Bang giao Việt – Mỹ và nhân quyền Việt Nam (phần 2)


2007.06.29

Luật sư Trần Thanh Hiệp

Trong buổi phát thanh vừa qua, Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, có nói rằng nếu muốn mở đường cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, nhà cầm uyền Hà Nội có thể thi hành ngay một số biện pháp đã được luật của chế độ trù liệu Sau đây, Ban Việt Ngữ tiếp tục cuộc trao đổi với Luật sư Hiệp và cùng ông thảo luận về những biện pháp ấy.

VanDaiCongNhanTrial200.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP PHOTO

Thanh Quang: Xin chào Luật sư Hiệp. Trong buổi phát thanh trước Luật sư có nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện nhân yền ở Việt Nam bằng cách thi hành một số biện pháp phù hợp với pháp luật hiện hành của chính chế độ. Luật sư có thể nói rõ thêm về điểm này không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đúng là tôi có nói như ông vừa nhắc lại. Trước khi trình bày thêm về ý kiến này tôi xin được nhấn mạnh ràng những gì tôi sắp nói đây không phải là một giải pháp toàn bộ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Tôi chỉ muốn nêu lên một số biện pháp cấp thời và dễ làm nếu nhà cầm quyền Hà Nội muốn tạo một đà cải thiện nhân quyền để có một bầu không khí sinh hoạt mới cho cả nước, từ chính quyền đến dân chúng. Dĩ nhiên, với điều kiện họ phải có thiện chí xét lại mấy vụ án họ đã cho xử trong đợt đàn áp đầu tháng ba vừa qua. Tôi nói xét lại theo nghĩa là áp dụng lại cho đúng các thủ tục tố tụng họ đã cố ý hay vô tình áp dụng sai.

Toà án phúc thẩm

Thanh Quang: Luật sư có thấy có lý do nào xác đáng để xét lại không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Có chứ. Không phải chỉ có một mà nhiều lý do. Trước hết là tình thế đòi hỏi việc xét lại này. Trên tờ báo Wall Street Journal, một mặt ông Triết có tuyên bố rằng không nên để khác biệt "về vấn đề nhân quyền (…) ảnh hưởng đến sự phát triển chung" và gây cản trở cho việc hai nhân dân Việt Mỹ tăng cường hợp tác với nhau, đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới”.

Có chứ. Không phải chỉ có một mà nhiều lý do. Trước hết là tình thế đòi hỏi việc xét lại này. Trên tờ báo Wall Street Journal, một mặt ông Triết có tuyên bố rằng không nên để khác biệt "về vấn đề nhân quyền (…) ảnh hưởng đến sự phát triển chung" và gây cản trở cho việc hai nhân dân Việt Mỹ tăng cường hợp tác với nhau, đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới”.

Nhưng mặt khác ông lại khẳng định rằng "những người chống đối về chính trị đã bị tù theo đúng luật pháp Việt Nam". Như vậy là khiêu khích phía Mỹ. Tôi chắc ai cũng thấy rằng nha cầm quyền Hà Nội không ở vào thế mạnh để áp đặt quyết định một chiều của Hà Nội.

Cho nên Hà Nội khó lòng tránh được việc phải xét lại quan điểm nhân quyền của mình. Ngoài ra, dư luận chung cả ở trong lẫn ở ngoài nước đều vạch ra những sai lầm hiển nhiên của những bản án nhà cầm quyền Hà Nội tháng trước đã tuyên phạt nặng nề những ngưới bất đồng chính kiến với chế độ.

Do đó trong chuyến đi Mỹ ông Triết đã phải đối diện với những người chỉ trích ông. Thiết tưởng nếu có cơ hội thuận tiện để xét lại thì Hà Nội cũng đừng ngần ngại. Huống chi chính luật pháp của chế độ đã trù liệu sẵn những cơ hội này và nhất là cùng đòi hỏi phải có sự xét lai. Vậy tại sao lại cứ kiên trì trong sai lầm?

Thanh Quang: Có phải luật sư muốn nói tới việc phúc thẩm trong vụ án Nguyễn Văn đài và Lê Thị Công Nhân không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đúng vậy nhưng đó chỉ mới là một trường hợp. Tôi được biết là hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 11-05-2007 của Toà án nhân dân Hà Nội. Ngoài ra còn phải kể trường hợp của bác sĩ Lê Nguyên Sang cũng đã kháng cáo bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân ở Sài Gòn.

Đó là cơ hội để cho các toà án phúc thẩm hai thành phố này xét lại một cách nghiêm chỉnh từ hình thức đến nội dung các bản án sơ thẩm thay vì lại y án hay sửa đổi chiếu lệ như đã từng xảy ra nhiều lần trước đây.

Mặt khác, pháp luật của chế độ cũng tạo cơ hội để xét lại những trường hợp hai người trong vụ án những nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân và luật gia Trần Quốc Hiền đã không kháng cáo. Như vậy là án tù của họ đã có hiệu lực pháp luật. Họ đang thi hành các bản án đã tuyên. Tuy hai bản án này có hiệu lực pháp luật nhưng theo luật tố tụng hiện hành vẫn có cách sửa đổi được, tất nhiên theo cac điều kiện luật định.

Những thủ tục

Thanh Quang: Có phải Luật sư nhắc tới thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm không?

Chẳng những sẽ mang lại thay đổi mà còn thay đổi một cách đáng kể. Nhưng với điều kiện là nhà cầm quyền Hà Nội phải muốn có thay đổi. Tôi cần nhấn mạnh rằng thay đổi ở đây không phải là chịu thua phía Mỹ mà là áp dụng nghiêm chỉnh, công bằng luật lệ của chế độ, nhất là luật Tó tụng hình sự. Chưa kể còn phải thay đổi để thi hành những nghĩa vụ quốc tế mà trong khi xét xử ở cấp sơ thẩm các nghĩa vụ này đã bị bỏ quên.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Chính thế. Hai thủ tục ông Khanh vừa nói đã được dự liệu nơi hai chương XXX và XXXI của bộ luật Tố tụng hình sự, bộ luật đã được áp dụng để phạt tù các bị cáo nói trên.

Riêng trường hợp của ông Lê Quốc Quân thì chưa có án nên không ai biết là ông có tội hay vô tội, không rõ đích thực vì sao ông bị bắt và tại sao ông lại được phóng thích một cách âm thầm như vậy. Thiết tưởng tưởng cũng nên tìm cách nào để soi sáng vụ này và nếu ông Quân bị bắt oan thì luật Tó tụng hình sự buộc Nhà nước phải bồi thường cho ông.

Thanh Quang: Trong thực tế, theo Luật sư, các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm có mang lại những thay đổi gì đáng kể cho các người hữu quan không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Chẳng những sẽ mang lại thay đổi mà còn thay đổi một cách đáng kể. Nhưng với điều kiện là nhà cầm quyền Hà Nội phải muốn có thay đổi. Tôi cần nhấn mạnh rằng thay đổi ở đây không phải là chịu thua phía Mỹ mà là áp dụng nghiêm chỉnh, công bằng luật lệ của chế độ, nhất là luật Tó tụng hình sự. Chưa kể còn phải thay đổi để thi hành những nghĩa vụ quốc tế mà trong khi xét xử ở cấp sơ thẩm các nghĩa vụ này đã bị bỏ quên.

Thanh Quang: Cụ thể, theo Luật sư thì sẽ có những thay đổi nào?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Trước hết, ở giai đoạn phúc thẩm, tôi mong tôi mong rằng các cơ quan hay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp phúc thẩm nên để cho các bị cáo có thể hành sử đầy đủ quyền bào chữa của mình mà các cơ quan công an điều tra hay toà sơ thẩm đã không tôn trọng đúng mức.

Điều 247 của Bộ luật Tố tụng Hình sự định rằng phiên toà phúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm. Nghĩa là những đương đơn kháng cáo được làm lại những gĩ họ có quyền làm trước toà án sơ thẩm mà họ chưa hay không được làm. Cụ thể họ không bị bao vây, ngăn trở trong việc tìm người bào chữa, rồi tự do ấn định đường lối bào chữa với người biện hộ.

Lại nữa trước toà phúc thẩm, để tiến hành các thủ tục xét hỏi và tranh luận các diều khoản ghi trong các chươung XX và XXI của Bộ luật Tố tụng Hình sự phải được tôn trọng cả về văn tự lẫn tinh thần. Có như vậy thì mới mong xoá được những vết tích của cách xét xử bôi bác, độc đoán, áp đặt với luật sư về hùa với công tố buộc tội dưới danh nghĩa bào chữa, các bị cáo bị bịt miệng, tranh luận một chiều, nói tóm lại tất cả chỉ là trò hề để chế tạo ra những bản án tiền chế, dày xéo lên nhân quyền.

Thanh Quang: Thế còn chuyện giám đốc thẩm và tái thẩm thì sao?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Với các thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm này thì các bị cáo không có quyền chủ động như trong thủ tục phúc thẩm nhưng vẫn có những khả thế làm khởi động những kháng nghị của các cơ quan có thẩm quyền để đi tới huỷ bản án đã có hiệu lực pháp luật và xử lại hay đình chỉ vụ án.

Nhưng trong mọi trường hợp, nếu không có sự tiếp tay với thiện chí của nhà cầm quyền thì ba thủ tục nói trên rút lại cũng chỉ vẫn là một hình thức mới để hợp thức hoá, hợp pháp hoá việc đàn áp cũ. Nếu quả thật nhà cầm quyền Hà Nội muốn có một xã hội Việt Nam đích thực công bằng, dân chủ văn minh thì nên chấm dứt ngay lối xét xử phi-pháp-quyền để thuyết phục dư luận quốc tế rằng ở Việt Nam từ nay trở đi sẽ không còn chuyện pháp luật của độc tài được dùng để đàn áp dân chủ nữa.

Thanh Quang: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.