Làm thế nào để ngăn chận nạn buôn người ở Việt Nam?

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Kỳ vừa qua, quí vị đã được nghe tình trạng hiện nay của các nạn nhân buôn người, qua sự tường trình của đại diện các tổ chức ở Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á và Đông Âu, chuyên trách về việc phòng chống tệ nạn buôn người. Trong chương trình hôm nay, mời quí vị nghe các ý kiến về việc làm thế nào để ngăn chận chuyện buôn người từ Việt Nam ra nước ngoài.

0:00 / 0:00
WomenTrafficking150.jpg
Người phụ nữ chèo đò tại Vịnh Hạ Long hôm 25-9-2005. AFP PHOTO

Một trong những nước ở Đông Nam Á, có tệ nạn buôn người trầm trọng nhất là Malaysia. Theo lời bà Aegile Fernsndez, giám đốc chương trình chống nạn buôn người của tổ chức Tenaganita, có nghĩa là Sức Mạnh của Phụ Nữ, trụ sở ở Kualumpur, thì trước kia, việc phối hợp của các cơ quan có chức năng giữa hai nước Malaysia và Việt Nam còn lỏng lẻo, nhưng hiện nay tình hình đã khá hơn.

Bà nói: "Chúng tôi nhận thấy đã có một phái đoàn từ Việt Nam đã sang Malaysia và Singapore để tìm hiểu về tình trạng buôn người hiện nay. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng vì như thế, các cơ quan truyền thông báo chí ở cả hai nước Việt Nam và Malaysia cùng lên tiếng thì chuyện buôn người sẽ được các cơ quan hữu trách chú ý đến nhiều hơn."

Ngoài ra, bà cũng nói đến chuyện tham nhũng: "Tôi nghĩ rằng vấn đề tham nhũng ở cả hai nước Việt Nam và Malaysia phải được chấm dứt. Tham nhũng là phương tiện dễ dàng nhất cho bọn buôn người sử dụng để đưa những phụ nữ, hay những công nhân từ Việt Nam sang Malaysia và từ Malaysia đi sang các nước khác.

Những cơ quan chức năng phải minh định rõ ràng các chính sách áp dụng cho việc tuyển nhân công lao động Những thông tin phải được phổ biến cho những ai đến Malaysia làm việc vì chúng ta cứ nói là họ nghèo, đưa họ sang đây để làm việc, để giúp đỡ cho họ, nhưng họ không hề biết một tí gì về tình trạng đã và đang xảy ra tại Malaysia. Cả hai chính phủ phải hệ thống hoá chuyện đi nước ngoài làm việc để khi họ muốn đi thì phải qua hệ thống đó.”

Trách nhiệm của cơ quan chức năng

Đối với tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển- Boat People SOS thì cho hay:

Tôi nghĩ là Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa trong việc giáo dục người dân của họ về vấn đề human trafficking. Theo tôi biết, hiện nay, Việt Nam có chương trình lao động xuất khẩu, nhưng tôi nghĩ là ngoài việc giúp cho người dân kiếm việc ở nước ngoài, phải cho họ biết rõ những thông tin về những sự nguy hiểm đang chờ đón họ.

“Trước đây, chính phủ Hoa Kỳ không biết nhiều, đặc biệt là ở Malaysia…Tôi có nói chuyện với nhân viên toà đại sứ Hoa Kỳ ở Kualumpur, đặc trách về chống buôn người thì ông ta hoàn toàn không biết gì về chuyện có nhân công người Việt ở Mã Lai, lại càng không ngờ số lượng lên tới 80000 công nhân như vậy.

Cho đến nay thì họ biết rồi, nhưng làm gì thì họ chưa có phương cách. Chúng tôi có làm bản đề nghị cho riêng Mã lai và Đài Loan. Đài Loan thì tương đối dể hơn, nhưng Mã lai thì chính Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn, vì Mã Lai không bị ảnh hưởng nhiều của Hoa Kỳ.”

Bà Wenchi Yu Perkins, Giám Đốc Chương trình Chống Buôn Người và Nhân Quyền, của tổ chức Vital Voices, thì phát biểu: "Tôi nghĩ là Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa trong việc giáo dục người dân của họ về vấn đề human trafficking. Theo tôi biết, hiện nay, Việt Nam có chương trình lao động xuất khẩu, nhưng tôi nghĩ là ngoài việc giúp cho người dân kiếm việc ở nước ngoài, phải cho họ biết rõ những thông tin về những sự nguy hiểm đang chờ đón họ.

Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam là việc ra nước ngoài phải được an toàn, phải tổ chức kiểm soát và trông coi, bảo vệ người dân của họ được an toàn. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cần tạo công ăn việc làm cho người dân ngay ở trong nước, nâng cao kinh tế ở từng địa phương, thay vì những người dân Việt Nam phải đi nước ngoài kiếm việc để kiếm thu nhập khá hơn hầu giúp đỡ cho gia đình của họ.”

Chương trình hành động

Hiện nay, ở Việt Nam, chuyện lừa đảo các cô dâu sang xứ người, hay đưa người ra nước ngoài làm việc cũng đã được các cơ quan truyền thông, báo chí đăng tải nhiều hơn…Hiện tại, chính phủ Việt Nam cũng đã có chương trình hành động để ngăn chận tệ nạn này. Tiến sĩ Lê Dương Bạch, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội ở Hà Nội nói:

“Hiện nay,Việt Nam đã có chương trình phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em từ 2004 đến 2010 quốc gia. Khi nhà nước đã đề ra chương trình quốc gia thì phải có sự cam kết. Điều đó có nghĩa là có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, như bộ LĐTBXH, bộ Công An, bên Toà Án, bên Hội Phụ Nữ, Ủy Ban Dân Số Gia Đình Trẻ Em…và từ cấp Trung Ương xuống địa phương, sẽ có những chỉ đạo theo ngành dọc.

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện bộ khung về mặt pháp luật, Công An thì thành lập những đội chuyên tập trung vào việc chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Hiện nay, đã hình thành cơ quan đầu mối tức là cơ quan liên ngành để ngăn chận việc này.

Tôi nghĩ là chính phủ Việt Nam có quan tâm nhiều hơn so với Cambodia, nhưng theo tôi, họ vẫn làm chưa đủ…Nguyên nhân chính của việc phụ nữ Việt Nam bị bán ra nước ngoài là vì họ không có cơ hội ngay tại quê hương của họ, họ không có công việc gì để làm. Họ đành phải đi qua Cambodia để tìm một cơ hội tốt hơn, thế là họ rơi vào tay bọn buôn người.

Một diễn biến gần đây là: có sự phối hợp với chính phủ của các nước lân bang, ký những thoả thuận với công an TQ, hay là với Campuchia. Và Bộ Ngoai Giao HK cũng hỗ trợ cho một số những dự án chống buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Tôi nghĩ là sự hợp tác quốc tế đang phát triển, nhưng đây cũng là một lĩnh vực hợp tác tương đối khó và chưa có hiệu quả lớn. “

Một trong những tổ chức quốc tế lớn mạnh nhất ở Việt Nam, đã lên tiếng và có chương trình chống nạn buôn người từ suốt 5 năm qua, là tổ chức International Labor Organization. Ông Nguyễn Văn Đào, Điều phối viên dự án toàn quốc, phát biểu:

“Dự án của tổ chức ILO phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em ở vùng Mekong đã được triển khai từ năm 2001, chia làm hai giai đoạn, từ 2001 đến 2003, giai đoạn hai từ 2003 đến 2008, dự án này không mang tính chất của nhà nước Việt Nam. Đáng lẽ ra, ở giai đoạn hai được triển khai từ tháng 5 năm 2003, giống như những nước trong vùng Mekong, nhưng do những vấn đề nhạy cảm nhất định trong những năm trước đây, nên mãi đến tháng 4 năm 2005, mới ký kết được với chính phủ Việt Nam.”

Khi được hỏi những vấn đề "nhạy cảm" như thế nào, ông nói: "Nhạy cảm trong thương thuyết về các phần trong dự án, thí dụ như như chiến lược can thiệp của các chính phủ, hoặc như tên gọi của dự án… ILO rất mong muốn gọi tên dự án là phòng chống buôn bán người, nhưng phiá đại diện Việt Nam là Bộ Lao Động thì lại không muốn dùng từ ngữ đó, chỉ muốn dùng là buôn bán phụ nữ và trẻ em thôi."

Nguyên nhân chính

Với chương trình hành động toàn diện, lại được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhưng tình trạng buôn người vẫn ngày một dâng cao. Nguyên nhân vì đâu? Ông Nguyễn Văn Đào cho hay:

"Trước đây ở Việt Nam, người ta không cho đó là buôn bán mà chỉ cho đó là tội phạm đưa phụ nữ trẻ em ra nước ngoài, khái niệm "buôn bán" hiện nay vẫn còn rất mới. Kỹ năng phòng chống, không chỉ Việt Nam mà các nước trong vùng, còn chủ quan…đối với các cán bộ thực thi có rất nhiều cái mới. Về khách quan, rất khó, ngay cả đối với chúng tôi là những người làm công tác điều phối chương trình chống buôn người trên trên toàn quốc cũng thấy có nhiều cái mới…" Trong khi Việt Nam đang cố gắng xây dựng những dự án để ngăn chận nạn buôn người thì ở hải ngoại, các tổ chức của người Việt vô cùng bức xúc. Điển hình là tổ chức Việt Act, có trụ sở ở California, đã có những tình nguyện viên đến tận Đài Loan để giúp đỡ cho các cô dâu Đài Loan.

Hoặc như Liên minh An Giang Đồng Tháp Chống Tệ Nạn Buôn Người của 3 tổ chức: Mạng Lưới Trợ Giúp Thiếu Nhi Quốc Tế, tổ chức Vòng Tay Thái Bình, và tổ chức Đông Tây Hội Ngộ. Đây là liên minh đầu tiên chú trọng đến khía cạnh phòng chống tệ nạn buôn người. Ông John Anner, giám đốc tổ chức Đông Tây Hội Ngộ- East Meets West Foundation- nói: "Tôi nghĩ là chính phủ Việt Nam có quan tâm nhiều hơn so với Cambodia, nhưng theo tôi, họ vẫn làm chưa đủ…Nguyên nhân chính của việc phụ nữ Việt Nam bị bán ra nước ngoài là vì họ không có cơ hội ngay tại quê hương của họ, họ không có công việc gì để làm.

Họ đành phải đi qua Cambodia để tìm một cơ hội tốt hơn, thế là họ rơi vào tay bọn buôn người. Chúng tôi đến Việt Nam với mục đích để giúp họ có cơ hội khá hơn, do đó, chúng tôi giúp cho các em gái học xong bậc trung học và tạo cho các thiếu nữ trẻ có việc làm tốt hơn như tổ chức lớp dạy nghề như may, lễ tân…Sau khi học nghề xong, chúng tôi liên lạc với các tổ chức kinh doanh ở điạ phương, những tỉnh khác, và ngay cả TPHCM để tìm việc cho các em.

Trước đây ở Việt Nam, người ta không cho đó là buôn bán mà chỉ cho đó là tội phạm đưa phụ nữ trẻ em ra nước ngoài, khái niệm “buôn bán” hiện nay vẫn còn rất mới. Kỹ năng phòng chống, không chỉ Việt Nam mà các nước trong vùng, còn chủ quan…đối với các cán bộ thực thi có rất nhiều cái mới. Về khách quan, rất khó, ngay cả đối với chúng tôi là những người làm công tác điều phối chương trình chống buôn người trên trên toàn quốc cũng thấy có nhiều cái mới…

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhận thấy chuyện buôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đang xảy ra. Hầu hết, đều chú trọng về việc bắt bớ và trừng phạt. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn cả là việc ngăn ngừa nó. Khi một phụ nữ đã là nạn nhân thì mọi chuyện đã rồi…nên việc trấn áp và trừng phạt bọn buôn người thì tốt nhưng chúng ta cũng phải nghĩ đến những em gái trong lứa tuổi dậy thì, mới lớn…Rất ít chương trình như ADAPT của chúng tôi hiện nay ở Việt Nam. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh đến trong việc ngăn ngừa.”

Được biết, hiện nay, Liên Minh ADAPT đang giúp đỡ trên 500 em nghèo ở các vùng nông thôn thuộc An Giang, Đồng Tháp…Bên cạnh những nỗ lực như của liên minh ADAPT vừa kể, Hội Cử Tri Việt Mỹ, trụ sở ở Virginia, Hoa Kỳ, do bà Jackie Bông sáng lập và điều hành, đang ra sức vận động với chính quyền Hoa Kỳ lên tiếng với chính quyền Việt Nam. Bà cho hay:

“Ngày 12 tháng 5 sắp tới sẽ có một cuộc hội thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ do hai dân biểu Tom Davis và Jim Moran ở Virigina, cùng Hội Cử Tri Việt Mỹ chúng tôi tổ chức, để bàn luận những chương trình và đưa ra những vấn đề để chống lại chuyện buôn người tại Việt Nam.

Chúng tôi muốn có một sự nói chuyện giữa hai bên: cộng đồng người Việt của chúng ta và các nhà hành pháp, luật pháp của Hoa Kỳ. Nếu chúng ta chỉ có một, hay hai, thì người ta không để ý, nhưng nếu chúng ta có hai chục hay 50 hội đoàn của người Việt Nam mình đứng lên nói chung một tiếng nói để làm sao chận đứng một tệ đoan mà Việt Nam đã đưa ra chính sách xuất cảng công nhân, các cô dâu để làm nô lệ và quá nhiều tệ nạn, tai nạn mà không ai bênh vực cho họ.”

Những khó khăn

Với những nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ trong cũng như ngoài nước, cùng với những cố gắng của chính phủ Việt Nam hiện nay, liệu tệ trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, nói đúng hơn là buôn bán người, liệu có thể chấm dứt được tệ nạn này hay không? Tiến sĩ Lê Dương Bạch phát biểu:

3 khó khăn lớn của Việt Nam trong việc ngăn chận là:

-Nhận thức chưa được nâng lên một cách đầy đủ, không những của người dân mà của còn những cán bộ địa phương. Nhiều khi họ cũng chả hiểu buôn bán phụ nữ trẻ em là gì. Họ nhầm lẫn chuyện buôn bán phụ nữ trẻ em với chuyện di cư.

-Năng lực của các cơ quan từ trung ương đến địa phương còn yếu. Đặc biệt là sự phối hợp ban ngành của các cơ quan cũng còn rất hạn chế.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

-Nếu muốn giải quyết vấn đề này, tôi không nói là triệt bỏ hoàn toàn, mà giải quyết mang tính bền vững thì phải tạo cho người dân những cơ hội, nâng cao điều kiện sống, giúp cho họ giải quyết những khó khăn, để họ khỏi rơi vào những trường hợp oái ăm và có thể bị buôn bán.

Tôi đã đến những địa phương và gặp những người dân ở đấy và họ nói thẳng là “chúng em cũng biết rõ về buôn bán phụ nữ và trẻ em, chúng em cũng biết là có những thủ đoạn như thế, cũng bị những khó khăn thế này thế nọ, bị bóc lột…Nhưng mà đời sống khó khăn quá thì chúng em cũng phải đi thôi.”

Điều đó nghĩa là họ chấp nhận cái nguy hiểm, đi để kiếm ăn, và khi đi thì thiếu thông tin, hiểu biết nên khi sang bên đó không có ai hỗ trợ, nên bị rơi vào sự lưà gạt hay cưỡng bức của bọn traffickers. Như vậy, theo tôi phải mất rất lâu và nhiều thời gian mới hạn chế mức đáng kể, và để giải quyết chấm dứt được vấn đề nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Quí vị vưà nghe ý kiến của một số đại diện các tổ chức phòng chống nạn buôn người. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần với đề tài Nạn Buôn Người ở Việt Nam xin được kết thúc nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị trong chương trình kỳ sau.

Theo dòng câu chuyện

- Tình trạng của các nạn nhân buôn người ở một số quốc gia

- Nguyên nhân của nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam