Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong những tuần gần đây, Trà Mi đã lần lựơt giới thiệu đến quý vị các phần thảo luận của giới trẻ trong nước về tệ nạn tham nhũng đang hoành hành khắp nơi trong bộ máy chính quyền Việt Nam.
Sau khi đưa ra quan điểm về thực trạng, nguyên nhân của quốc nạn tham nhũng, 3 trí thức trẻ Thanh, Duy, và Hằng từ hai miền Nam-Bắc đã đề nghị những phương cách giúp phòng và trị căn bệnh "ung thư" nguy hiểm này, trong đó có đề xuất thành lập một lực lựơng dân chủ đối lập để bảo vệ quyền lợi người dân, giúp nhân dân giám sát và chế tài những quan liêu, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước.
Chương trình hôm nay, mời quý vị tiếp tục theo dõi diễn tiến của cuộc hội luận giữa các bạn trẻ của chúng ta:

Trà Mi: Trong cuộc thảo luận tuần trứơc, các bạn đưa ra 1 đề nghị là có 1 cơ quan giám sát ngoài nhà nứơc, tức 1 cơ quan chống tham nhũng độc lập.
Thanh: Đúng rồi. Phải có một cái gọi là phi chính phủ vì trong một xã hội dân chủ thì các tổ chức phi chính phủ rất quan trọng. Không thể nào những ngừơi giám sát lại là những người thông đồng với nhà nước. Điều đó không thể chấp nhận đựơc.
Duy: Tất cả đều có người nhà nứơc cài vô thì làm sao làm gì được?
Thanh: Không phải nhà nứơc đâu, mà là đảng cài vô, nhà nứơc chỉ quản lý thôi, chứ đảng lãnh đạo...
Duy: Nhà nứơc cũng từ đảng mà ra. Đảng có trứơc rồi mới có nhà nước. Khổ là vậy...
Thanh: Nếu thực sự có thể có được tổ chức đó thì rất dễ thôi. Bây giờ cứ có người nào đó đứng ra thành lập hội, tiêu chí như vậy... ai muốn tham gia cứ đăng ký vào... nhưng khổ cái là có đựơc hoạt động hay không...
Duy: Ai cấp giấy phép cho hoạt động?
Thanh: Ông Phan Văn Khải qua Mỹ người ta hỏi thì ông cứ nói là Việt Nam không có chuyện tù nhân chính trị, mấy người đó đều là vi phạm luật pháp. Vậy là ở Việt Nam ai làm gì hơi khác chút, không đúng ý mấy ông là mấy ông quy cho tội này tội nọ, chụp mũ cho tội hình sự.
Duy: Bây giờ mình thành lập một nhóm luật sư, xin phép của bộ tư pháp. Các luật sư đều có bằng hành nghề độc lập của bộ tư pháp hết. Như vậy là hoàn toàn hợp pháp về mặt pháp lý nếu như xin phép thành lập một công ty luật, pháp nhân hỗn hợp. Rồi mình dùng tổ chức đó tranh đấu cho nhân dân, bảo vệ dân.
Thanh: Coi chừng lại bị gán cho tội "lợi dụng dân chủ"...
Duy: Mình biết mà, thế nào cũng bị họ chụp mũ thôi, nhưng mình phải tìm cách làm vì người dân , vì đất nứơc của mình chứ... một tổ chức phi lợi nhuận thì cần một cơ quan nào đó hỗ trợ về tài chính.
Thanh: Thật ra chuyện tìm nguồn tài trợ không khó. Quan trọng là thành lập được hội. Cái đó mới khó. Với cơ chế như ở nứơc mình thì chắc chắn sẽ có nhiều người giúp đỡ, không riêng gì trong nứơc mà ở ngoài nứơc cũng sẽ giúp.
Duy: Nhưng lại bị chụp tội là nhận tiền của các tổ chức phản động lưu vong quấy rối tình hình chính trị an ninh Việt Nam, lợi dụng dân chủ phá hoại xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh: Mà vô lý ở chỗ lại có cái tội gọi là "lợi dụng khe hở luật pháp" . Trời ơi luật pháp bị hở thì mấy ổng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm trực tiếp chứ sao lại nói người ta... Do người làm luật..
Duy: Họ còn gọi là những kẻ cơ hội chính trị nữa cơ. Nói chung là đụng tới đảng là bị quy chụp biết bao nhiêu là cái tội. Chính mấy ổng mới là kẻ lợi dụng cơ hội chính trị độc đảng để biển thủ của công, lợi dụng quyền lực cao để bòn rút của cải nhân dân.
Kẻ phạm tội lại đi kết tội người vô tội. Thật là phi lý xảy ra trong xã hội Việt Nam hiện nay. Cứ hô hào giới trẻ đi xây dựng kinh tế, giới trẻ về miền quê nghèo đi chiến dịch mùa hè xanh. Mỗi lần mình xây một mấy ổng phá tới mười.
Chính công an lại dung túng cho việc bán cà phê ôm, bia ôm... Vấn đề tham nhũng cũng thế, mấy ổng dung túng... làm đựơc vài vụ cho có với người dân, sau đó lại im hơi lặng tiếng.
Hằng: Ở những nước như Hoa kỳ, mọi người sống theo pháp luật. Người ta tôn trọng pháp luật. Thêm nữa, đồng lương cảnh sát nước mình có đảm bảo cuộc sống gia đình người ta không?
Chính một anh cảnh sát em quen, ảnh tâm sự thẳng rằng làm sao anh có thể nuôi nổi miệng ăn 4 người với đồng lương 500 ngàn đồng/tháng? Anh ấy bắt buộc phải tham nhũng...
Trà Mi: Như vậy mình có thể nói một biện pháp tạm thời trước mắt là lương cao và xử lý mạnh thì có thể giải quyết tham nhũng chăng?
Bạn nghĩ gì về cuộc hội luận này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Hằng: Khó lắm... lương cao không đủ, mà phải là lương tâm cao...
Trà Mi: Cũng có nhiều người lương tâm cao đấy, nhưng luật pháp còn nhiều khe hở nên người có lương tâm cao đi nữa mà nhìn thấy xung quanh ai cũng tham nhũng thì...
Thanh: Nói gì nói thì phải có biện pháp giám sát và chế tài...
Trà Mi: Ví dụ giờ tham nhũng sẽ bị tử hình đi, các bạn có nghĩ là sẽ giải quyết được vấn đề không?
Thanh: Ai sẽ là người quyết định tử hình đây?
Hằng: Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói tham nhũng từ dưới lên trên từ trên xuống dứơi thì trong đó có ngoại trừ ổng không? Thì ai sẽ là người đứng lên tuyên án tử hình những kẻ tham nhũng?
Duy: Mấy ổng tặng cho nhà tình nghĩa 500 ngàn đô, rồi được tặng lại một triệu đô vậy là vẫn lời...
Thanh: Cái đó là báo Nhân Dân đăng đó... Bây giờ cần phải đặt vấn đề là nhà nước có quyết tâm chống tham nhũng hay không?
Duy: Quyết mấy chục năm nay rồi...
Thanh: Theo mình biết chuyện chống tham nhũng không phải là vấn đề hàng đầu của đảng bây giờ. Quan trọng là làm sao bảo vệ quyền lực chính trị của đảng...
Trong những năm gần đây có hiện tựơng tăng chức tăng lương cho những người bên an ninh. Một thầy cô giáo thâm niên 30-40 năm nhưng lãnh lương thua thiếu tá công an mới ra trường.
Duy: Đã gọi là quân đội nhân dân và công an nhân dân thì 2 lực lựơng đó phải tách ra khỏi gùông máy của đảng, phải độc lập, đứng về phía người dân.
Thanh: Nói đi nói lại phải trở lại những cái nứơc xã hội tiên tiến đã đi qua cách đây cả trăm năm, tức là phải có hành pháp, tư pháp, lập pháp riêng, quân đội cũng phải đứng riêng..chứ cái gì cũng một ông quản lý hết thì trở thành mafia rồi. Đừng hy vọng là chế độ đó mang lại cái gì cho dân tộc mình hết...
Hằng: Theo em thì ai sẽ là người dũng cảm đứng ra mở cơ quan đấy... rất nhiều giới trẻ muốn làm việc đó nhưng hở ra là bị dập tắt ngay. Họ đánh thẳng vào gia đình ngừơi ta chứ đâu phải một mình người đó đâu...
Trà Mi: Như các bạn nói thì xem chừng ra căn bệnh tham nhũng này ngoài liều thuốc dân chủ ra thì không có phương thuốc chữa nào hữu hiệu?
Thanh: Không có thuốc chữa đâu..
Trà Mi: Với những ưu tư về quốc nạn tham nhũng hiện nay, người trẻ trong nứơc có những nguyện vọng gì muốn gửi gắm với giới chức thẩm quyền? Mời quý vị đón nghe vào chương trình tuần tới.
Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ", xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ Vietnamese@rfa.org , hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.
Trà Mi xin cảm ơn bạn nghe đài khắp nơi về những ý kiến chia sẻ với chương trình. Có những thính giả để lại số phone nhưng "Diễn đàn bạn trẻ" liên lạc mà không gặp đựơc, nên đành hẹn quý vị trong những đề tài sắp tới. Mong quý vị thông cảm.
"Diễn đàn bạn trẻ" sẽ trở lại cùng quý vị vào sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.