Tâm sự của một phụ nữ trẻ nạn nhân của HIV/AIDS
2006.12.05
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Nhắc tới bệnh nhân AIDS, người ta thường liên tưởng đến những thành phần bị xem là “tệ nạn xã hội” như mại dâm hay tiêm chích ma tuý, và dành cho họ một ánh mắt thành kiến, xa lánh, thậm chí là kỳ thị. Vì nỗi mặc cảm lớn lao đó cho nên phần đông những người mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này tại Việt Nam đều âm thầm cam chịu những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, ít ai dám thổ lộ về bệnh tình của mình.
Có một phụ nữ trẻ ở Hà Nội trong một tai nạn bất ngờ đã không may trở thành nạn nhân của HIV/AIDS. Thế nhưng không lâu sau ngày phát hiện mình mang trong người virus HIV, chị đã mạnh dạn công khai tình trạng của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước, tích cực dấn thân vào rất nhiều hoạt động xã hội với mong muốn giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ và tuyên truyền kiến thức phòng tránh AIDS trong cộng đồng.
Người phụ nữ mà Trà Mi vừa nhắc tới tên là Đào Phương Thanh. Mời quý vị cùng gặp gỡ trong chương trình hôm nay:
Phương Thanh: Em là Đào Phương Thanh, 38 tuổi, hiện là trưởng nhóm Hoa Sữa, Hà Nội, nhóm tự lực của những người nhiễm HIV.
Trà Mi: Cô trở thành bệnh nhân AIDS lâu chưa?
Phương Thanh: Từ năm 2004, khi em giúp đỡ 1 người em trai bị AIDS không may khi rút kim tiêm truyền thì bị kim đâm vào tay, và không được uống thuốc phơi nhiễm cho nên chưa đến 3 tháng, sau 3 lần xét nghiệm thì em đã có kết quả dương tính HIV.
Trà Mi: Thế còn tình trạng của người em trai cô hiện giờ thì sao?
Trong vòng 72 tiếng mà được uống thuốc phơi nhiễm, tức thuốc kháng virus, thì khả năng bị lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Thế nhưng ngay khi bị tai nạn thì phải tìm đến bác sĩ khám xem kết quả của mình có âm tính hay không.
Phương Thanh: 20 ngày sau khi em bị kim đâm vào tay thì người em trai của em đã qua đời.
Trà Mi: Trong trường hợp rủi ro bị kim tiêm đâm phải như vậy, có biện pháp nào có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh lây truyền sang cho mình kịp thời không?
Phương Thanh: Trong vòng 72 tiếng mà được uống thuốc phơi nhiễm, tức thuốc kháng virus, thì khả năng bị lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Thế nhưng ngay khi bị tai nạn thì phải tìm đến bác sĩ khám xem kết quả của mình có âm tính hay không.
Lúc đầu khi em bị thì em có kết quả âm tính nhưng đáng tiếc rằng đã sau 20 ngày nên uống thuốc phơi nhiễm không còn tác dụng nữa rồi. Chứ nếu trong vòng 72 tiếng đầu mà được uống thuốc phơi nhiễm thì khả năng mình bị sẽ được giảm đi rất nhiều.
Trà Mi: Kể từ khi cô phát hiện mình bị nhiễm phải căn bệnh hiểm nghèo này, cuộc sống của cô ra sao? Có thay đổi, biến chuyển gì không?
Phương Thanh: Nó chỉ thay đổi lúc ban đầu vì bị sốc. Còn bây giờ thì cuộc sống của em đã ổn định lại. Chồng em đã qua đời vì tai nạn khi em còn rất trẻ. Hiện giờ em đang nuôi 1 đứa con gái và 2 đứa cháu không còn bố mẹ. Trước đây ông bà nuôi nhưng ông bà mất rồi thì em phải nuôi chúng luôn.
Trà Mi: Thế thì trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cô làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho các cháu?
Phương Thanh: Vẫn sinh hoạt chung, ăn ở rất bình thường. Em chỉ lưu ý tránh không để đứt tay, đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, kèm cắt móng tay…đều dùng riêng. Những gì liên quan đến máu đều dùng riêng. Bây giờ sức khoẻ của em cũng ổn định lại, CD4 lên được gần 400, tức khả năng phục hồi rất là tốt.
Vẫn sinh hoạt chung, ăn ở rất bình thường. Em chỉ lưu ý tránh không để đứt tay, đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, kèm cắt móng tay…đều dùng riêng. Những gì liên quan đến máu đều dùng riêng. Bây giờ sức khoẻ của em cũng ổn định lại, CD4 lên được gần 400, tức khả năng phục hồi rất là tốt.
Trà Mi: Như vậy rất đáng mừng. Thế nhưng những ngày đầu khi phát hiện mình bị bệnh AIDS, cô có thể cho biết ánh mắt xã hội và những người xung quanh nhìn cô như thế nào?
Phương Thanh: Lúc đó em dấu tất cả mọi người vì em bị sốc rất nặng. Thời điểm đó bố em vừa qua đời vì bệnh ung thư. Sau đó chỉ 9 ngày, em trai em qua đời vì AIDS. Rồi đến mẹ em cũng mất. Liền một lúc 3 người thân trong gia đình đều ra đi. Cho nên em sốc rất nặng, em dấu không cho con gái mình biết, lúc đó cháu mới học lớp 10.
Trà Mi: Thời gian ấy đối với các sinh hoạt ngoài xã hội, tiếp xúc bên ngoài xã hội cô có gặp khó khăn gì không?
Phương Thanh: Trước khi em công khai tình trạng của mình, em có hỏi con gái thì cháu nói nếu như mẹ cảm thấy có lợi cho mẹ và mọi người thì mẹ cứ công khai. Thế là em đã quýêt định công khai tình trạng của mình lên truyền hình. Ngay sau đó, cả con gái và 2 đứa con nuôi của em đều được nhà trường giúp đỡ chứ không hề có sự kỳ thị gì cả.
Trà Mi: Những động lực nào khiến chị mạnh dạn đứng ra công khai với xã hội mình là một bệnh nhân AIDS trong khi ở Việt Nam vẫn còn quá nhiều thành kiến đối với những nạn nhân không may như chị?
Phương Thanh: Bởi em nhìn thấy rất nhiều người nhiễm HIV họ khổ quá. Thực tế là đám tang em trai em, ngoài gia đình ra, không có ai đi đưa. Thực tế đau buồn này làm em trăn trở rất nhiều. Nếu mình không dũng cảm đứng ra chấp nhận sự thật thì mọi người vẫn cho rằng những người nhiễm HIV là những người xấu, những thành phần bỏ đi.
Cho nên em quyết định công khai bệnh tình của mình. Khi đã công khai rồi thì thật sự là công việc của em rất là nhiều. Em còn phải cố gắng làm việc nhiều hơn trứơc để chứng minh với mọi người rằng khi những người nhiễm HIV được hỗ trợ kịp thời, được giúp đỡ thì người ta vẫn có thể trở thành những con người tốt cho xã hội.
Bản thân em khi công khai tình trạng của mình thì không bị kỳ thị đối xử mà ngược lại em được rất nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ như tổ chức Policy hay Smartwork. Bây giờ em đã được hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng để có thể đi giúp đỡ cộng đồng, giúp những người bị nhiễm HIV ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng.
Trà Mi: Xin được hỏi thăm cô về tình hình chung, cô nhận thấy giới trẻ ở Việt Nam, sự hiểu biết và nhận thức của họ về HIV/AIDS như thế nào?
Phương Thanh: Thật ra các biện pháp tuyên truyền ở đây cũng rất nhiều, nhưng là người tham gia giảng dạy về kiến thức HIV/AIDS với tổ chức Smartwork, em nhận thấy mọi người có thể là biết về bệnh AIDS đấy, nhưng để hiểu đúng về căn bệnh này thì cũng còn rất hạn chế.
Bởi em nhìn thấy rất nhiều người nhiễm HIV họ khổ quá. Thực tế là đám tang em trai em, ngoài gia đình ra, không có ai đi đưa. Thực tế đau buồn này làm em trăn trở rất nhiều. Nếu mình không dũng cảm đứng ra chấp nhận sự thật thì mọi người vẫn cho rằng những người nhiễm HIV là những người xấu, những thành phần bỏ đi.
Trà Mi: Cô thấy những hoạt động tuyên truyền hiện nay hiệu quả tới đâu?
Phương Thanh: Thật ra thì bây giờ đài báo ra rả, TV suốt ngày, thế nhưng mà người ta nếu không liên quan thì không quan tâm. Ai cũng nghĩ rằng nếu mình không liên quan đến tệ nạn xã hội thì mới có nguy cơ bị nhiễm HIV. Quan niệm này hoàn toàn sai vì đâu phải chỉ có liên quan tới tệ nạn xã hội mới bị nhiễm HIV, mà ai cũng có nguy cơ cả.
Trà Mi: Vâng, như trường hợp của cô là một ví dụ, một điều không may bất ngờ xảy đến…
Phương Thanh: Vâng
Trà Mi: Cô cho rằng các hoạt động tuyên truyền về HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay chưa mấy hiệu quả. Là một bệnh nhân AIDS, cô có những đề nghị như thế nào? Cô mong muốn những sự tiến triển như thế nào để mang lại hiệu quả cao hơn?
Phương Thanh: Việc tuyên truyền vẫn phải tiếp tục thôi, nhưng theo em thì nên lồng ghép những kiến thức này vào trong học đường. Để phát huy hiệu quả cao hơn, mình phải đưa được kiến thức sâu rộng đến từng người dân, tới cộng đồng, chứ không phải chỉ ra rả trên truyền hình.
Trà Mi: Trong công tác của cô hiện nay, cô tiếp xúc rất nhiều bệnh nhân AIDS, cô nhận xét về tình hình chung của bệnh nhân AIDS ở Việt Nam hiện giờ ra sao? Xã hội nhìn nhận và đối xử với họ như thế nào?
Phương Thanh: Ở Việt Nam, sự kỳ thị phân biệt đối xử vẫn còn ở rất nhiều nơi. Thế nhưng tại các thành phố lớn chẳng hạn như Hà Nội thì đã được cải thiện rất nhiều rồi, chị ạ.
Trà Mi: Còn về phía những bệnh nhân AIDS, sự phản ứng và tiếp nhận của họ đối với những sự giúp đỡ từ xã hội ra sao?
Những người công khai bệnh AIDS như em hay Phạm Thị Huệ hiện giờ ở Việt Nam rất ít. Cho nên, việc tụi em phải đến các cơ quan, tỉnh thành để làm công tác tuyên truyền cũng chiếm hết thời gian rồi. Nhưng bạn của em thì có những người làm công tác tiếp cận với các đối tượng tiêm chích ma tuý hay gái mại dâm..Họ cho biết việc tiếp cận rất là khó khăn, đa phần họ tránh né.
Phương Thanh: Khi bọn em đi tiếp cận với họ để giúp đỡ họ thì dễ dàng hơn vì chúng em là những người cùng cảnh ngộ . Họ tin tưởng mình hơn. Với sự nhiệt tình giúp đỡ, mình cũng đã tác động đến họ rất nhiều, giúp họ đến được với các dịch vụ khám chữa bệnh, tư vấn, để họ được tiếp cận với thuốc men cải thiện sức khoẻ.
Trà Mi: Khi cô đi tiếp xúc tuyên truyền về bệnh AIDS, chắc là cô cũng có gặp các đối tượng nguy cơ cao như gái mại dâm…Sự tiếp nhận của các thành phần này như thế nào?
Phương Thanh: Những người công khai bệnh AIDS như em hay Phạm Thị Huệ hiện giờ ở Việt Nam rất ít. Cho nên, việc tụi em phải đến các cơ quan, tỉnh thành để làm công tác tuyên truyền cũng chiếm hết thời gian rồi. Nhưng bạn của em thì có những người làm công tác tiếp cận với các đối tượng tiêm chích ma tuý hay gái mại dâm..Họ cho biết việc tiếp cận rất là khó khăn, đa phần họ tránh né.
Trà Mi: Những nơi bệnh nhân AIDS có thể tìm đến để được chăm sóc hay điều trị là miễn phí hay phải tốn tiền?
Phương Thanh: Hiện nay, những nơi họ thực hiện dự án thì được miễn phí. Ngoài ra, vẫn phải tốn tiền, chị ạ. Những người không biết tìm tới các nơi có dự án hỗ trợ bệnh nhân AIDS thì vẫn phải mất tiền. Nếu khu vực nào, địa phương nào, hay bệnh viện nào có dự án thì bệnh nhân AIDS sẽ được miễn phí.
Trà Mi: Đối với các bệnh nhân AIDS chưa hiểu biết nhiều, cô sẽ nói gì với họ? Những địa điểm nào họ cần tìm đến hay những nơi nào họ cần tới để được tham khảo, điều trị, chăm sóc miễn phí?
Phương Thanh: Bây giờ ở Việt Nam có những tổ chức quốc tế giúp đỡ, hỗ trợ nhiều khoản tiền rất lớn dành cho HIV/AIDS. Hầu như ở các trung tâm y tế, các bệnh viện lâm sàng nhiệt đới đều có những khoa khám chữa bệnh miễn phí cho người nhiễm HIV.
Nếu mọi người tự tin tìm đến để tiếp cận hỏi han thì sẽ được điều trị miễn phí, tuỳ theo dự án ở từng bệnh viện, ví dụ như bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội. Các phòng tư vấn miễn phí hiện nay cũng đã đưa về tuyến huyện rồi. Đến đây, mọi người sẽ được tư vấn. Nơi có phương tiện sẽ làm xét nghiệm cho mình luôn, nếu không thì họ sẽ chuyển gửi đến nơi hữu quan.
Trà Mi: Trong trường hợp không được miễn phí thì chi phí điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay có cao lắm không?
Với những người thanh niên trẻ ngày nay, em mong muốn họ hãy hiểu biết về HIV để tự bảo vệ mình. Đây là căn bệnh tuy dễ lây nhưng phòng được, nên các bạn hãy hiểu biết để giữ bản thân mình và giữ cho mọi người.
Phương Thanh: Thuốc cũng nhiều loại nhưng phát đồ điều trị tầm 800 ngàn đến hơn 1 triệu mỗi tháng.
Trà Mi: Như vậy cũng khá cao so với thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay.
Phương Thanh: Vâng
Trà Mi: Đối với các bạn thanh niên cũng như đối với những người đã lỡ mắc phải căn bệnh này rồi, một lời khuyên từ một bệnh nhân AIDS, cô sẽ nói gì? Phương Thanh: Với những người cùng cảnh ngộ, em khuyên họ hãy tự tin đến với những dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện để được điều trị miễn phí càng sớm càng tốt , hầu kéo dài cuộc sống của mình.
Mọi người nên ý thức tránh bội nhiễm cũng như lây lan cho cộng đồng. Thật ra, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS như em vẫn còn có thể làm rất nhiều việc cho gia đình, xã hội. Cũng mong rằng các bạn, tùy theo khả năng sức khoẻ của mình, hãy làm những việc có ích cống hiến cho xã hội.
Với những người thanh niên trẻ ngày nay, em mong muốn họ hãy hiểu biết về HIV để tự bảo vệ mình. Đây là căn bệnh tuy dễ lây nhưng phòng được, nên các bạn hãy hiểu biết để giữ bản thân mình và giữ cho mọi người.
Mong ứơc sao y học sớm tìm ra thuốc chữa căn bệnh nguy hiểm này, và nhất là mong sao tất cả mọi người đừng kỳ thị, phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS để họ có được một cuộc sống bình thường. Bởi vì họ cũng là những con người rất đáng yêu thương và quý trọng.
Trà Mi: Rất cảm ơn cô đã dành thời gian cho chương trình hôm nay.
“Diễn đàn bạn trẻ” xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn gặp lại trong một đề tài mới sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.
Thông tin trên mạng:
- Một số địa chỉ tư vấn miễn phí về phòng chống HIV/Aids tại Việt Nam
- WORLD AIDS DAY EVENT - Vietnamese Youth and HIV/AIDS
- Viet Nam’s Leaders Mobilize against HIV/AIDS Discrimination
Các tin, bài liên quan
- Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton viếng thăm Việt Nam
- Qũy Clinton giúp phương tiện chữa trị bệnh AIDS cho trẻ em Campuchia
- Cựu Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam trợ giúp phòng chống HIV/AIDS
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS
- Tình hình điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay
- Đã có gần 40 triệu người bị nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
- Người Việt bị AIDS sang xin thuốc miễn phí một bệnh viện ở Cambodia
- WHO báo động về tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
- Sài Gòn phát hiện 684 thai phụ bị nhiễm virút HIV