Những vấn đề sẽ bàn thảo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN làn thứ 5

0:00 / 0:00

Việt Hùng, đài RFA

Bên cạnh công tác chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, một vấn đề khác cũng đang gây nhiều chú ý cho dư luận đó là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5. Ghi nhận một số thông tin về vấn đề này, Việt Hùng của Ban Việt ngữ có bài tường trình dưới đây.

LeHongHa200.jpg
Ông Lê Hồng Hà. RFA Photo

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 sẽ khai diễn trong tháng này. Những nguồn tin mà chúng tôi ghi nhận nói rằng Hội nghị sẽ nhóm họp vào hạ tuần tháng 6 tới đây tại Hà Nội. Có giả thuyết còn nói rằng, hội nghị sẽ khai diễn ít ngày sau khi ông Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết lên đường công du Hoa Kỳ.

Những diễn tiến trên chỉ là những ghi nhận, mặc dù cho đến nay các cơ quan thông tấn và báo chí tại Việt Nam chưa loan tải những tin tức liên quan đến Hội nghị kỳ này.

Trọng tâm chính của Hội nghị Trung ương 5 là vấn đề nhân sự, trong đó sẽ bàn đến:

- Chỉ đạo và quán triệt tinh thần từ Hội nghị Trung ương 5 thông qua kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khoá 12 sẽ khai diễn vào ngày 19-07 tới đây.

- Bên cạnh đó, trọng tâm chính là vấn đề nhân sự, nhân sự bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Quốc Hội, nhân sự bầu vào nội các chính phủ mới, Chủ tịch mới…

- Hội nghị sẽ phải bàn thảo ban hành quyết định về: Đổi mới Phương thức Lãnh đạo.

- Hội nghị cũng sẽ có quyết định về Công tác Lý luận và Tư tưởng.

Theo tôi biết Hội nghị Trung ương kỳ này đây phải nói là sẽ ra những quyết định rất quan trọng mà chủ yếu là phải giái quyết vấn đề nhân sự. Rồi Hội nghị Trung ương này đây sẽ ra một quyết định nào đó về đổi mới phương thức lãnh đạo, rồi ra một quyết định nào đấy về cải cách hành chính, bở vì cải cách hành chính làm đã hàng chục năm nay rồi mà vẫn cứ “lủng ca lủng củng…” cho nên Hội nghị Trung ương 5 sắp tới là một Hội nghị hết sức quan trọng.

- Quyết định Cải cách về Hành chánh, tìm ra phương cách phòng chống tham nhũng hữu hiệu cũng sẽ là những vấn đề được bàn tại Hội nghị.

Theo đánh giá, mặc dù Hội nghị Trung ương 5 tới đây là tiếp tục những vấn đề còn tồn đọng từ Hội nghị Trung ương 4 hồi tháng Giêng năm 2007, nhưng các nhà phân tích thời cuộc đều đưa nhận định chung Hội nghị Trung ương 5 là mội hội nghị rất quan trọng.

Quan trọng là vì “đụng” đến vấn đề nhân sự. Thành phần nhân sự trong nội các chính phủ mới, ai đi ai ở và ai sẽ ở lại ghế Bộ trưởng, ghế Thứ trưởng…

Một vấn đề nữa hiện cũng đang gây tranh luận đó là việc giảm thiểu, sát nhập một số Bộ và các Cơ quan ngang Bộ. Cho đến nay theo ghi nhận vấn đề này chưa ngã ngũ là sẽ cắt giảm bao nhiêu Bộ, thống hợp bao nhiêu Bộ…

Liên quan đến vấn đề này chúng tôi đã hỏi ông Lê Hồng Hà, một nhà quan sát có nhiều kinh nghiệm về nội tình đảng cộng sản Việt Nam, từ trong nước ông đưa ra lời nhận định:

Ông Lê Hồng Hà: Theo tôi biết Hội nghị Trung ương kỳ này đây phải nói là sẽ ra những quyết định rất quan trọng mà chủ yếu là phải giái quyết vấn đề nhân sự.

Rồi Hội nghị Trung ương này đây sẽ ra một quyết định nào đó về đổi mới phương thức lãnh đạo, rồi ra một quyết định nào đấy về cải cách hành chính, bở vì cải cách hành chính làm đã hàng chục năm nay rồi mà vẫn cứ “lủng ca lủng củng…” cho nên Hội nghị Trung ương 5 sắp tới là một Hội nghị hết sức quan trọng.

Việt Hùng: Nhưng mà có dư luận nói rằng vấn đề nhân sự tại Hội nghị sẽ là vật cản rất trở ngại…

Ông Lê Hồng Hà: Trong Hội nghị Trung ương 5 này phải giải quyết vấn đề đó. Vừa qua trong lúc bàn đến nhân sự thì phải nói rằng hết sức là khó khăn…khi người ta bàn việc lập chính phủ mới, phần quan trọng thứ hai là "ai ở - ai đi, ai còn có quyền có chức, ai còn có quyền lợi và ai mất quyền mất chức vụ…" vấn đề này là một vấn đề rất lớn.

Vấn đề nghiên cứu này đây hiện đang có 2 vấn đề: Thứ nhất là kinh nghiệm vừa qua như thế nào, kinh nghiệm thế giới như thế nào, đấy chỉ là một phần thôi, còn phần quan trọng thứ hai là cán bộ, tức là ai còn chức, ai còn có quyền lợi, ai còn vị trí, ai còn chức vụ, những cái này nó tác động xen kẽ với nhau rất dữ dội…

Thế rồi một chính phủ tới đây là bao nhiêu bộ? 26 bộ thì ai cũng thấy không thể để như thế được. Các nước G8 họ cũng chỉ có 12 – 13 bộ, mà nước Việt Nam nhỏ như thế mà lại có đến 26 bộ…

Hiện nay ý kiến của người ta, người thì đề nghị rút bỏ đi 4 bộ, người thì 3 bộ, người thì đề nghị bỏ đi 6 bộ…, hiện nay những vấn đề này còn đang nghiên cứu, bàn cãi “dữ dội” đấy.

Vấn đề nghiên cứu này đây hiện đang có 2 vấn đề: Thứ nhất là kinh nghiệm vừa qua như thế nào, kinh nghiệm thế giới như thế nào, đấy chỉ là một phần thôi, còn phần quan trọng thứ hai là cán bộ, tức là ai còn chức, ai còn có quyền lợi, ai còn vị trí, ai còn chức vụ, những cái này nó tác động xen kẽ với nhau rất dữ dội…

Việt Hùng: Nhưng những vấn đề về vị trí bổ nhiệm trong chính phủ, trong các Ban-Ngành như vậy chỉ ở hàng cấp Bộ trưởng thôi, chứ còn có thể nói hàng ở cấp trên Trung ương coi như đã xong rồi phải không ông?

Ông Lê Hồng Hà: Hiện nay cấp Trung ương Ủy viên và cấp Bộ trưởng trên cơ bản là một cấp giống nhau, vấn đề hiện đang "rối", đang rối là bởi vì thư tố cáo của người ta cũng nhiều…

Việt Hùng: Với kinh nghiệm của ông, Hội nghị Trung ương 5 sẽ diễn ra trước khi ông Nguyễn Minh Triết đi Hoa Kỳ hay là như thế nào?

Ông Lê Hồng Hà: Theo như tôi suy nghĩ có lẽ nó diễn ra sau một chút thì phải, nhưng phải là trước kỳ họp Quốc Hội, nhưng mà tôi biết là việc chuẩn bị đó là ráo riết lắm. Tôi phát biểu với ông những vấn đề về mặt trận lý luận tư tưởng, rồi đổi mới vấn đề chính trị…, ít nhiều là tôi đã "trèo" vào đấy rồi đó…

Việt Hùng: Vừa rồi là ông Lê Hồng Hà, quan sát viên thời cuộc về nội tình đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn tiến về Hội nghị tới đây và những vấn đề liên quan đến thành phần nội các mới trong Quốc Hội và Chính phủ để loan tải tới quí vị thính giả khi tin tức được cập nhật.