hoài công.
Theo chị Nở thì muốn chăm sóc người dân đúng mức, các quan chức y tế từ bác sĩ, quản lý, y tế cần phải đến thăm tận nơi, tìm hiểu ngọn nguồn, chứ dân chúng Nam Bộ hiện còn rất xa lạ với vấn đề y tế công cộng, vì đa số thuộc diện nghèo khó và thiếu thốn mọi thông tin cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Bà nhấn mạnh là chỉ những người nghèo khó, không còn cách nào diễn tả hoàn cảnh khốn khó tột cùng của họ, thì may ra mới được chánh quyền sở tại để ý tới.
Bà tán thành tin tức do các báo loan tải xác nhận hiện giờ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ mắc các loại bệnh truyền nhiễm như lao phổi, sốt rét, HIV/AIDS, rất cao.
Tuy nhiên, bà cũng ghi nhận những thành quả mà bà đánh giá là “tốt” trong việc hộ sản, chăm sóc các bà mẹ và thai nhi, khi sinh nở, ở vùng đồng bằng Cửu Long.
Trong đoạn cuối của câu chuyện, bà Hòa ở Đồng Tháp giải thích rằng, báo đài thì bao giờ cũng vẽ ra khía cạnh tốt đẹp chính sách của nhà nước, sự thật thì theo bà, ai có thân thì nấy lo.
Thiếu thông tin
Kế đó, chị Nở một cư dân khác cũng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, đa số người dân nơi đây không hay biết gì về mạng lưới y tế của chánh quyền. Mỗi khi đau yếu thì họ nằm chờ gia đình tiếp cứu bằng phương tiện riêng có trong tay.
Theo chị thì muốn chăm sóc người dân đúng mức, các quan chức y tế từ bác sĩ, quản lý, y tế cần phải đến thăm tận nơi, tìm hiểu ngọn nguồn, chứ dân chúng Nam Bộ hiện còn rất xa lạ với vấn đề y tế công cộng, vì đa số thuộc diện nghèo khó và thiếu thốn mọi thông tin cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.