Trâu chậm và Nước đục


2006.07.04

Nguyễn Xuân Nghĩa

Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong khi nhiều chỉ dấu lại như tiên báo viễn ảnh thiếu sáng sủa cho kinh tế Đông Á vào năm tới. Trước những triển vọng và rủi ro trong tương lai, Việt Nam nên chuẩn bị ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Việt Long thực hiện sau đây.

InvestWTO200.jpg
Cửa hàng KFC mới khai trương ở Hà Nội hôm 22-6-2006. AFP PHOTO

Việt Long: Tiếp tục loạt bài về nguy cơ suy trầm kinh tế trong năm tới, kỳ này, chúng tôi đề nghị sẽ trao đổi về những gì Việt Nam cần chuẩn bị. Nhưng trước hết, xin có một câu hỏi có thể gọi là cần thiết vì liên quan đến 1 chơ chế mà Việt Nam đang khao khát được gia nhập. Vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO bị bế tắc vào cuối tuần qua,ông vui lòng nói về biến cố ấy.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa biến cố ấy là điều mà Việt Nam cần theo dõi học hỏi trước viễn ảnh sẽ gia nhập tổ chức WTO vào cuối năm nay. Thứ Bảy tuần qua, hội nghị của WTO để khai thông vòng đàm phán Doha thực tế đã tan vỡ và đây là một tin rất kém vui cho các hội viên WTO.

Việt Long: Xin ông giải thích rõ thêm về vòng đàm phán Doha này và nguyên nhân sự tan vỡ vừa nói qua.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tháng 11 năm 2001, tại Doha của xứ Qatar ở vùng Vịnh Ba Tư, các hội viên WTO đã mở ra một vòng đàm phán mới nhằm hạ thấp hàng rào giao dịch ngoại thương, như quan thuế biểu hay hạn ngạch nhập khẩu, với mục đích chính yếu là có chế độ mậu dịch công bằng hơn cho các nước nghèo.

Sau các kỳ họp tại Cancun của Mexico rồi Genève tại Thụy Sĩ, rồi Paris rồi Hong Kong, gần năm năm đã qua mà mục tiêu đề ra tại Doha vẫn chưa đạt được và vòng đàm phán Doha vì vậy mới được nhiều nước coi là bế tắc, thậm chí sụp đổ.

Mọi cách đại lược, nguyên nhân chính ở đây là hai khối, gồm một bên là các nước công nghiệp hoá và bên kia là các nước đang phát triển, không thống nhất được quan điểm về chính sách trợ cấp nông phẩm của các nước giàu, chủ yếu của Liên hiệp Âu châu trong cái gọi là Chính sách Canh nông chung và của cả Hoa Kỳ.

Mọi cách đại lược, nguyên nhân chính ở đây là hai khối, gồm một bên là các nước công nghiệp hoá và bên kia là các nước đang phát triển, không thống nhất được quan điểm về chính sách trợ cấp nông phẩm của các nước giàu, chủ yếu của Liên hiệp Âu châu trong cái gọi là Chính sách Canh nông chung và của cả Hoa Kỳ. Lý do vắn tắt thì các nước nghèo đòi tối đa mà các nước giàu chỉ nhượng bộ tối thiểu, nhất là các nước đó đều sắp có bầu cử nên bị sức ép rất mạnh của các xu hướng bảo hộ mậu dịch bên trong và không thể lùi được.

Lý do vắn tắt thì các nước nghèo đòi tối đa mà các nước giàu chỉ nhượng bộ tối thiểu, nhất là các nước đó đều sắp có bầu cử nên bị sức ép rất mạnh của các xu hướng bảo hộ mậu dịch bên trong và không thể lùi được.

Việt Long: Nếu vậy, hậu quả sẽ ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Có người lạc quan, có khi vì lý do ngoại giao chính trị, thì cho rằng vòng đàm phán Doha bị trì hoãn. Người bi quan thì cho là WTO bị khủng hoảng. Tôi thuộc xu hướng bi quan ấy và dự đoán là WTO sẽ bị tê liệt vì là diễn đàn tranh cãi kiện tụng triền miên trong thời gian tới.

Cùng với nhiều định chế quốc tế và các tổ chức ngoài chính phủ mà ta hay gọi tắt là NGO, các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc lẫn các quốc gia xuất khẩu nông phẩm mạnh, như Úc Đại Lợi hoặc cả New Zealand, không chấp nhận được chế độ bảo hộ nông nghiệp của các nước giàu, nhất là Liên hiệp Âu châu.

Mà Liên hiệp Âu châu đang bị khủng hoảng về bản sắc và tương lai nên sẽ khó nhượng bộ. Tại Hoa Kỳ cũng vậy, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gây sức ép với chính quyền của Tổng thống Bush cho nên tôi e rằng họp thì cứ họp chứ khai thông thì chưa.

Việt Long: Nếu những dự đoán ấy là đúng thì tương lai WTO sẽ ra sao và giao dịch ngoại thương giữa các nước sẽ phát triển theo hướng nào?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi mong là mình đoán sai, nhưng e rằng WTO sẽ bị ách tắc vì là nơi kiện cáo triền miên và vì vậy, các nước khôn ngoan nhất đều đã nghĩ tới khuôn khổ hợp tác khác, là những thỏa ước thương mại song phương, hay cấp vùng, giữa một số quốc gia có liên hệ về địa dư với nhau.

Xin nói ngay rằng đây là một kịch bản bất lợi cho các nước đang phát triển, nhưng đang thành hình trong thực tế nếu ta nhớ tới hàng loạt hiệp định thương mại song phương mà Hoa Kỳ, Nhật Bản hay cả Trung Quốc đã ký kết với từng quốc gia, hoặc nếu ta nhớ tới các thỏa ước tự do mậu dịch cấp vùng đang được khai triển từ mấy năm qua.

Việt Long: Vì sao ông lại cho rằng đấy là điều bất lợi cho các nước đang phát triển?

Có một sự thật cần nói ra dù làm nhiều người phật ý hoặc kém vui, đó là cảnh trâu chậm uống nước đục. Việt Nam họp chợ quá trễ nên ích lợi thì có đấy nhưng không nhiều như mình hy vọng và trước mắt sẽ gặp nhiều chuyện bẽ bàng nếu cứ lạc quan duy ý chí. Ngay trong khuôn khổ WTO, Việt Nam sẽ gặp vấn đề với các nước hội viên có cùng trình độ phát triển và cạnh tranh trên những thị trường tương tự, trước khi lo sợ là sẽ bị doanh nghiệp Mỹ hay Âu châu đổ bộ và tấn công ngay trên sân của mình, trong thị trường của mình.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong một cơ chế đa phương như WTO thì giàu nghèo yếu mạnh gì mỗi quốc gia cũng chỉ có một phiếu và nếu có khiếu nại kiện tụng thì cơ chế quốc tế này sẽ làm trọng tài xét xử. Ngược lại, trong các thỏa ước song phương hay cấp vùng, các nước giàu nhất vẫn giữ thế mạnh và thỏa mãn đòi hỏi cục bộ của từng quốc gia mà vẫn chiếm ưu thế trên tổng thể.

Các nước nghèo mà không liên đới với nhau thì từng nước sẽ bị hay được thuyết phục đi vào những chọn lựa riêng lẻ, có lợi riêng cho mình trong trước mắt nhưng vẫn tùy thuộc quá nhiều vào thiện chí của đối tác đã công nghiệp hoá và có thế mạnh.

Ngược lại, lãnh đạo một xứ hùng mạnh thì khó hy sinh quyền lợi của từng thành phần cử tri của họ trong một khuôn khổ quốc tế và thay vì phát triển ngoại thương qua WTO thì họ phát triển qua hướng khác, với từng nước hay từng nhóm quốc gia, trên từng địa hạt có chọn lựa.

Việt Long: Trở lại chuyện Việt Nam, với viễn ảnh sẽ gia nhập WTO mà tổ chức này lại lâm khủng hoảng như ông nói thì tương lai sẽ ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Có một sự thật cần nói ra dù làm nhiều người phật ý hoặc kém vui, đó là cảnh trâu chậm uống nước đục. Việt Nam họp chợ quá trễ nên ích lợi thì có đấy nhưng không nhiều như mình hy vọng và trước mắt sẽ gặp nhiều chuyện bẽ bàng nếu cứ lạc quan duy ý chí.

Ngay trong khuôn khổ WTO, Việt Nam sẽ gặp vấn đề với các nước hội viên có cùng trình độ phát triển và cạnh tranh trên những thị trường tương tự, trước khi lo sợ là sẽ bị doanh nghiệp Mỹ hay Âu châu đổ bộ và tấn công ngay trên sân của mình, trong thị trường của mình.

Ngược lại, và đây là chuyện chính, Việt Nam cần chú ý nhiều hơn tới thỏa ước song phương với các đối tác quan trọng nhất, và đồng thời cũng cần ý thức được là mình không chiếm thế mạnh trong các hiệp định thương mại song phương đó. Mình cần người ta hơn là người ta cần mình.

Một thí dụ nên theo dõi là các hiệp định thương mại song phương mà Hoa Kỳ đã ký kết với các nước Đông Á, gần đây nhất là với Nam Hàn. Mà với Hoa Kỳ thì còn tương đối công bằng dù họ đòi hỏi những điều cần thiết cho người dân Việt Nam là tự do hay nhân quyền, chứ với Trung Quốc thì khác. Việt Nam đã có thói quen ký kết hiệp định bất bình đẳng với Bắc Kinh và lãnh đạo ngày nay còn tích cực và kín đáo hơn trong những ký kết ấy vì Trung Quốc chẳng khi nào nêu vấn đề về dân chủ hay nhân quyền. Họ cần điều khác hơn.

Việt Long: Một đề tài cần chú trọng là trong viễn ảnh 2007, khi Việt Nam vừa gia nhập WTO mà kinh tế Đông Á có thể bị suy trầm như ông đã phân tách trong hai kỳ liên tiếp, Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Nôm na cho trường hợp Việt Nam thì mình có 100 đồng, cố chắt bóp dành 45 đồng cho việc làm ăn hay đầu tư. Ở trình độ sơ khai của mình thì hệ số gia tăng phụ trội của đầu tư có thể ở khoảng số ba, đầu tư ba phần thì tăng được một, nếu đầu tư 45% của Tổng sản lượng GDP thì đáng lẽ tốc độ tăng trưởng phải là 15% GDP; nếu đầu tư 30% sản lượng thì đạt tốc độ 10%, chả có phép lạ gì của đổi mới ở đây cả.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng việc đầu tiên chính là một nỗ lực “giải ảo”. Tự mình phải giải phóng mình ra khỏi những ảo giác mà đa số do lãnh đạo thổi lên cho quần chúng rồi lại cho rằng đấy là thành tích của chính mình. Ảo giác đầu tiên là tăng trưởng. Đó là tăng trưởng mà không phát triển. Mặt trái của nó là đầu tư quá nhiều mà tăng trưởng quá ít với kết quả không phân phối đồng đều, chìm bên dưới là nạn tham nhũng và thất thoát tài sản quốc gia.

Việt Long: Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng khoảng 7-8% và có lẽ chỉ thua Trung Quốc thôi, vì sao ông gọi kết quả như thế là ảo giác?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Xin nói tới ý niệm của kinh tế học nhập môn mà giới lãnh đạo kinh tế tại Việt Nam đều nghe ngoại quốc nói tới là “hệ số gia tăng của đầu tư”, nói theo thuật ngữ kinh tế là ICOR. Đó là hệ số đầu tư ở đầu vào so với kết quả ở đầu ra mà ta gọi là mức tăng trưởng. Nó tùy thuộc trình độ tổ chức và kỹ thuật vào từng giai đoạn. Thí dụ như trình độ của Việt Nam ngày nay thì mình đầu tư ba phần sẽ thu hoạch được một.

Ở các nước có trình độ tiên tiến hơn, hệ số ấy cao hơn nhiều, phải đầu tư năm phần mới ăn được một. Điều ấy giải thích vì sao các nước bắt đầu phát triển thường có tỷ lệ tăng trưởng rất cao, tới 6-7% một năm, trong khi các nước tiên tiến mà đạt được kết quả chừng 3-4% là hài lòng, 5% là hãn hữu.

Việt Long: Đó là trường hợp chung cho thế giới, còn trường hợp Việt Nam thì sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Nôm na cho trường hợp Việt Nam thì mình có 100 đồng, cố chắt bóp dành 45 đồng cho việc làm ăn hay đầu tư. Ở trình độ sơ khai của mình thì hệ số gia tăng phụ trội của đầu tư có thể ở khoảng số ba, đầu tư ba phần thì tăng được một, nếu đầu tư 45% của Tổng sản lượng GDP thì đáng lẽ tốc độ tăng trưởng phải là 15% GDP; nếu đầu tư 30% sản lượng thì đạt tốc độ 10%, chả có phép lạ gì của đổi mới ở đây cả.

Các nước Đông Á đi trước đều đã đạt kỷ lục 10% đó từ hơn ba chục năm trước, mà xã hội của họ công bằng hơn vì kết quả phân phối tốt đẹp hơn. Ngược lại, một thí dụ gần đây của Trung Quốc là thành phố Thiên Tân có đà tăng trưởng đến 20% nhưng chênh lệch giàu nghèo bị đào sâu tại Hoa lục đang là vấn nạn cho lãnh đạo xứ này vì nhiều tỉnh vẫn chưa ra khỏi thế kỷ 19 và nông dân bắt đầu biểu tình, nổi loạn.

So với khối lượng đầu tư của Việt Nam nhờ đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và gần năm tỷ Mỷ kim của dân hải ngoại gửi về hàng năm thì Việt Nam phải có tốc độ tăng trưởng cao hơn 7-8% rất nhiều. Sở dĩ còn thấp như vậy là vì tham ô và thất thoát. Tôi gọi đó là “ảo giác số một”, của cái định hướng xã hội chủ nghĩa, và truyền thông giới đầu tư nước ngoài thì xoa đầu khen Việt Nam giỏi chứ đa số người Việt Nam thì vẫn cúi đầu ngậm ngùi, khó chiu.

Việt Long: Trong năm tới, nếu tốc độ tăng trưởng có giảm sút thì Việt Nam phải xử trí ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi cho là đà tăng trưởng có chậm lại thì cũng không quan trọng bằng một nỗ lực giải ảo thứ hai là quan tâm đến phẩm hơn lượng. Cụ thể là nhìn vào ngân sách chi tiêu gia đình của đại đa số dân chúng vẫn còn rất nghèo, nhất là ở thôn quê và các vùng xa, vùng sâu. Với viễn ảnh kinh tế suy trầm, lạm phát cao mà cạnh tranh lại kịch liệt hơn của năm tới, nông dân và người nghèo sẽ bị thiệt nhất.

Chuyện chính yếu vì vậy không phải là cứu vãn doanh nghiệp nhà nước sẽ bị điêu đứng ở đô thị mà là phát triển nông thôn theo quy cách khác và trước mắt là giúp cho nhà nông không bị những giao động lớn về giá cả trên thị trường quốc tế.

Khi nông phẩm được giá, họ không lời nhiều vì cơ chế thu mua và xuất khẩu của mình chưa đủ tinh vi. Khi nông phẩm sụt giá, họ phá sản mà nhà nước chỉ lo cứu vớt doanh nghiệp thu mua và ngân hàng của nhà nước thì người dân bị thiệt và ta không khai thác được lợi thế của tự do mậu dịch. Chúng ta sẽ còn cơ hội trở lại những vấn đề này trong các kỳ tới.

Việt Long: Cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.