Các nhà dân chủ ở Việt Nam mong đợi điều gì trong dịp APEC?

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Chỉ còn không ít giờ đồng hồ nữa phái đoàn của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush sẽ đáp xuống phi trường Nội Bài mở đầu chuyến công du Việt Nam kể từ ngày 17 - 20.11 nhân Hội nghị APEC. Các nhà dân chủ ở Việt Nam mong mỏi điều gì, Việt Hùng có bài ghi nhận. Lên tiếng kêu gọi chính giới những quốc gia đến Hà Nội tham dự APEC 2006, nhiều tổ chức đảng phái chính trị, các nhà dân chủ ở Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới lãnh đạo nhiều quốc gia kêu gọi sự ủng hộ để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Nhà dân chủ Phương Nam-Ðỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra lời nhận định:

0:00 / 0:00
ApecFemaleSoldier150.jpg
Một nữ quân nhân đang dựa trên chiếc xe của mình ở Hà Nội hôm 16-11-2006. AFP PHOTO

Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Bản thân chúng tôi, chúng tôi luôn luôn khẳng định rằng, quyền đấu tranh giành lại quyền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam là phải do dân tộc Việt Nam tự làm.

Còn với những quốc gia tiến bộ trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Úc ...là những nước đã có nền dân chủ tiến bộ rồi, sự ủng hộ của họ rất đáng quí và chúng tôi rất hoan nghênh bên cạnh việc giúp Việt Nam hội nhập về kinh tế thì cũng cần phải có sức ép đối với chính quyền Việt Nam hiện nay để họ phải thay đổi về chính trị.

Vì nếu chỉ thay đổi, đổi mới về kinh tế thôi mà không đổi mới về chính trị thì những thành tựu về kinh tế nếu có đạt được thì cũng bị nền chính trị độc đảng nuốt chửng những thành tựu về nền kinh tế dạt được kia.

Ðây là một dịp nếu những phái đoàn quốc tế đó có ý định gặp chúng tôi để nghe chúng tôi trình bày về những ước nguyện và ý chí nguyện vọng của dân tộc Việt Nam thì tôi cũng muốn nói với họ rằng, đi đôi với việc hợp tác đổi mới về kinh tế thì phải đi đôi với việc đổi mới về chính trị.

Bởi vì những vấn đề về tự do dân chủ, về thể chế chính trị độc đảng hiện nay là việc quan trọng và cần thiết mà chúng tôi đang đấu tranh để có được và chúng tôi cũng muốn nói không chỉ với đoàn của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush biết mà chúng tôi cũng muốn nói với cả những đoàn quốc tế khác đến Việt Nam dự APEC.

Ðó là với nhận định của nhà dân chủ Phương Nam-Ðỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà dân chủ luôn cổ võ cho sự hội nhập của Việt Nam từ nhiều thập niên qua.

Ðây là một dịp nếu những phái đoàn quốc tế đó có ý định gặp chúng tôi để nghe chúng tôi trình bày về những ước nguyện và ý chí nguyện vọng của dân tộc Việt Nam thì tôi cũng muốn nói với họ rằng, đi đôi với việc hợp tác đổi mới về kinh tế thì phải đi đôi với việc đổi mới về chính trị.

Theo tiến sĩ Thanh Giang, bên cạnh những đổi mới về kinh tế ông kêu gọi nhà nước Việt Nam phải đổi mới chính trị. Bày tỏ mong mỏi tới các chính khách tham dự APEC, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang,

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi vốn là người luôn ủng hộ cho Việt Nam hội nhập vào với thế giới tiên tiến và trở thành người bạn về bang giao không những là kinh tế mà còn cả chính trị, xã hội, khoa học.....

Tôi tha thiết kêu gọi thế giới tiên tiến và đặc biệc kêu gọi Hoa Kỳ mà trong đó người có trách nhiệm lớn là Tổng thống Bush khi đến Việt Nam đừng để chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà phải quan tâm đến cả những vấn đề chính trị, quan tâm đến việc bảo vệ những giá trị chung thiêng liêng đặc biệt của Hoa Kỳ đó là vấn đề nhân quyền. Có như thế thì mới bảo đảm được vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ.

Nếu mà các nước chỉ nhìn vào lợi nhuận về kinh tế để quen lãng những vấn đề về nhân quyền, phó mặc việc đấu tranh cho những anh em dân chủ "đơn phương độc mã" như anh em chúng tôi thì rồi nhà cầm quyền sẽ đè bệp.

Ðặc biệt sau Hội nghị APEC có nhiều dư luận cho rằng, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đạt được việc vào WTO, đạt được việc Tổng thống Mỹ sang thăm rồi thì họ sẽ vênh váo và thẳng tay đàn áp và lúc bấy giờ lực lượng đấu tranh ở trong nước bị triệt tiêu và như vậy sự độc tài độc đoán của họ càng trở nên gay gắt.

Cho nên tôi tha thiết kêu gọi các nước đừng vì quyền lợi về kinh tế để bỏ quên những vấn đề chính trị còn đang rất nóng hổi, đang còn rất day dứt...

Ðó là tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội. Trong những ngày qua theo ghi nhận, nhiều nhà dân chủ tại Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể hội nhập về chính trị.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, tác giả bài viết "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường trí tuệ" từng gây xôn xao trong dư luận vào những năm 80 của thế kỷ trước nhân dịp này bày tỏ tới các nhà lãnh đạo Việt Nam về sự "cùng dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường Hội nhập". Từ Ðà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu phát biểu:

Nếu mà các nước chỉ nhìn vào lợi nhuận về kinh tế để quen lãng những vấn đề về nhân quyền, phó mặc việc đấu tranh cho những anh em dân chủ "đơn phương độc mã" như anh em chúng tôi thì rồi nhà cầm quyền sẽ đè bẹp.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Trong đợt họp Hội nghị APEC nước Việt Nam có quyết tâm để hội nhập với thế giới, chúng tôi rất là vui mừng về sự biểu hiện của đất nước mình. Chúng tôi là những người ở trong nước, chúng tôi mong muốn sự hội nhập phải toàn diện.

Không phải chỉ làm ăn kinh tế không thôi, chúng ta biết tiến bộ phải toàn diện thì mới vững bền được trong đó phải có tiến bộ về văn hóa, chính trị, dân chủ, nhân quyền.... Không thể lấy tiến bộ về kinh tế để khỏa lấp tất cả những mặt còn yếu kém. Qui luật phải thế, chứ đâu có thể đi khập khễnh đâu có được.

Thực chất song song với việc chìa bàn tay ra đón khách quốc tế thì lại đối xử với những người có ý kiến khác với các nhà lãnh đạo ở trong nước một cách rất thiếu dân chủ... Không thể được, không thể chơi cái bài như thế được.

Cho nên cũng mong muốn là chúng ta sẽ "diễn biến hòa bình với nhau thôi, nói với nhau những điều tử tế" để cùng bắt tay nhau xây dựng, tránh những xô xát gì hết.

Phải bỏ cái lối trù dập, đàn áp... cái đó không được đâu, cả thế giới thành một khối rồi thế thì tôi cũng mong thôi, mong là những người cầm quyền tỉnh ngọ trong việc này. Không thể cứ giữ định hướng xã hội chủ nghĩa để mà đi vào kinh tế thị trường được đâu. Hội nhập vào nền kinh tế thị trường thì cũng phải như mọi người.

Còn có 4 - 5 nước theo cái chủ nghĩa mà đã bị thời đại đào thải rồi. Như vậy là khinh cả loài người này? coi khinh cả dân tộc này không biết cái gì hay sao? che dấu tất cả mọi điều đó là không được.

Dân bây giờ phải có quyền và dân tộc văn minh hiện nay có quyền to lắm, còn trước đây trong các nước cộng sản thì người dân là con số không, người dân là đàn vịt... Phải bỏ cái đó đi, tôi mong và khuyên rằng nên nói với nhau những điều thẳng thắn, chân tình.”

Vừa rồi là những ghi nhận ý kiến gửi tới APEC 2006 từ các nhà dân chủ như tiến sĩ Hà Sĩ Phu, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và nhà dân chủ Phương Nam-Ðỗ Nam Hải.