Thủ tướng Hun Sen dọa sẽ thay đổi chế độ quân chủ lập hiến thành chế độ Cộng hòa

Nguyễn Bình, tường trình từ PhnomPenh

Thủ tướng Kampuchea Hun Sen doạ sẽ đưa ra toà những người chỉ trích ông vì vịêc ông ký hiệp ước biên giới với Việt Nam, cho là ông dâng đảo Phú Quốc cho Việt Nam. Hai người đã bị bắt giam và nhiều người khác bỏ trốn ra nước ngoài, trong số đó có vị hoàng thân cháu ruột cựu hoàng Sihanouk.

SisowathThomico200.jpg

Cũng vì hiệp ước biên giới này, ông Hun Xen còn doạ sẽ thay đổi chế độ quân chủ lập hiến của xứ Chùa Tháp thành chế độ Cộng Hòa. Từ Phnom Penh, phóng viên Nguyễn Bình của đài Á Châu Tự Do tường trình thêm chi tiết.

Thủ tướng Hun Sen dọa sẽ kiện Hoàng thân Sisowath Thomico, người cháu ruột của cựu Hoàng Sihanouk về tội phỉ báng vào hôm thứ hai 17 tháng 10 vừa qua. Lý do được thủ tướng Hun Sen đưa ra vẫn là vấn đề biên giới với Việt Nam.

Ông Hun Sen đưa ra lời đe dọa sau khi có bài viết của ông này giải trình về sự kiện mất đảo Phú Quốc, được đăng tải trên trang web của ông cựu Hoàng Sihanouk.

Toà án Phnom Penh cho biết vào hôm 19 tháng 10 là họ chưa nhận được đơn kiện Hoàng thân Thomico từ chính phủ, nhưng ông hoàng này đã trốn ra nước ngoài.

Đảo Phú Quốc dưới cái nhìn của người bảo hoàng

Trả lời phỏng vấn đài RFA vào hôm 17 tháng 10, Hoàng thân Sisowath Thomico xác nhận là ông có viết rằng người Pháp xáp nhập đảo Phú Quốc vào vùng Cochinchine vào năm 1939, mà Cochinchine ngày nay đã trở thành miền Nam Việt Nam.

HunSen150.jpg
Thủ tướng Kampuchea Hun Sen. AFP PHOTO

Ông Hoàng Sihanouk, khi ông còn là quốc trưởng, ông không bao giờ đồng ý với việc làm của người Pháp. Các chế độ sau đó, bao gồm chế độ Lon Nol, từ năm 1970 – 1975 và chế độ Khmer đỏ từ 1975 – 1979 đều coi đảo Phú Quốc là một phần lãnh thổ của Campuchia. Chỉ có Hiệp ước do Phnom Penh ký với Hà Nội vào năm 1982 xác nhận Phú Quốc thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Hoàng thân Thomico nói: “Mục đích của ông ta viết bày này chỉ nhằm phân tích sự kiện lịch sử. Giúp cho thế hệ mai sau hiểu biết về sự thật lịch sử, chứ không nhằm phỉ báng ai.”

Cựu quốc vương Norodom Sihanouk, cũng có bức thư đăng trên trang web của mình nói rằng ông ta không hề vui lòng trước việc người Pháp xáp nhập vùng Cochinchine và đảo Phú Quốc vào lãnh thổ Việt Nam.

Lý do được nhà vua đưa ra là vào nửacuối thế kỷ 19, tức khoảng năm 1860, khi người Pháp đến Đông Dương, vùng Cochinchine là nơi đang có sự tranh chấp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình Campuchia. Do đó, khi chấm dứt chế độ thuộc địa, người Pháp nên trao trả ít nhất cũng một nửa ùng đất Cochinchine lại cho Campuchia.

Trong quá khứ thì ông đòi như vậy, còn bây giờ ông không có tham vọng đòi Kampuchea Krom hay đảo Phú Quốc nữa, mà chỉ yêu cầu các nước lân bang đừng tiếp tục xâm lấn đất Campuchia. Những bứcxúc của cựu Quốc vương là các hộ gia đình người dân Khmer ở dọc biên giới bị bộ đội Việt Nam sang lấn chiếm đất, khi họ cầu cứu chính phủ Phnom Penh giúp đỡ thì bị cáo buộc là “con bài chính trị”.

Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk, năm nay 85 tuổi, là một trong những người chống lại Hiệp ước biên giới do ông Hun Sen ký với Hà Nội. Hiện nay, ông cựu hoàng này đang dưỡng bệnh tại Trung Quốc và quyết định sống lưu vong tại đó cho đến khi qua đời.

Dọa sẽ thay đổi chế độ

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về vietnamese@www.rfa.org

Sau khi nhận được tin là nhà vua Norodom Sihamoni ủy quyền cho ông Chea Sim, chủ tịch Thượng nghị viện, giữ quyền quốc trưởng ký vào Sắc lệnh công bố Hiệp ước biên giới như vừa nói. Còn ông Chea Sim, thì chưa biết có chịu ký hay là không.

Ông Hun Sen dọa sẽ thay đổi chế độ quân chủ lập hiến hiện tại thành chế độ cộng hòa, nếu như Hiệp ước của ông đã ký với Hà Nội mà không được nguyên thủ quốc gia nước này phê chuẩn. Đồng thời ông Hun Sen cũng dọa sẽ cách chức tướng Ke Kim Dan, tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia nếu như vị tướng này không tuân lệnh ông.

Được biết, tướng Ke Kim Dan là người thuộc phe ông Chea Sim. Tuy cũng là người do Việt Nam dựng lên nhưng ông Chea Sim còn rất dè dặt với Hiệp ước biên giới mà ông ông Hun Sen đã ký với Hà Nội.

Đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen ra tuyên bố vào hôm 18 tháng 10, đánh giá cao Hiệp ước biên giới với Việt Nam năm 1985, và gọi những người chống đối là “phản động”. Đây là lần đầu tiên từ “phản động” được sử dụng trở lại sau bao nhiêu năm hòa hợp và hòa giải dân tộc, từ khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989.

Cũng liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ, Ông Mam Sonando, giám đốc đài Tổ Ông FM 105 MHz bị bắt giam vào ngày 11 tháng 10, và ông Run Chhun, chủ tịch Hội giáo viên độc lập bị bắt giam vào ngày 15 tháng 10, với tội danh “Phỉ báng Chính phủ.”

Ngoài ra cảnh sát Campuchia còn có lệnh bắt thêm 3 người nữa, bao gồm ông Iêng Channa, phó tổng thư ký Phong trào Sinh viên Dân chủ, ông Mennat, chủ tịch Hội Công chức Campuchia và ông Chea Muni, lãnh đạo Công đoàn Độc lập, cũng với tội danh phỉ báng. Cả 3 người này đã trốn thoát ra nước ngoài.