Liệu luật pháp Việt Nam có công bằng với mọi công dân?

0:00 / 0:00

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Luật pháp Việt Nam được áp dụng ra sao, có sự công bằng, đồng đều tương đối giữa mọi công dân một khi có hành vi sai phạm như nhau, hay có sự phân biệt nặng nhẹ, tùy theo từng đối tượng, có nghĩa là dân thường thì lãnh án nặng, còn quan chức thì có thể thóat cảnh tù tội hay được trắng án?

NguyenVanHau200.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Hậu. Photo courtesy Vietnam Net.

Để tìm hiểu thêm về khía cạnh chuyên môn này, phóng viên Đài Á Châu Tự Do chúng tôi hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Hậu. Được biết, trước đây ông là công chức nhà nước, đến năm 1989, ông không làm việc cho chánh quyền nữa mà hành nghề luật sư tự do.

Hiện ông Nguyễn Văn Hậu giảng dạy khoa luật tại các học viện thuộc bộ tư pháp, đồng thời là cố vấn pháp lý cho một số cơ quan và cơ sở doanh nghiệp.

Đỗ Hiếu: Trong cuộc phỏng vấn dành cho VNNet mới đây, ông Bùi Văn Chiểu, phó giám đốc sở xây dựng Hà Nội nói, chỉ xử "các đồng chí" bị lộ trong những vụ xây cất công trình không phép, hoặc sai phép, xin luật sư cho biết ý kiến của mình về lời tuyên bố này?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Theo tôi thì nói như vậy không đúng, nguyên tắc của luật xây dựng và đất đai nói rõ rằng, cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên kiểm tra những người người xây dựng trái phép, đó là ủy ban nhân dân phường, phòng quản lý đô thị, sở xây dựng, có trách nhiệm giám sát ngay tại địa phương.

Do đó, người xây dựng trái phép phải được phát hiện ngay, vì những vi phạm đó sẽ phá vỡ quy hoạch của thành phố, mạnh ai nấy muốn xây sau cũng được.

Ví dụ như ở Belgique, người ta xây theo một cái marque, nên nhà nào cũng giống như vậy , tức là theo một kiến trúc, một quy hoạch tổng thể.

Ở Việt Nam, nếu nói chỉ xử lý những người bị lộ thì không đúng, bởi vì phải xử lý một cách đồng loạt, anh đã có ý đồ hay chuẩn bị xây dựng trái phép là vi phạm pháp luật rồi. Giới hữu trách phải ngăn chặn tức khắc.

Ở Việt Nam, nếu nói chỉ xử lý những người bị lộ thì không đúng, bởi vì phải xử lý một cách đồng loạt, anh đã có ý đồ hay chuẩn bị xây dựng trái phép là vi phạm pháp luật rồi. Giới hữu trách phải ngăn chặn tức khắc.

Nếu để cho người dân xây xong rồi bắt đầu đi đập thì là sự phí phạm tài sản, tiền của, của người dân. Có thể là do việc người dân không biết luật mà xây và cũng có thể là cố tình xây trái phép, thứ ba nữa là do thủ tục hành chánh nhiêu khê nên người dân muốn xây theo ý họ, mà không theo quy chuẩn nào hết.

Đỗ Hiếu: Thưa luật sư, còn chuyện ông Phạm Vũ Bằng, giám thị một trường trung học lớn ở Đà Nẳng đã tán tỉnh, hăm dọa đuổi một nữ sinh vị thành niên, rồi buộc em phải quan hệ tình dục với ông, thì mới được bỏ qua cho sai phạm của em, theo luật sư thì biện pháp kỹ luật áp dụng đối với đương sự có thích đáng và làm gương cho kẻ khác không?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Nếu mà xử lý hình sự thì phải căn cứ theo pháp luật, tuy nhiên trường hợp này chưa đủ cơ sở, nếu nói về hành vi đạo đức thì ông thầy giáo, ông giám thị đó phải bị xử lý hành chánh.

Hơn nữa, nghề của ông là thầy giáo, nên hình phạt nặng nhất đối với đương sự là buộc phải thôi việc, ông sẽ mất tất cả. Quan trọng hơn hết là đạo đức của một người thầy giáo bị phương hại, không đuợc hành nghề nữa, cho nên đó là một hình phạt rất là nghiêm khắc.

Đỗ Hiếu: Thưa luật sư, qua tin tức đăng tải hàng ngày trên báo chí cũng như sự góp ý của dư luận tại Việt Nam thì dường như người dân thấp cổ bé miệng, một khi phạm luật thì bị xử nghiêm khắc, lãnh án tù nặng nề, còn đối với các quan chức thì chỉ bị phạt nhẹ hay tượng trưng thôi, sự thật có đúng như thế không?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Cái chuyện này phải nói đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mình mới phân tích được, nếu đứng ở một góc độ chung để đánh giá thì phải nói rằng chuyện này có thật. Đối với người có chức vụ cao thì được xử nhẹ, nhưng đối với người dân thì bị xử nặng, cái này có.

Cho nên chính vì vậy mà quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ luật tố tụng hình sự, có nghị quyết 388 nói về bồi thường oan sai cho những người tiến hành tố tụng . Những cơ quan pháp luật thực thi không đúng hay làm sai thì họ phải bồi thường, vì vậy những người cầm cân nẩy mực cần phải cân nhắc hơn.

Cái chuyện này phải nói đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mình mới phân tích được, nếu đứng ở một góc độ chung để đánh giá thì phải nói rằng chuyện này có thật. Đối với người có chức vụ cao thì được xử nhẹ, nhưng đối với người dân thì bị xử nặng, cái này có.

Đỗ Hiếu: Trước khi kết thúc câu chuyện về pháp luật, xin luật sư đưa ra dẫn chứng cụ thể cho thấy người dân có thể tin tưởng vào luật pháp của nhà nước hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Như vụ án tại Gò Vấp chẳng hạn, về đất đai đó, những người có chức vụ, quyền hạn thì chỉ bị xử mười mấy năm tù, nhưng bà Lan, một cò đất, làm môi giới mà lãnh án tù tử hình, nói về mặt pháp lý thì chưa ổn.

Nói đến tham ô, thì người dân làm sao mà tham ô được, người có quyền chức mới tham ô, nhờ lợi dụng chức quyền của mình để làm sai. Nói về pháp lý, thì có 2 phiên tòa, sơ thẩm và phúc thẩm, nước ngoài gọi là tòa phá án, ở Việt Nam còn có thêm tòa giám đốc thẩm, tức là giám đốc bản án đó.

Nếu tòa cấp dưới xử sai thì đòi hỏi những người cầm cân nẩy mực cấp trên xem xét lại, và chúng tôi, những người tham gia tố tụng cũng phải đấu tranh cho công lý để đảm bảo sự công bằng.

Trong những vụ án cụ thể vấn đề xử nặng nhẹ là có, thế thì bằng những gì luật quy định, chúng tôi cố gắng trong nghề nghiệp của mình mà làm đúng theo pháp luật, và đã có những vụ án, chúng tôi thành công.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Hậu đã dành cho đài Á Châu Tự Do chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.