Nhà thơ Tô Thuỳ Yên

Nhà văn Hoàng Khởi Phong

Cách đây nửa thế kỷ tạp chí Sáng Tạo ra đời ở Sài Gòn, và có thể được coi là tạp chí văn học đầu tiên của miền Nam, với sự góp mặt của một số nhà văn, nhà thơ của miền Bắcvừa đặt chân xuống miền Nam sau một chuyến di cư vĩ đại. Vào thời điểm đó khu vườn văn học ở miền Nam còn rất trống trải.

0:00 / 0:00
ToThuyYen150.jpg
Nhà thơ Tô Thuỳ Yên.

Những tên tuổi dựng lên tạp chí Sáng Tạo gồm Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Duy Thanh.. Trong những danh tính vừa kể, toàn bộ là người Bắc, ngoại trừ Tô Thùy Yên là người miền Nam độc nhất có mặt trong giai đoạn hình thành tạp chí Sáng Tạo này.

Trong nửa thế kỷ vừa qua, tạp chí Sáng Tạo chỉ sống vỏn vẹn vài năm trời, nhưng đã tạo một ảnh hưởng lớn tới văn học miền Nam. Giờ đây những thành viên của Sáng Tạo chỉ còn lác đác dăm người. Chương trình Văn Học Truyền Thanh kỳ này xin được phỏng vấn nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong vài nhà thơ lớn nhất của văn học miền Nam.

Nhà thơ Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp Gia Định. Ông bắt đầu làm thơ vào cuối thập niên 50, là sĩ quan QLVNCH từ 1963 tới 1975. Sau chiến tranh ông bị đi tù cải tạo 13 năm.

Hoàng Khởi Phong: Xin chào nhà thơ Tô Thùy Yên, trong chiến tranh Việt Nam, là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như Trường Sa Hành, Chiều trên Phá Tam Giang, Hề ta trở lại ngôi nhà cỏ.. xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về những bài thơ này?

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)