Phương pháp điều trị bệnh phong cùi

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chào mừng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức khỏe và Đời sống" của đài Á Châu Tự Do sáng thứ sáu hàng tuần. Qua những cuộc trao đổi giữa Trà Mi với các bác sĩ trong và ngoài nước thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau,

LeprosyPhongCui150.jpg
Một bệnh nhân cùi ở Cambodia. AFP PHOTO

“Sức khoẻ và đời sống” sẽ cung cấp kiến thức y học tổng quát nhằm giúp nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Với đề tài nói về bệnh phong, một căn bệnh từng bị liệt vào “tứ chứng nan y” nay đã có thuốc chữa, trong chương trình “Sức khoẻ và đời sống” tuần trước, bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã trình bày những nguyên nhân, nguy cơ gây bệnh, các đường lây lan chủ yếu, dấu hiệu giúp nhận biết bệnh, cũng như các di chứng tai hại đối với sức khoẻ bệnh nhân.

Điều đáng mừng là y học tiến bộ ngày nay đã có cách đối phó với căn bệnh ngặt nghèo này. Phương pháp điều trị ra sao? Thời gian điều trị thừơng kéo dài bao lâu? Cách thức chăm sóc bệnh nhân và tự phòng bệnh cho mình như thế nào?

Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo với bác sĩ Đức, chuyên khoa gia đình và lão khoa với trên 40 năm kinh nghiệm hiện đang hành nghề tại Hoa Kỳ.

Ông là tác giả của nhiều cuốn sách viết về kiến thức y học và sức khoẻ, và cũng từng góp mặt trong các phái đoàn chuyên gia tình nguyện về Việt Nam giúp bà con tại những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh:

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Cách đây chừng 5-6 chục năm, bệnh phong được chữa bằng các loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và khó khăn cho người bệnh. Bệnh nhân phải uống thuốc lâu dài, có khi đến suốt đời. Tuy nhiên, kể từ 1960 xuất hiện hai loại thuốc mới là Rifampin và Clofazimine thì việc điều trị bệnh phong trở nên dễ dàng.

Từ năm 1995, tổ chức Y tế thế giới đã đề nghị dùng đa dược trị liệu gồm 3 loại thuốc phối hợp với nhau là Dapsone, Rifampin và Clofazimine để điều trị bệnh phong. Kết quả là sau 12 tháng là bệnh nhân có thể được lành bệnh. Những bệnh nhân nhẹ hơn thì thời gian điều trị chỉ chừng 6 tháng là khỏi. Đáng chú ý là sau khi uống liều thuốc đầu tiên, bệnh không còn khả năng lây lan nữa, nghĩa là các vi khuẩn trong cơ thể ngừơi bệnh được tiêu trừ rất nhiều, và đặc biệt, sau khi chữa lành bệnh thì bệnh không có khả năng tái phát. Với phương pháp điều trị này thì không có biểu hiện lờn thuốc như các loại thuốc trứơc đây sử dụng.

Ba loại thuốc này đều là thuốc uống. Đối với Rifampin, trong 1 tháng, chỉ uống 1 viên 1 lần. Thuốc Dapsone thì bệnh nhân uống 100 mg mỗi ngày trong nửa năm. Hiện tại, những loại thuốc này đều được cơ quan Y tế thế giới cung cấp miễn phí cho tất cả các bệnh nhân trên toàn cầu.

Trà Mi: Đối với bệnh phong có cách nào phòng ngừa hữu hiệu thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thứ nhất, bệnh phong rất khó lây lan. Thứ hai, hiện vẫn chưa rõ bệnh này lây lan từ ngừơi sang ngừơi bằng cách nào, tuy nhiên số bệnh phong trên thế giới hiện giờ đã giảm đi rất nhiều. Trứơc đây, ngừơi ta nghĩ đến việc chủng ngừa bệnh phong với loại thuốc gọi là BCG nhưng phương pháp này cũng không hữu hiệu cho lắm cho nên nay cũng ít được sử dụng.

Lời khuyên của các nhà khoa học là tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất nứơc từ bệnh nhân tiết ra như từ ở mũi, miệng, các vết thương vì các dịch tiết này mang rất nhiều vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Nếu chúng ta hiểu rõ căn nguyên, diễn tiến, và biến chứng của bệnh thì có thể đề phòng được sự lây lan của bệnh. Xin nhắc lại bệnh phong rất khó lây lan từ ngừơi sang ngừơi.

Trà Mi: Mặc dù y học ngày nay đã có thể chữa trị dứt hẳn bệnh phong cũng như kiềm chế đựơc sự phát triển của vi trùng phong, tuy nhiên một khi mắc phải, bệnh nhân khó tránh khỏi các biến chứng và hậu quả do bệnh để lại, phải không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Vâng, đây là một điều rất quan trọng. Hiện nay đa số bệnh nhân phong ở các nứơc như Việt Nam đều do các biến chứng và dị tật của bệnh lưu truyền lại. Vấn đề chính là chăm sóc bệnh nhân.

Hiện giờ ở Việt Nam vẫn còn một số ngừơi ngộ nhận đối với bệnh phong. Chúng ta cần phải loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với bệnh nhân. Cần phải xem đây là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra có thể chữa đựơc, cần hướng dẫn quần chúng về bệnh phong hầu thay đổi quan niệm và thái độ của xã hội đối với bệnh nhân phong. Ngoài ra, cần lưu ý phát hiện và điều trị sớm đối với căn bệnh này.

Trà Mi: Bệnh phong không lây lan qua tiếp xúc thông thừơng như bắt tay hay va chạm?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Chỉ cần cẩn thận một chút là đừng để tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hay các nứơc dịch tiết ra từ bệnh nhân.

Trà Mi: Đối với bệnh nhân phong, vấn đề lập gia đình và sinh con có bị ảnh hửơng gì không?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Tôi có đến thăm một số làng phong ở Tuyên Quang, Việt Nam và thấy rằng có những gia đình bệnh nhân phong vẫn sinh con như ngừơi bình thừơng, trừ khi những bệnh nhân nam có biến chứng về đường sinh dục thì mới bị vô sinh mà thôi.

Xã hội cần đặc biệt giúp đỡ bệnh nhân phong về phương diện kinh tế vì những di hậu của căn bệnh, bệnh nhân phong không có khả năng lao động và sản xuất như ngừơi thừơng.

Trà Mi: Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì sự cộng tác trong chương trình hôm nay.

(xin theo dõi toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Theo dòng câu chuyện:

- Tìm hiểu bệnh phong cùi

- Wikipedia - Leprosy

- Wordl Health Organization - Leprosy

Thông tin trên mạng: