Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc: Nên có cuộc chất vấn quanh năm
2006.06.23
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XI đang bước sang phần chất vấn các bộ trưởng trong chính phủ về các vụ việc xảy ra trong ngành mà những vị ấy phụ trách. Sau phiên chất vấn đầu tiên, các đại biểu quốc hội tỏ ra không mấy hài lòng với cách trả lời của hai bộ trưởng Công An và Giao Thông- Vận tải. Gia Minh hỏi chuyện đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc vềvấn đề đó.

Gia Minh: Thưa ông, các báo đánh giá là trả lời chất vấn của hai bộ trưởng vừa qua là thật lòng nhưng vấn đề trách nhiệm lại bị đùn đẩy, né tránh. Ông nghĩ sao về đánh giá đó?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Theo tôi thì việc chất vấn lẽ là là bình thường và thường xuyên nhưng nay là 'xuân thu nhị kỳ' và dồn nhiều vấn đề vào một thời lượng không dài cho nên với những cải tiến gần đây vẫn chưa giúp đi đến cùng sự việc. Tôi có đề nghị là phải chất vấn quanh năm, chứ không làm mỗi năm hai lần dồn dập mỗi vị hơn tiếng đồng hồ.
Thông tin thì có thể đáp ứng, và câu hỏi thì trả lời nghiêm túc nhưng chưa đi đến cùng. Còn chất vấn ở hội trường thì nên tập trung vào những vấn đề lớn thôi; còn những vấn đề khác thì tại các diễn đàn khác.
Gia Minh: Ý kiến của ông được tiếp thu đến đâu?
Ông Dương Trung Quốc: Chưa có. Dù rằng ông chủ tịch quốc hội cũng muốn là tạo ra cơ hội để các đạii biểu đi đến cùng sự việc nhưng điều kiện không cho phép.
Gia Minh: Việc đổ lỗi cho cơ chế và hệ thống theo ông dường như là phương thế đuợc sử dụng bấy lâu nay khi xảy ra vụ việc? Vậy cơ chế và hệ thống sai trái đó do ai chịu trách nhiệm?
Theo tôi thì việc chất vấn lẽ là là bình thường và thường xuyên nhưng nay là 'xuân thu nhị kỳ' và dồn nhiều vấn đề vào một thời lượng không dài cho nên với những cải tiến gần đây vẫn chưa giúp đi đến cùng sự việc. Tôi có đề nghị là phải chất vấn quanh năm, chứ không làm mỗi năm hai lần dồn dập mỗi vị hơn tiếng đồng hồ.
Ông Dương Trung Quốc: Có thể nói chính mọi người đều chịu trách nhiệm vì hiến pháp qui định thế. Nên nay do điều kiện thì chắc đến lúc nào đó người ta phải thay đổi. Ví dụ như việc chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đó là sự thay đổi cơ bản và tạo ra buớc chuyển quan trọng.
Gia Minh: Cơ chế và hệ thống thực chất là do con người thiết lập ra, vậy các đại biểu quốc hội đã thấy điều đó và có đề nghị thay đổi ra sao?
Ông Dương Trung Quốc: Việc này đã đuợc phát biểu công khai và trực diện rồi, không có gì xa lạ.
Gia Minh: Theo ông thì lực cản cho những đổi thay mang tính quyết định vào lúc này là những điều gì?
Ông Dương Trung Quốc: Đuơng nhiên phải có lực cản do nhận thức và quyền lợi; điềi đó ở xã hội nào cũng vậy nên phải do thực tiễn đẩy lên. Do thực tiễn thì nó sẽ phải thay đổi.
Gia Minh: Trách nhịêm các đại biểu quốc hội làm đến đâu?
Ông Dương Trung Quốc: Phía quốc hội cũng có nỗ lực thúc đẩy cho việc dân chủ hóa và đổi mới, đó là điều tôi cảm nhận đuợc.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Những bài liên quan
- Cảm nghĩ của người dân về những cuộc chất vấn của Quốc hội vừa qua
- Luật đấu thầu mới nhằm giảm bớt thất thoát lãng phí tiêu cực
- Vụ PMU 18 gây trở ngại cho việc giải ngân các nguồn vốn ODA
- Việt Nam đánh giá cao vai trò của báo chí trong chống tham nhũng
- Người dân bị xách nhiễu khi lên tiếng tố cáo tham nhũng
- Thủ tướng Phan Văn Khải tạ lỗi nhân dân trước khi từ chức
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 15-6-2006)
- Bộ trưởng công an Việt Nam trả lời chất vấn trước Quốc hội
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Vietnam Airlines muốn kháng cáo đến cùng
- Bị rút ruột, kè chống ngâp lụt thành phố Tuy Hòa bị sụp đổ xuống sông
- Luật chống tham nhũng đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa được thi hành
- Bài học từ vụ Vietnam Airlines, công khai minh bạch và dân chủ rất quan trọng
- Viêt Nam ghi nhận sự trợ giúp của các nhà tài trợ quốc tế
- Ngân hàng Thế giới ngưng cấp kinh phí là biện pháp giúp Cambodia sửa đổi
- Việt Nam lại cam kết sẽ quyết tâm chống tham nhũng
- Những vụ bê bối nghiêm trọng của Vietnam Airlines
- Quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-6-2006)
- Các nhà tài trợ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
- Thấy gì từ các vụ bê bối của Vietnam Airlines?
- Nên hay không luật sư phải mua bảo hiểm để bồi thường thân chủ nếu bị sai sót?
- Các chức danh lãnh đạo có thể được thi tuyển hay không?
- Thanh tra Chính phủ nhận hối lộ từ quan chức dầu khí
- Nhà báo bị trù dập và tạt axit vì… đấu tranh chống tham nhũng (phần 2)