Phỏng vấn bà Khúc Minh Thơ về chương trình HR 2005


2005.11.22

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Kính chào quí vị thính giả, mới đây, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý chấp nhận mở lại chương trình Humanitarian Resettlement Program xin tạm dịch Chương Trình Định Cư Nhân Đạo, mà chúng quen gọi là chương trình H.O. Đồng thời, cũng vào ngày 15 tháng 11, tu chính án Mc. Cain, dành cho con cái của những gia đình cựu tù cải tạo cũng đã được thông qua ở lưỡng viện Hoa Kỳ, và đã được tổng thống ký ban hành.

KhucMinhTho150.jpg
Hình chụp Tổng thống Ronald Reagan và bà Khúc Minh Thơ. Photo courtesy of Khuc Minh Tho

Thưa quí vị, để hiểu rõ thêm các chi tiết trong bản thoả hiệp cũng như tu chính án Mc. Cain, Phương Anh đã liên lạc với bà Khúc Minh Thơ, là chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, người đã có công vận động trong suốt 10 năm qua. Hôm nay, Phương Anh xin gửi tới quí vị nguyên văn cuộc trao đổi đó. Trước tiên bà cho biết quá trình vận động của chương trình HR 2005.

Theo sư vận động của Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam cũng như một số hội đoàn Việt Nam, mãi cho đến ngày hôm nay chúng tôi mới nhận được sự thoả hiệp chung của chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam để cho những người có đủ điều kiện định cư nhân đạo. Sau ngày 30 tháng 9 năm 1994, chúng tôi vẫn tiếp tục vận động cho tới ngày hôm nay. Cuộc vận động kéo dài từ lâu rồi, và 5, 6 năm nay thì vận động ráo riết.

Tiêu chuẩn H.O

Phương Anh: Xin bà cho biết cụ thể chi tiết về tiêu chuẩn H.O trong thành phần 1 của bản thoả hiệp?

Khúc Minh Thơ: Trong bản thỏa hiệp đó thì những người nào đã trải qua học tập ít nhất là 3 năm trong trại cải tạo, hoặc là những người nào có ít nhất là 1 năm, nhưng có đi tu nghiệp ở bên Mỹ 1 ngày, 1 tháng, 1 năm, thì được vào tiêu chuẩn này.

Những người nào có ít nhất một năm trong trại cải tạo, có liên hệ chặt chẽ với chính phủ Hoa Kỳ, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì cũng sẽ được đi trong chương trình này. Những người nào có chồng hoặc vợ của những người tù nhân mà chết trong tù, hoặc là sau khi thả ra, được tự do mà chết trong vòng một năm thì được đi.

Trong bản thỏa hiệp đó thì những người nào đã trải qua học tập ít nhất là 3 năm trong trại cải tạo, hoặc là những người nào có ít nhất là 1 năm, nhưng có đi tu nghiệp ở bên Mỹ 1 ngày, 1 tháng, 1 năm, thì được vào tiêu chuẩn này.

Những trường hợp không được cứu xét

Phương Anh: Thưa bà, thế những người được thả ra, sau đó, vượt biên và chết cũng trong vòng một năm, thì vợ con của họ có được cứu xét không ạ?

Khúc Minh Thơ: Dạ không, bởi vì phải chết ở trong tù hoặc thả ra, chết tại Việt Nam, còn đi vượt biên thì không đủ điều kiện trong chương trình này.

Phương Anh: Thế những người đang làm đơn, đang chờ phỏng vấn, hoặc đã phỏng vấn, chẳng may qua đời, thì vợ và con của họ có được vào chương trình này không?

Khúc Minh Thơ: Thưa không, cho đến giờ này, họ vẫn không được hưởng theo quyền tị nạn của người chồng.

Diện U11 và V11

Phương Anh: Xin bà cho biết rõ chi tiết về diện U 11?

Khúc Minh Thơ: U 11 tức là những người được tuyển dụng trực tiếp bởi chính phủ Hoa Kỳ, tại Việt Nam, với thời gian làm việc được chứng minh tổng cộng là 5 năm trở lên, trong giai đoạn từ ngày 1-1- 1963 đến ngày 30 -4 -1975, thì những người đó đủ điều kiện để được đi.

Phương Anh: Còn diện V11 thì sao, thưa bà?

V 11 là những cựu nhân viên của công ty tư Hoa Kỳ hay tổ chức của Hoa Kỳ. Những công nhân được tuyển dụng trực tiếp bởi các công ty tư của Hoa Kỳ hoặc các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ, với thời gian làm việc chứng minh tổng cộng là 5 năm trở lên trong giai đoạn từ ngày 1-1-1963 đến ngày 30-4-1975.

Khúc Minh Thơ: V 11 là những cựu nhân viên của công ty tư Hoa Kỳ hay tổ chức của Hoa Kỳ. Những công nhân được tuyển dụng trực tiếp bởi các công ty tư của Hoa Kỳ hoặc các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ, với thời gian làm việc chứng minh tổng cộng là 5 năm trở lên trong giai đoạn từ ngày 1-1-1963 đến ngày 30-4-1975.

Những người cải tạo dưới 3 năm

Phương Anh: Thưa bà, xin hỏi lại một lần nữa, vậy những người cải tạo dưới 3 năm thì không có cơ hội gì hết?

Khúc Minh Thơ: Dạ không, thiếu một ngày cũng không được.

Phương Anh: Thế có những trường hợp được thả ra khỏi trại, nhưng vẫn bị quản chế một thời gian rồi mới cho về nhà, nhưng giấy ra trại lại ghi không đủ 3 năm, thì có được tính vào tiêu chuẩn không?

Khúc Minh Thơ: Thưa không, chính phủ Hoa Kỳ chỉ xét theo giấy ra trại mà thôi, quản chế thì họ không có xét. Họ chỉ chiếu theo ngày bắt đi và ngày ra trại mà thôi.

Phương Anh: Thế còn những người bị bắt sau ngày 30-4-195 với tội danh là tổ chức phản động, chống phá chính quyền cách mạng, thì có được tham gia chương trình này không, thưa bà.?

Khúc Minh Thơ: Thưa không. Bởi vì cái chương trình này hoàn toàn thuần túy về nhân đạo, chứ không chính trị, hay chống đối chính phủ Việt Nam.

Phương Anh: Thưa bà, bây giờ về phiá con cái của những người hội đủ tiêu chuẩn của HR 2005, thế họ có được ăn theo không thưa bà?

Tu chính án Mc. Cain cho tới 30 tháng 9 năm 2007 thì sẽ chấm dứt.

Khúc Minh Thơ: Những người con cái trên 21 tuổi, mà chưa lập gia đình của những người HO thì được đi, còn con cái của những người cựu nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ thì không có được. Chỉ duy nhất cho con cái của những người HO, cựu tù nhân chính trị Việt Nam mà thôi, thì sẽ áp dụng tu chính án Mc. Cain.

Tu chính án Mc. Cain

Phương Anh: Nhân đây, xin bà cho biết về tu chính án Mc. Cain?

Khúc Minh Thơ: Tu chính án Mc. Cain đã hết hạn vào tháng 9 năm 2005, thì chúng tôi có vận động tiếp tục xin gia hạn chương trình của tu chính án. Tu chính án Mc. Cain đã kéo dài 10 năm rồi.

Cũng như bao năm trước, những đứa con trên 21 tuổi của các cựu tù nhân cải tạo, vào thời điểm 1 tháng 4 năm 1995, khi cha mẹ được đi phỏng vấn, mà chính phủ Hoa Kỳ không cho, dủ chưa lập gia đình, thì giờ này sẽ được đi.

Những đứa con không cùng hộ khẩu, ngày xưa không được đi chung với cha mẹ, sau khi cha mẹ phỏng vấn rồi họ lập gia đình, thì giờ này cũng được cứu xét, và vợ và con của những em đó được cùng đi theo.

Phương Anh: Thưa tu chính án Mc. Cain sẽ gia hạn tới thời điểm nào?

Khúc Minh Thơ: Tu chính án Mc. Cain cho tới 30 tháng 9 năm 2007 thì sẽ chấm dứt.

Chương trình ODP

Phương Anh: Xin được hỏi một câu chót, một số đông thường nhầm lẫn tên gọi ODP để chỉ những diện đoàn tụ. Cho nên, mỗi khi nghe nhắc tới tin tức về ODP thì lại rất hoang mang. Xin bà giải thích về tên gọi về chương trình ODP này?

Mời bạn tham gia mục Câu Chuyện Hàng Tuần do Phương Anh phụ trách. Mọi email đóng góp xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org

Khúc Minh Thơ: Ngày xưa, cái chương trình ODP gồm có đoàn tụ gia đình, con lai, và chương trình của H.O. Về chương trình con lai, theo tôi được biết thì nó vẫn tiếp tục, không ngưng. Bây giờ, trong bản thỏa hiệp kỳ này, những người mà 15 trước họ không xin lập thủ tục để ra đi, thì những người này bây giờ họ đủ điều kiện.

Phương Anh: Thay mặt cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do, chân thành cám ơn bà đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Tâm sự của bà Khúc Minh Thơ

Thưa quí vị, vừa rồi là cuộc trao đổi giữa Phương Anh và bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch của Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, người đã tranh đấu không ngừng nghỉ suốt 30 năm qua, cho hàng trăm ngàn gia đình HO, cũng như cựu công nhân viên chức của chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1975 ở Việt Nam. Giờ đây, đứng trước những thành công ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người, bà tâm sự:

"Năm 1994 thì chương trình ra đi của cựu tù nhân chính trị Việt Nam, chấm dứt, chúng tôi nhận thấy là có một số anh em, có đủ điều kiện để được đi định cư nhưng vì họ có nhiều khó khăn như họ ở các nơi xa, hẻo lánh, không tiền bạc hay vì lý do gia cảnh…

Cho nên chúng tôi cảm thấy phải tranh đấu cho họ vì họ là những người rất xứng đáng để được hưởng những gì mà chính phủ Hoa Kỳ dành cho những người bạn tù của họ được ra đi trước đây.

Việc tranh đấu này cũng được các hội đoàn Việt Nam và các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí, rất ủng hộ. Thay mặt cho Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, cúng tôi cũng muốn nói lên lời cám ơn."

Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin ngừng nơi đây, hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.