Thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam năm 2006 (phần 1)
2006.12.31
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ, sinh năm 1944 tại Nam Định. Bà sang Pháp du học năm 1962. Viết tiểu luận văn học từ 1985 Cộng tác với đài RFI (chương trình văn học nghệ thuật) từ 1990. Tác phẩm đã in: Cấu trúc thơ, Sóng Từ Trường I- II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp (2002).
Bà là cây viết nữ phê bình văn học hiếm hoi trong nền văn học Việt Nam cận đại. Cách đặt vấn đề cũng như đào sâu vào văn bản để phê bình một tác phẩm của bà luôn có tính thuyết phục cao dẫn đến việc người đọc dễ dàng chia sẻ những quan điểm của bà. Bài phỏng vấn này do Mặc Lâm thực hiện và được chia làm hai phần, sẽ phát thanh làm hai kỳ liên tiếp. Mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa chị, là một người miệt mài trong lĩnh vực lý luận phê bình văn học, chị nhận xét thế nào về thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước hiện nay?
Thụy Khuê: Để trả lời câu hỏi đầu tiên tôi xin nói trước là nó thật rộng nếu trình bày cặn kẽ thì mất rất nhiều thời giờ. Tôi xin tóm gọn như thế này theo như tôi nghĩ chúng ta chưa có một nền phê bình đúng nghĩa vì nhiều lý do.
Trước hết nếu chúng ta nhìn vào tình hình trong nước thì ngay sau năm 1945 thì những người viết phê bình có bổn phận chỉ đạo người viết những điều mà đảng định hướng và tình trạng này đã kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới, trong khoảng thời gian này từ năm 1986 tới 1988 thì người phê bình tạm thoát ra khỏi những khuôn khổ cũ để viết những điều chân thực mà mình mong muốn.
Mặc Lâm: Là người từng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những nhân vật có tiếng trong lĩnh vực văn học, chị rút ra được những cái chung nào của những nhân vật này. Từ những cái chung ấy chị kết luận ra sao?
Thụy Khuê: Thưa anh những điều tôi học hỏi được ở những nhà văn háo và những nghệ sĩ lớn là sự thành thực và cả đức khiêm tốn của họ. Cả hai đức tính ấy đều rất hiếm và vì vậy nó rất cần cho văn học vì viết văn hoặc biên khảo là hai cách điều tra những việc ở đời vì vậy ngoài tài năng mà người viết phải có còn phải thành thực với chính mình nữa.
Trước hết nếu chúng ta nhìn vào tình hình trong nước thì ngay sau năm 1945 thì những người viết phê bình có bổn phận chỉ đạo người viết những điều mà đảng định hướng và tình trạng này đã kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới, trong khoảng thời gian này từ năm 1986 tới 1988 thì người phê bình tạm thoát ra khỏi những khuôn khổ cũ để viết những điều chân thực mà mình mong muốn.
Mặc Lâm: Như chị đã từng viết trong tác phẩm “Sóng Từ Trường”, nhà thơ Bùi Giáng là một hiện tượng lạ, có nhiều người viết về ông nhưng không thấy ai đi sâu vào việc phân tích và phê bình thơ của ông cả.
Có phải chị muốn nói Bùi Giáng chỉ là một hiện tượng và người ta cố tránh không nói đến những mặt bất cập của ông vì cái background triết học cũng như những tài thơ được thổi phồng?
Thụy Khuê: Ông Bùi Giáng là một nhà thơ có tài thì điều đó không ai chối cãi được, nhưng cũng đúng như anh nhận xét.
Trong một bài viết về Bùi Giáng tôi có nhấn mạnh đến hai nhược điểm của ông thứ nhất là ông làm thơ ẩu quá có lẻ vì ông được tán tụng quá hay ông tự cho mình là cứ đặt bút xuống là thành thơ thế nên ông nghĩ những điều ông viết là quý giá cả vì vậy khi ông cho in tất cả những bài thơ củ ông có nhiều câu thơ rất dở lẫn vào những câu hay.
Mặc Lâm: Theo chị, những bài viết có tính cách tiên phong trong việc xiển dương một phong cách, phong trào, thậm chí một khuôn mặt văn nghệ mới xuất hiện sẽ ảnh hưởng lớn lao trực tiếp cho cả hai phía chính bản thân người được viết và người đọc. Từ hệ luận này, nếu sự quyết đoán của nhà phê bình quá vội vã và chệch hướng thì điều gì sẽ xảy ra?
Thụy Khuê: Theo tôi nghĩ thì ai cũng phạm phải sai lầm cả, mình cần phải làm hết lòng và theo tôi nghĩ cái sai này sẽ không đáng trách.
Tuy nhiên nếu sự sai lầm này cứ lập đi lập lại nhiều lần thì nhà phê bình sẽ mất uy tín và không ai tin mình nữa. Thành ra việc đánh giá một khuôn mặt mới của nghệ thuật cũng là trách nhiệm của người phê bình.
Theo dòng câu chuyện:
- Thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam năm 2006 (phần 2)
Những bài liên quan
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, 1 trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn
- Những nhận định sai lệch về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền của ông Vũ Đức Tân
- Mạn đàm với nhà thơ Trần Mộng Tú
- “Hiện tượng” nhật ký Ðặng Thùy Trâm
- Về công tác phê bình văn học
- Hậu giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2006
- Giải thưởng Văn học Năm 2006 của hội nhà văn Hà Nội
- Thực chất công tác biên tập tại các nhà xuất bản ở Việt Nam
- Những chuyện ‘cười ra nước mắt’ trong việc duyệt xét tác phẩm văn học VN