Tình hình hoạt động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ năm 1981 đến nay


2007.11.02
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Ỷ Lan, thông tín viên đài RFA

Hiện nay tại Việt Nam, có hai giáo hội Phật Giáo hoạt động song song, một được nhà nứơc thành lập và công nhận là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do hoà thượng Thích Thanh Tứ làm trị sự trưởng, và hai là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đựơc nhà nước công nhận do đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang là đệ tứ tăng thống và hoà thượng Thích Quảng Độ làm viện trưởng Viện Hoá Đạo.

ThichQuangDo150.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Độ

Trong cụôc phỏng vấn dành cho phóng viên Ỷ Lan của Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do mới đây qua điện thoại viễn liên, hoà thượng Quảng Độ đã kể lại những chi tiết liên quan đến quá trình thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vào năm 1981 và tình hình hoạt động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khi đó cho đến nay.

Vai trò và quá trình tham gia

Ỷ Lan: Kính chào Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, xin Hòa Thượng cho biết đại cương sự ra đời của GHPGVN năm 1981, Viện Hóa Đạo GHPGVNTN có vai trò gì và tham gia như thế nào vào công trình này?

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Năm 1980 thì họm (nhà nước cộng sản Việt Nam) gọi hòa thượng Trí Thủ, hòa thượng Trí Tịnh, hòa thượng Minh Châu, không có giấy mời mà chỉ gọi thôi. Gọi đi đến một chỗ nào đó không biết, họ giao việc cho 3 vị đó đứng ra vận động thống nhất Phật Giáo cả nước, hai miền Nam-Bắc.

Ba vị đó, hòa thượng Trí Thủ là viện trưởng Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN, hòa thượng Trí Tịnh là phó viện trưởng kiêm tổng vụ trưởng Tổng Vụ Tăng Sự , rồi hòa thượng Minh Châu là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và đồng thời là tổng vụ trưởng Tổng Vụ Giáo Dục trong Viện Hóa Đạo.

Ba vị đó đi vận động thống nhất Phật Giáo. Họ chỉ gọi đi chứ không có thơ mời. Họp xong các vị về triệu tập hội đồng Viện Hóa Đạo để các vị trình bày. Hôm ấy các vị nói có được mời đi họp ở chỗ đó, chỗ đó…bàn về việc thống nhất Phật Giáo cả nước. Các vị cho chúng tôi biết như thế và yêu cầu Viện cũng phải cử đại biểu đi dự cuộc họp bàn đó.

Lúc đó các vị trong hội đồng Viện thì cũng còn ít thôi, hòa thượng Thiện Minh thì qua đời rồi, còn các vị như Pháp Tri thì ở Biên Hòa ít có về đây nữa. còn lại ở Viện Hóa Đạo thường xuyên lúc đó là chỉ có hòa thượng Huyền Quang và tôi, và mấy vị ở dưới nữa thôi. Còn các vị như Hộ Giác thì đi vượt biên cả rồi. Còn lại như hòa thượng Trí Thủ, Trí Tịnh, Minh Châu và hòa thượng Huyền Quang với tôi, với lại thượng tọa Từ Nhơn… đại khái như thế.

Bạn nghĩ gì về tình hình tôn giáo tại Việt Nam? Xin email về Vietweb@rfa.org hoặc tham gia Diễn đàn RFA

Thế thì chỉ có 3 vị đó (Trí Thủ, Trí Tịnh, Minh Châu) đi họp, rồi về họp viện thì có tôi, hòa thượng Huyền Quang, Huyền Ấn, Từ Nhơn. Các vị có nói là mình cử đại biểu đi dự phiên họp đó. Nhưng nguyên tắc là như thế này, các vị đi đấy là họ mời riêng, có giấy hay không thì tôi không biết, nhưng các vị đi với tư cách cá nhân mà thôi. Bây giờ muốn cho nó hợp lệ là xin các vị đề nghị với ai đứng làm trưởng ban của ban tổ chức đó.

Ai cũng được, miễn là có một văn thư hay cái gì đó có thẩm quyền, như một văn thư chính thức mời GHPGVNTN cử đại biểu đến dự các cuộc họp như thế này thế này để bàn về việc thống nhất Phật Giáo cả nước. Khi nào chúng tôi nhận được văn thư chính thức như thế thì dĩ nhiên là chúng tôi phải cử đại biểu đi và dĩ nhiên trong đó cũng có đại biểu là hòa thượng Viện trưởng, hòa thượng Trí Tịnh, hòa thượng Minh Châu và có chúng tôi thêm vào, và tùy theo việc quyết định.

Chứ còn đàng này họ chỉ mới mời 3 vị đó với tư cách cá nhân: Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh và Thích Minh Châu mà thôi. Họ cũng không nói đến chức vị của quý vị. Vậy, tóm lại thì đây họ chỉ mời các cá nhân tham dự cuộc bàn thảo thống nhất Phật Giáo cả nước, chứ họ không mời GHPGVNTN như tư cách một giáo hội. Trong khi đó họ mời khất sĩ, họ mời bên Tịnh Độ Tông… tóm lại là họ mới các tông phái Phật giáo khác thì họ mời hẵn hoi với tư cách là các tông phái đó. Có ông trưởng, phó tông phái chẳng hạn… tức là có ban điều hành.

Chỉ riêng GHPGVNTN họ chỉ mời cá nhân, coi như bắt cóc bỏ đĩa. Bắt cóc hòa thượng Trí Thủ, bắt cóc hòa thượng Trí Tịnh và Minh Châu, thế thôi. Chớ họ không đếm xỉa gì đến Hội Đồng Viện Hóa Đạo, Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo hay Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, họ không đếm xỉa đến cái đó. Do đó tình trạng kéo dài như thế. Về sau chúng tôi bị sức ép, như hòa thượng Trí Thủ, Trí Tịnh, Minh Châu đi họp về rồi cứ yêu cầu chúng tôi phải cử đại diện.

Yêu cầu góp ý thôi, yêu cầu góp ý với các ngài rằng thống nhất như thế nào để các ngài ra ngoài ấy trình lại với tổ chức vận động thống nhất Phật Giáo. Tôi không chịu.

Chúng tôi nói rằng nếu bây giờ chúng tôi nhận văn thư chính thức mời GHPGVNTN, chúng tôi sẽ họp, trong đó có tất cả các vị họp lại với nhau để bàn thảo vấn đề này và cử những ai đi đại biểu cho Viện Hóa Đạo, chính thức đại biểu ra đại hội đó để dự, thì lúc đó chúng tôi sẽ phát biểu ý kiến thống nhất như thế nào, phải xem thống nhất bằng cách nào, theo thể thức nào, cơ chế như thế nào, sau khi thống nhất rồi thì những giáo hội mình còn giữ được một phần nào nội bộ để làm việc trong nội bộ hay không, hay là thống nhất xong rồi thì xóa sạch, không còn cái gì nữa.

Những điều đó mình phải biết rõ trước khi ký bút vào để mà thống nhất. Chớ nếu không mà chỉ nói mơ màng một cách thống nhất khơi khơi như vậy thì chúng tôi không chịu. Bây giờ nhất định quý vị ấy cứ bắt chúng tôi phải góp ý kiến thì không bao giờ chúng tôi làm chuyện đó. Trừ khi chúng tôi được mời với tư cách Giáo Hội, với tư cách phó viện trưởng, với tư cách tổng thư ký của GHPGVNTN đi dự cuộc họp bàn thống nhất thì chúng tôi sẽ sẵn sàng đi, và phát biểu tại hội nghị đó chớ không phải qua trung gian các vị làm chi.

Từ 30 tháng 4 trở đi

Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, thế nhưng tại sao nhà nước Việt Nam nói rằng Viện Hóa Đạo đã công cử phái đoàn đến tham gia hội nghị thống nhất Phật Giáo và cho ra đời GHPGVN, phái đoàn này do cố hòa thượng Thích Thiện Siêu cầm đầu. Xin Hòa Thượng hoan hỉ khai thông cho điểm chính yếu mà ít ai được biết này.

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Các vị không chịu, nhưng cuối cùng đến năm 81 thì họ thống nhất. Riêng GHPGVNTN thì hòa thượng Trí Thủ đã được họ coi như là đại biểu chính thức rồi. Sau đó rồi hòa thượng Trí Tịnh, Minh Châu 3 người chắc chắn là chính thức rồi, mà lúc họ vận động thì chỉ là cá nhân thôi. Nhưng giờ họ đi thì họ nhân danh là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đứng ra trưởng ban tổ chức thống nhất Phật giáo.

Đồng thời phái đoàn Viện Hóa Đạo họ yêu cầu hòa thượng Trí Thủ lập ra phái đoàn Viện Hóa Đạo đi dự hội nghị đó. Phái đoàn đại biểu cho Viện Hóa Đạo là hòa thượng Thiện Siêu ở ngoài Huế, mà hòa thượng Thiện Siêu không có một chức vụ gì trong Viện Hóa Đạo hết. Ngài ở ngoài Huế mà, nhưng bây giờ họ xách vào để làm trưởng phái đoàn, trong đó còn 9 vị nữa. Còn có một giấy giới thiệu của hòa thượng Trí Thủ là phái đoàn GHPGVNTN đi dự hội nghị ngoài Bắc, và ngài là trưởng ban vận động thống nhất rồi.

Từ 30 tháng 4 trở đi khi nào tôi đến văn phòng làm việc, tôi đưa đến, khi nào tôi về thì tôi cầm về phòng của tôi ở Thanh Minh Thiền Viện. Chớ tôi không để con dấu trên đó. Vậy con dấu đóng cho phái đoàn đi Hà Nội dự đại hội, thì cũng có con dấu, nhưng con dấu nào tôi không hiểu. Đó là một chuyện, nó đã mờ ám ngay từ đầu rồi.

Phái đoàn đó đi với 10 thành viên, có giấy giới thiệu của hòa thượng Trí Thủ với tư cách trưởng ban vận động thống nhất Phật Giáo, đồng thời là Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Hòa thượng Thiện Siêu là trưởng phái đoàn và đóng con dấu của Viện Hóa Đạo ở đó. Nhưng tôi phải nói con dấu đó hoàn toàn là con dấu giả, bởi vì con dấu Giáo Hội thì tôi là tổng thư ký, tôi giữ hai con dấu.

Từ 30 tháng 4 trở đi khi nào tôi đến văn phòng làm việc, tôi đưa đến, khi nào tôi về thì tôi cầm về phòng của tôi ở Thanh Minh Thiền Viện. Chớ tôi không để con dấu trên đó. Vậy con dấu đóng cho phái đoàn đi Hà Nội dự đại hội, thì cũng có con dấu, nhưng con dấu nào tôi không hiểu. Đó là một chuyện, nó đã mờ ám ngay từ đầu rồi.

Ỷ Lan: Thời gian ấy, Hòa Thượng và hòa thượng Thích Huyền Quang phản ứng ra sao? Viện Hóa Đạo hoạt động như thế nào, bạch Hòa Thượng?

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Khi họ thống nhất xong rồi, trơ ra thì còn có hòa thượng Huyền Quang và tôi thôi. Nhưng họ tưởng làm như thế là xong rồi. Hòa thượng Huyền Quang và tôi vẫn cứ ngồi ở chùa Ấn Quang, sáng tôi lên, chiều tôi về. Làm việc, thật ra chẳng còn việc gì để làm. Thế nhưng tôi cứ lên, tôi lên thì hòa thượng Huyền Quang xuống văn phòng ngồi với tôi. Thầy Huyền Ấn cũng xuống ngồi với chúng tôi nói chuyện. Chiều tôi đi về.

Tình hình kéo dài như thế, họ thấy họ không thể lấy được Ấn Quang cho nên họ phải đuổi hòa thượng Huyền Quang và tôi đi. Chuyện đó xảy ra, đến 25/2/1982 thì họ đưa hòa thượng Huyền Quang ra Quảng Ngãi ở chùa Hội Phước. Và họ đưa tôi ra chùa Vũ Đoài ở xã Vũ Đoài (Thái Bình) ở miền Bắc.

Đến tháng 7/1992 chúng tôi về. Tôi được báo cáo rất rõ ràng là đến tháng 7/1982 thì hòa thượng Trí Thủ bây giờ là trị sự trưởng GHPGVN do nhà nước lập ra tại Hà Nội. Ngài là trị sự trưởng chớ không còn là Viện trưởng GHPGVNTN nữa. Bởi vì ngài đã bỏ viện trưởng, ngài đi vận động thống nhất Phật Giáo và trong cuộc thống nhất đó người ta bầu ngài lên làm trị sự trưởng luôn.

Thế thì ngài trị sự trưởng về mới ra lệnh cho thầy Từ Nhơn, trước đây là thủ quỹ của GHPGVNTN ở Ấn Quang hạ cái biển ‘Văn phòng Viện Hóa Đạo’ trước trụ sở Ấn Quang xuống. Rồi một tuần sau hòa thượng Trí Tịnh về ở hẵn ở Ấn Quang, được mấy ngày thì ra lệnh cho thầy Từ Nguyên đốt hết tài liệu của GHPGVNTN. Tài liệu cả một gian nhà, từ dưới lên đến nóc nhà. Tất cả tư liệu liên quan đến Giáo Hội, Gia Đình Phật tử, tất cả các ban đại diện các tỉnh từ Quảng Trị vào Cà Mau… có gì đốt hết. Đốt 4 ngày mới hết.

Tăng tịch, các hình ảnh đủ thứ… hội nghị gì cũng đốt hết. Phi tang hết, không còn một cái gì. Xong rồi họ biến Ấn Quang thành một văn phòng của Thành Hội Phật Giáo VN, là giáo hội của nhà nước. Từ đó trở đi thì họ đưa chúng tôi đi di tản. Coi như GHPGVNTN không còn gì nữa cả. Mất hết không còn gì.

Đến năm 1992

Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, đến lúc nào thì hòa thượng được nhà nước chấm dứt tình trạng lưu đày quản chế ở Thái Bình?

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Đến năm 1992 thì tôi văn còn ở ngoài miền Bắc. Họ định để đấy cho đến chết nhưng tôi nghĩ rằng chả có lý do gì để mình phải đến như vậy. Tôi viết thư cho ông Mai Chí Thọ lúc đó đã lên bộ trưởng Bộ Nội Vụ rồi, ở Hà Nội, mà tôi thì ở Thái Bình. Tôi gởi cho ông Mai Chí Thọ, các ông đưa tôi ra đây 10 năm rồi, bây giờ tội gì thì chưa rõ, yêu cầu các ông đưa ra tòa xử cho rõ ràng. Nếu không thì đúng một tháng sau kể từ ngày tôi gởi văn thư này là tôi tự đi về Miền Nam. Tôi báo cho họ vậy, nhưng chả thấy họ nói gì. Đúng một tháng sau tôi đi về, là năm 1992 tôi về đấy.

Như vậy, ngài đã di chúc cho hòa thượng Huyền Quang và giao lại con dấu cho ngài Huyền Quang lúc ở ngoài Huế năm 1992. Sau đó, vì ngài Trí Thủ đi rồi, ngài Huyền Quang lúc đó là phó viện trưởng và với con dấu và di chúc của ngài Đôn Hậu thì ngàih nghiễm nhiên lên làm quyền viện trưởng theo hiến chương quy định. Ngài Huyền Quang lên làm viện trưởng và tôi là tổng thư ký, thành ra nó có pháp lý để hoạt động rồi. Do đó cuộc phục hoạt Giáo Hội bắt đầu từ đó. Hòa thượng Huyền Quang ra quyết định năm 1992 là phục hoạt Giáo Hội. Bắt đầu cuộc phục hoạt Giáo Hội cho đến bây giờ.

Ỷ Lan: Xin hòa thượng cho biết vai trò của cố đại lão hòa thượng Thích Đôn Hậu vào thời điểm bấy giờ.

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Bấy giờ Ôn Đôn Hậu là đã giữ chức chánh thư ký xử lý Viện Tăng Thống. May còn cái đó mới còn được Giáo Hội đấy. Ôn Đôn Hậu thì từ trước năm Mậu Thân thì bị họ bắt cóc đưa ra ngoài Bắc, cho đến năm 1975 thì họ đưa về Miền Nam. Ngài có đến thăm văn phòng Viện Hóa Đạo ở Ấn Quang.

Sau này ngài đau thì mới về đấy chữa bệnh, thì mới xảy ra chuyện đấy. Lúc bấy giờ họ đưa chúng tôi đi thì ở nhà chỉ còn hòa thượng Đôn Hậu làm xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Thế là Hòa Thượng vẫn tiếp tục điều hành. Khi Hòa Thượng về Ấn Quang năm 1975 là hội đồng giáo viện tôn ngài lên xử lý viện Tăng Thống mà lo việc Giáo Hội. Do đó khi họ đưa thầy Huyền Quang với tôi đi rồi thì Hòa Thượng đứng ra lo việc Giáo hội.

Ỷ Lan: Như vậy thì từ lúc nào hòa thượng Thích Huyền Quang cáng đáng điều hành Phật sự GHPGVNTN và cùng Hòa Thượng lên tiếng đòi nhà nước Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo Hội?

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Đến giữa năm 1992, khi hòa thượng Đôn Hậu viên tịch thì hòa thượng Huyền Quang từ Quảng Ngãi ra dự lễ và đồng thời ngài nhận lại con dấu và giáo chỉ do hoà thượng Đôn Hậu di chỉ lại, tức là giao trách nhiệm cho hòa thượng Huyền Quang và tôi, hai người, để trông nôm công việc của Giáo Hội. Trong hoàn cảnh khó khăn, tự cố mà trông nôm.

Như vậy, ngài đã di chúc cho hòa thượng Huyền Quang và giao lại con dấu cho ngài Huyền Quang lúc ở ngoài Huế năm 1992. Sau đó, vì ngài Trí Thủ đi rồi, ngài Huyền Quang lúc đó là phó viện trưởng và với con dấu và di chúc của ngài Đôn Hậu thì ngàih nghiễm nhiên lên làm quyền viện trưởng theo hiến chương quy định.

Ngài Huyền Quang lên làm viện trưởng và tôi là tổng thư ký, thành ra nó có pháp lý để hoạt động rồi. Do đó cuộc phục hoạt Giáo Hội bắt đầu từ đó. Hòa thượng Huyền Quang ra quyết định năm 1992 là phục hoạt Giáo Hội. Bắt đầu cuộc phục hoạt Giáo Hội cho đến bây giờ.

Cho đến bây giờ tình hình như thế này: họ thấy rằng như vậy là chặt chưa được, họ đưa hòa thượng Huyền Quang và tôi đi khỏi Ấn Quang, lấy Ấn Quang. Tất cả những sự việc tôi vừa nói, họ tưởng làm như vậy là đã mất GHPGVNTN rồi mà không mang tiếng. Tự nó dẹp thôi, còn gì đâu.

Một tấc đất không còn để đứng cho đến bây giờ. Hòa thượng Huyền Quang ở Nguyên Thiều bây giờ, tương đối bây giờ đất đó là ngài tạo ra. Cũng là của riêng thôi chớ của Giáo Hội không có. Còn tôi ở đây cũng phải nhờ các hòa thượng ở Thanh Minh thôi, không phải chùa của tôi, không phải chùa của Giáo Hội. Thành ra cho đến bây giờ tất cả tài sản của Giáo Hội không có gì. Một tấc đất cấm dùi cũng không có, thành ra phải đi ở nhờ.

Bây giờ phục hoạt Giáo Hội nhưng ở đâu thì làm đó. Thành ra văn phòng trước đây hòa thượng Huyền Quang đã gọi là ‘văn phòng lưu vong Viện Hóa Đạo’. Người ở đâu thì văn phòng Viện Hóa Đạo ở đó. Tôi ở đây thì văn phòng Viện Hóa Đạo ở đây. Hòa Thượng ở ngoài kia thì văn phòng Tăng Thống ở ngoài kia. Ở Giác Hoa thì bây giờ văn phòng tổng thư ký ở đó… Đấy gọi là Giáo hội lưu động. Giáo hội trong hoàn cảnh lưu động.

Ỷ Lan: Công cuộc phục hoạt Giáo Hội ngày nay ra sao, bạch Hòa Thượng? Nhà nước Việt Nam phản ứng như thế nào trước đòi hỏi này?

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Chính quyền tưởng như thế là xong việc rồi. Thành lập năm 1981 là mọi việc đâu vào đó rồi. Nhưng không ngờ bây giờ Giáo Hội phục hoạt được như thế này. Bây giờ họ kẹt, họ kẹt thì họ tìm đủ mọi cách xóa bỏ mà chưa được. Họ kẹt cho nên họ tìm đủ mọi cách để xóa bỏ GHPGVNTN mà chưa được.

Ỷ Lan: Xin cảm ơn đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ. Ỷ Lan, phóng viên đài Á Châu Tự Do tại Paris.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.