Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Chính phủ Việt Nam vừa quy định mức trần thù lao của luật sư tham gia tố tụng trong các vụ xử hình sự là không quá 100.000 đồng/ một giờ. Riêng trường hợp các bị can vị thành niên hay bị án tử hình thì mức thù lao này có cao hơn đôi chút.

Vấn đề được đặt ra là dựa vào đâu mà chính phủ đưa ra quy định như vậy, và trên thực tế quy định đó có khả thi không ? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, luật sư Bùi Quang Nghiêm có trụ sở tại Saigòn nhận xét:
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Ý tưởng đó là do các anh ở Bộ Tư Pháp đưa ra. Theo đề xuất, các anh ở Bộ Tư Pháp là quân sư cho chính phủ thôi, vì tôi hiểu cái đó. Các anh cho rằng đại đa số người rơi vào vòng lao lý liên quan hành vi hình sự là những người nghèo. Cho nên họ có ý bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, hỗ trợ cho người nghèo để rồi đưa ra mức trần thù lao.
Tôi cho rằng từ gốc độ quản lý nhà nước thì điều đó là cần thiết. Nhưng về mặt luật thì không ổn. Bởi vì những cái đó liên quan đến quan hệ dân sự; nó là quan hệ dân sự giữa luật sư và thân chủ. Cho nên không thể bắt người ta mức sàn là như thế hay mức trần là như thế.
Tôi cho rằng điều đó nó không hợp lý và không khả thi. Vì bản thân đạo đức, nghề nghiệp của luật sư đã thể hiện cái đó rồi. Có thể luật sư không lấy phí, hoặc lấy phí cao hơn. Việc này là việc giữa luật sư và thân chủ. Nhưng cái ý tưởng bảo vệ quyền lợi cho người nghèo thì tôi đồng ý.
Thanh Quang: Vừa rồi là ý kiến cá nhân của Luật sư, thế còn giới luật sư nói chung, cho tới giờ, phản ứng ra sao ?
Tôi cho rằng điều đó nó không hợp lý và không khả thi. Vì bản thân đạo đức, nghề nghiệp của luật sư đã thể hiện cái đó rồi. Có thể luật sư không lấy phí, hoặc lấy phí cao hơn. Việc này là việc giữa luật sư và thân chủ. Nhưng cái ý tưởng bảo vệ quyền lợi cho người nghèo thì tôi đồng ý.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái quy định đó không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của luật sư cho nên họ chẳng cần thiết phải phản ứng cái gì cả. Bởi vì đại đa số luật sư làm việc cho các thân chủ trong những vụ án hình sự thì biết thế nào mà tính giờ. Người ta nghiên cứu hồ sơ, đi thu thập chứng cứ, rồi đọc hồ sơ ở toà, tham gia vụ án hình sự…
Phải nói rằng đại đa số luật sư hợp đồng với thân chủ không thỏa thuận theo giờ, mà thỏa thuận theo mức phí trọn gói, có thể ở tỷ lệ thấp hơn so với quy định vừa rồi, hay ở mức cao hơn, họăc có những trường hợp nghèo quá chúng tôi không lấy phí. Do đó tôi cho rằng quy định này của chính phủ là không khả thi.
Thanh Quang: Nhưng trong trường hợp các luật sư trẻ, mới ra trường, chưa có được nhiều thân chủ thì giá trần thù lao như vậy có thích hợp không ?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tôi vẫn cho rằng quy định như vậy thì, về mặt luật, là không hợp lý, nó vi phạm, vì đấy là chuyện quan hệ dân sự giữa cá nhân hoặc gia đình của bị can, bị cáo với luật sư.
Tôi vẫn cho rằng quy định như vậy thì, về mặt luật, là không hợp lý, nó vi phạm, vì đấy là chuyện quan hệ dân sự giữa cá nhân hoặc gia đình của bị can, bị cáo với luật sư.
Cho nên căn cứ vào từng hoàn cảnh một của gia đình bị can, bị cáo mà luật sư định phí. Nếu vì quyền lợi của luật sư thì lại càng không nên có quy định như vậy.
Vì theo quy tắc đạo đức liên quan nghề nghiệp của luật sư thì đã có quy định về vấn đề này rồi. Hơn nữa nếu có sự thỏa thuận riêng giữa thân chủ và luật sư về phí thù lao thì quy định của chính phủ cũng bất khả thi.
Thanh Quang: Luật sư vừa đề cập mấy lần về từ "bất khả thi", thế nhưng quy định mới này có tính cách cưỡng bách thì sao ?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Vâng, quy định của chính phủ có tính chất mệnh lệnh. Cho nên văn bản ấy ra đời thì nó phải được thực hiện ngay, thế nhưng, theo tôi, nó không khả thi, trên thực tế.
Thanh Quang: Cảm ơn Luật sư Bùi Quang Nghiêm.