Trao đổi với ông Scott Flipse về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam

Ðằng Phong, phóng viên đài RFA

Thứ sáu tuần trước, 6 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đã gởi một bức thư chung đến Ngoại Trường Condoleezza Rice để yêu cầu lưu giữ Việt Nam trong danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm về Tự Do Tôn Giáo, tức danh sách CPC. Cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa cho biết về trường hợp của Việt Nam.

BudhistReligious200.jpg
Việt Nam vẫn còn đàn áp và hạn chế những sinh hoạt của những người dân thiểu số. AFP PHOTO

Liệu có thể đoán được quyết định này trước không? Đằng Phong đã trao đổi với ông Scott Flipse của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ để hỏi nhận định của ông về tự do tôn giáo tại Việt Nam và danh sách CPC. Mời quý thính giả theo dõi.

Đằng Phong: Trước hết, xin ông giải thích cho quý thính giả chúng tôi biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ là cái gi?

Scott Flipse: Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ được thành lập do Quốc Hội Mỹ vào năm 1998. Nhiệm vụ của Ủy Ban là cố vấn Bộ Ngoại Giao, Tổng Thống, và Quốc Hội Hoa Kỳ về tình trạng tự do tôn giáo khắp thế giới để các giới chức này có thể quyết định chính sách ngoại giao cho thích hợp. Đặc biệt, Ủy Ban giúp cho chính phủ Hoa Kỳ chú ý đến những sự vi phạm tự do tôn giáo của từng quốc gia và cho chính phủ lời khuyên nên hành sử như thế nào để giảm bớt tình trạng đó.

Đằng Phong: Riêng về trường hợp của Việt Nam, ông đã khuyên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ như thế nào về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam?

Scott Flipse: Lâu nay Ủy Ban chúng tôi đã rất quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Từ khi hai nước thiết lập bang giao, Hoa Kỳ đã nhận thấy quyền tự do của các tín đồ mọi tốn giáo bị hủy hoại.

Rõ ràng là chính phủ Việt Nam có chính sách đàn áp và hạn chế những sinh hoạt của những người dân thiểu số, của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất cũng như những Giáo Hội Tin Lành và Công Giáo và tất cả mọi nhóm khác có sinh hoạt tôn giáo. Chúng tôi thấy những vi phạm nhân quyền này của Việt Nam đang ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước.

Rõ ràng là chính phủ Việt Nam có chính sách đàn áp và hạn chế những sinh hoạt của những người dân thiểu số, của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất cũng như những Giáo Hội Tin Lành và Công Giáo và tất cả mọi nhóm khác có sinh hoạt tôn giáo. Chúng tôi thấy những vi phạm nhân quyền này của Việt Nam đang ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước.

Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ không bao giờ có được một mối quan hệ bình thường nếu Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, cho dù hai nước có phát triển tốt về ngoại giao hoặc quân sự. Nói chung, quan điểm của Ủy ban là Việt Nam phải tiếp tục có tên trong danh sách CPC cho đến khi Việt Nam chứng minh được là đã có cải thiện, tôn trọng tự do tôn giáo thật sự.

Đằng Phong: Nhân dịp ngày Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 mới đây, chính phủ Việt Nam đã ân xá, thả về một số tù nhân chính trị, trong đó có Mục Sư Nguyễn Hồng Quang. Ông có xem đây là một dấu hiệu tích cực, đáng để lấy tên Việt Nam khỏi danh sách CPC?

Scott Flipse: Đây là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam có tiến bộ khi chịu ân xá cho những tù nhân tôn giáo, nhưng hành động ngày không đủ và đã chưa bao giờ đủ để lấy tên một quốc gia ra khỏi danh sách CPC. Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần phải có những thay đổi trong nền luật pháp, vì nếu không, trong tương lai sẽ có thêm những Nguyễn Hồng Quang, những Nguyễn Văn Lý, những Thích Quảng Độ bị bắt tiếp tục.

Chúng tôi công nhận việc trả tự do những ai bị bắt vì bất đồng chính kiến là một việc tốt, đáng ca ngợi, và chúng tôi mong nhiều người sẽ được thả hơn nữa. Nhưng Việt Nam cần xét lại những nguyên nhân khiến cho những vị này bị bắt trước khi có thể lấy Việt Nam khỏi danh sách CPC.

Đằng Phong: Mặc dù có nhiều nguồn tin cho rằng Việt Nam thường xuyên đàn áp những quyền tự do tôn giáo, nếu ông đi về Việt Nam ngày hôm nay thì sẽ thấy có rất nhiều nhà thờ và chùa mà người dân có thể đi dự lễ một cách thoải mái. Làm sao ông giải thích được hiện tượng mâu thuẫn này?

Scott Flipse: Tôi đã đến thăm Việt Nam 5 lần trong 7 năm qua. Và tôi nghĩ áp lực từ thế giới bên ngoài đã làm cho chính phủ Việt Nam thấy rằng họ không thể tiếp tục đàn áp những người có đóng góp tích cực vào xã hội. Điều này khiến Việt Nam phải cho phép một số sinh hoạt tôn giáo dưới sự quản lý của chính quyền. Vì thế chúng ta thấy tại Việt Nam có xây cất những nhà thờ, những chùa chiền.

Thế nhưng, đối với những ai không chấp nhận hành đạo theo chỉ thị của nhà nước, thì họ là những người đang gặp khó khăn. Những trường hợp bắt giam những người H’mong, người Thượng, người H’re, hoặc những khó khăn gặp phải của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là những vấn đề đang tạo vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay. Những quyền sinh hoạt tự do là những quyền được bảo vệ bởi luật quốc tế mà Việt Nam đã đồng ý ủng hộ, nhưng hiện nay không tôn trọng.

Đằng Phong: Đáng lẽ Hoa Kỳ phải tuyên bố quyết định về Việt Nam và danh sách CPC vào ngày 15 tháng 9 vừa qua, nhưng cho đến nay Ngoại Trưởng vẫn chưa làm việc này. Ông có biết lý do tại sao Bộ Ngoại Giao lại chậm trể trong công việc này, và ông có thể đoán lúc nào quyết định sẽ được tuyên bố không?

Những quyền sinh hoạt tự do là những quyền được bảo vệ bởi luật quốc tế mà Việt Nam đã đồng ý ủng hộ, nhưng hiện nay không tôn trọng.

Scott Flipse: Tôi nghĩ quyết định này sắp được tuyên bố rồi. Vài ngày nữa thôi. Bộ Trưởng Rice gần đây đã rất bận vì cơn bão Katrina và cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn. Khi Bộ Trưởng Rice có thể tập trung vào việc này, họ sẽ tuyên bố ngay quyết định này.

Đằng Phong: Theo ông, Việt Nam phải thay đổi những gì trước khi Ủy Ban của ông đồng ý lấy tên Việt Nam ra danh sách CPC?

Scott Flipse: Chúng tôi muốn thấy sự chấm dứt của việc bắt các tín đồ bỏ đức tín, mà đã được hứa tháng 2 vừa qua trong văn thư của thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng hiện nay vẫn còn tiếp diễn. Chúng tôi muốn thấy những tổ chức tôn giáo được sinh hoạt tự do và có quyền tự chọn những người lãnh đạo, không cần sự đồng ý của nhà nước.

Nhưng trên hết chúng tôi muốn thấy những thay đổi cụ thể trong chính sách của Việt Nam đối với tự do tôn giáo. Cho đến khi thấy được những điều vừa nói, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yêu cầu giữ Việt Nam trong danh sách CPC.

Đằng Phong: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này ngày hôm nay.