Cựu chiến binh Lê Thanh Tùng bị công an câu lưu, thẩm vấn


2007.10.25

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ông Lê Thanh Tùng, tức Lê Ái Quốc, cựu bộ đội từng chiến đấu tại mặt trận Campuchia, sau đó lập gia đình và sinh sống tại xứ này 17 năm. Mới đây, ông Tùng quyết định trở về Việt Nam góp phần vào cuộc vận động cho dân chủ, tự do. Sau khi về đến Hà Nội, ông bị công an tạm giam và thẩm vấn. Nay, ông không được tự do đi lại để kiếm sống.

LeThanhTung150.jpg
Ông Lê Thanh Tùng. Hình của FNA

Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa ông Lê Thanh Tùng với phóng viên Đỗ Hiếu của RFA. Mở đầu câu chuyện , ông nhắc lại những năm tháng tình nguyện tòng quân, phục vụ cho quê hương Việt Nam.

Ông Lê Thanh Tùng: Tôi chỉ là chiến sĩ. Hồi trước tôi đóng ở Gia Lai - Kontum, ở An Khê, và sau đó tôi sang tỉnh Rattanakiri (Cambodia) và chiến đấu ở Cambodia cho đến tháng 10-1989 là năm quân đội rút quân tình nguyện về nước. Về nước tôi được đi học trường sĩ quan công binh ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) được năm thứ nhất, nhưng mà ở một năm và mất 6 tháng làm việc thì tôi yếu sức khoẻ nên phải giải ngũ.

Đỗ Hiếu : Thưa anh, chúng tôi có biết là anh sang sinh sống tại Cambodia 17 năm, anh có thể cho biết vì sao anh lại trở về quê hương Việt Nam không ạ?

Ông Lê Thanh Tùng: Trước hết về con người Việt Nam nói chung và tôi nói riêng thì đều có tinh thần yêu nước thương dân, thương giống nòi. Cho dù ở bất cứ phương trời nào dân Việt Nam đều có lòng hướng về tổ quốc, thương yêu tổ quốc. Người dân Việt Nam không bao giờ ghét bỏ tổ quốc, lúc nào cũng coi quê hương là chùm khế ngọt.

Nhưng mà có một điều là hiện có nhiều người bất đồng chính kiến không chấp nhận cũng như không thương yêu chế độ cộng sản, ghét chế độ cộng sản. Cộng sản nói rằng những người ra đi là những người phản bội tổ quốc, ghét bỏ tổ quốc, thì điều đó tôi không chấp nhận.

Người Việt Nam cho dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới chúng ta đều yêu tổ quốc, thương yêu giống nòi, không hề ghét bỏ tổ quốc, chỉ có một diều là không thích một chế độ nào đó thì có.

Mời các bạn tham gia vào mục Diễn Đàn RFA

Thế thì từ cái đó mà năm 1990 tôi được học ở trường sĩ quan công binh, lúc bấy giờ Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu đang từ từ dẫy chết thì tôi được học Nghị Quyết 8 của Trung ương Đảng CSVN, trong đó có nói rằng đảng sẽ nhất định đổi mới, sẽ cho dân chủ, cho tự do, nhưng mà sẽ đổi mới một cách từ từ chứ không thể đổi mới đùng một cái ngay được thì đất nước sẽ loạn, đảng cộng sản sẽ mất toàn bộ quyền lực, và hai nữa là chắc chắn đảng cộng sản sẽ bị trù dập, sẽ bị tù đày.

Cho nên đảng sẽ đổi mới, đảng hứa là đảng sẽ đổi mới, nhưng mà phải từ từ. Thế thì tôi cũng tin yêu đảng.

Tôi xin giới thiệu thêm tôi là một người tình nguyện tòng quân. Tôi đã lắng nghe tiếng gọi của đảng. Lúc bấy giờ tôi học lớp 11 vào năm 1985 và cũng do điều kiện khó khăn mà tôi bỏ học, nhưng cơ bản là tôi theo tiếng gọi của đảng. Tôi đã tình nguyện gia nhập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, thực ra là quân đội của Đảng CSVN thì đúng hơn, chính xác hơn.

Tôi được nghe và học tập nghị quyết đó, tôi rất mừng rỡ. Sau nghị quyết đó tôi vì yếu sức khoẻ phải trở về địa phương. Tại địa phương lúc bấy giờ đời sống vô cùng khó khăn gian khổ. Tôi thấy ở Cambodia đời sống dễ sống hơn, dễ chịu hơn và tự do hơn. Đồng thời lúc bấy giờ ở Cambodia đang có chuyển biến tích cực về dân chủ, bởi vì lúc bấy giờ Chea Sim và Hun Sen cùng Heng Sari quyết định cho Sinanouk, Khmer Đỏ cùng Lon Nol về để hoà giải dân tộc, cho nên tôi đã nhìn thấy hướng đi tích cực đó và tôi đã quay trở lại Cambodia để sinh sống, làm ăn tại Cambodia. Và tôi đã có người vợ ở Cambodia, người Cambodia gốc Lào.

Trong suốt thời gian sống ở Cambodia tôi rất mơ ước là bao giờ Việt Nam ta được tự do như ở Cambodia. Tôi không biết liên lạc, không biết làm thế nào để mình tham gia vào các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Đến năm 1996, lúc đó tôi có mấy người bạn vào cuối năm 1996 ở Phnom Penh có tham gia Phong Trào Phục Quốc nhưng lúc bấy giờ tôi không rõ phong trào này bởi vì tôi chỉ nghe tơ lơ mơ. Hai nữa là ngưòi ta rất sợ những người Miền Bắc chúng tôi, bởi vì người ta cho rằng một trăm phần trăm dân Miền Bắc là dân cộng sản cho nên họ không thể kết nạp chúng tôi được. Vì thế tôi không biết rõ chuyện đó cho lắm, mà chỉ biết là có 2 người bạn của tôi tham gia Phong Trào Phục Quốc năm 1996 đó ở Phnom Penh. Nhưng sau đó họ bị bắt vào cuối năm 1996 mà cho tới nay tôi không thấy tung tích gì về hai người bạn đó.

Đỗ Hiếu : Sau khi anh quyết định trở về Việt Nam để tiếp tay cho phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thì anh có gặp khó khăn gì không, thưa anh?

Ông Lê Thanh Tùng: Tôi gặp khó khăn là về vấn đề công an cộng sản Việt Nam luôn luôn theo dõi và thẩm vấn tôi, hạch sách tôi. Và cái đau khổ nhất của tôi là chính đồng bào quê hương bản quán nhà tôi lại tố cáo tôi về tội danh là "phản động, chống đối nhà nước, chống đối đảng. Một tên phản động ở nước ngoài mới về và đã được bọn phản động nước ngoài đưa về để cài cắm để hòng lật đổ chế độ". Cho nên tôi rất buồn về quê hương tôi. Chính người dân quê hương tôi đã làm đơn tố cáo. Đỗ Hiếu : Thưa anh Lê Thanh Tùng. Tuy gặp nhiều khó khăn trong ước mơ đấu tranh cho dân chủ song anh có ý định tiếp tục sinh sống nơi quê nhà hay trở lại dất nước Campưchea?

Tôi gặp khó khăn là về vấn đề công an cộng sản Việt Nam luôn luôn theo dõi và thẩm vấn tôi, hạch sách tôi. Và cái đau khổ nhất của tôi là chính đồng bào quê hương bản quán nhà tôi lại tố cáo tôi về tội danh là "phản động, chống đối nhà nước, chống đối đảng. Một tên phản động ở nước ngoài mới về và đã được bọn phản động nước ngoài đưa về để cài cắm để hòng lật đổ chế độ". Cho nên tôi rất buồn về quê hương tôi. Chính người dân quê hương tôi đã làm đơn tố cáo.

Ông Lê Thanh Tùng: Nguyện vọng của tôi là về quê nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, đem hết cái khả năng sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh cho tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam. Tôi quyết định sẽ ở Việt nam. Và như bây giờ, theo sự hiểu biết của tôi, nếu tôi đi ra nước ngoài thì điều đó đồng nghĩa là tôi vĩnh viễn không có ngày trở về Việt Nam.

Bây giờ mà tôi ra đi thì họ cắt hộ khẩu, quốc tịch của tôi vĩnh viễn, không bao giờ có ngày trở về. Tôi nghĩ rằng làm như vậy không khác gì diệu hổ ly sơn. Cọp phải ở trong rừng. Cọp đói thì mới hung dữ. Còn cọp no, cọp ra khỏi rừng thì cọp không làm gì được. Tôi phải ở lại Việt Nam để đấu tranh cho dù thế nào đi chăng nữa, cho dù trường hợp xấu nhất xảy ra.

Đỗ Hiếu : Thưa anh, hiện thời bây giờ anh đóng góp như thế nào cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ hay là bênh vực tiếng nói của những người dân oan khiếu kiện?

Ông Lê Thanh Tùng: Vì tôi cũng có phát biểu chính kiến, phát biểu độc lập, và tôi đang dự tính bênh vực những người dân oan. Tôi cũng biết một chút về ngành y, tôi dự định sẽ mua một số thuốc và sẽ túc trực bên cạnh đồng bào dân oan. Hễ đồng bào nào có ốm đau bệnh tật thì tôi giúp đỡ. Đấy là kế hoạch của tôi. Nhưng vấn đề là để thực hiện được vào ngày nào thì tôi chưa dám hứa.

Đỗ Hiếu : Chúng tôi xin cảm ơn anh Lê Thanh Tùng đã dành thì giờ cho Đài Á Châu Tự Do chúng tôi. Chúc anh nhiều may mắn.

Ông Lê Thanh Tùng: Xin chào anh. Chúc toàn bộ quý thính giả Đài Á Châu Tự Do được mạnh khoẻ bình an.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.