Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài của ông Ðỗ Mười khi bàn về định hướng XHCN

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Liên quan đến định hướng và công tác chuẩn bị cho Ðại Hội 10 đảng cộng sản Việt Nam, mới đây, sau một thời gian dài im tiếng, như muốn chứng tỏ về cái gọi là quyền uy của mình, ông Ðỗ Mười, nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề: "Về định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa trong xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay". Do đâu mà ông Mười lại cho rằng, "con đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội của Việt Nam đang bị các thế lực thù nghịch ngăn cản, một số đảng viên dao động, thậm chí phản bội đầu hàng ...." .

DoMuoi150.jpg
Ông Ðỗ Mười. AFP PHOTO

Liệu ông Mười có phải là nhà lý luận thực tiễn như ông nói hay không, liệu ông có phải là người đã đánh giá đúng thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam hay không? Nguyên do nào, đã nghỉ hưu rồi mà sao ông vẫn tâm huyết với đường hướng của Việt Nam nhiều đến như vậy?

Bắt đầu từ buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí thính giả loạt bài ghi nhận phản ứng của những nhà theo dõi và bình luận thời cuộc Việt Nam cả trong và ngoài nước do Việt Hùng thực hiện. Hôm nay là cuộc nói chuyện với một trong những nhà lý luận thực tiễn hàng đầu tại Việt Nam là ông Lê Hồng Hà. Từ Hà Nội ông đưa ra cái nhìn về bài viết của ông Ðỗ Mười:

Ông Lê Hồng Hà: Chứng tỏ rằng ông Ðỗ Mười không hiểu được tình hình thế giới đang vận động ra làm sao. Ông không thể hiểu được tại sao Liên Xô và các nước Ðông Âu đổ vỡ về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi sụp đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa rồi thì người ta tiến lên hay thoái bộ như thế nào, ông không lý giải nổi, ông không hiểu được.

Ông cũng không hiểu được quá trình đổi mới của xã hội Việt Nam. Hiện nay xã hội Việt Nam có cái gì mới so với trước đây 30 năm, ông cũng không hiểu nổi, rồi ông ấy muốn lôi nước Việt Nam trở lại đường lối cổ hủ đã đưa Việt Nam đến chỗ suy sụp của thời kỳ 75 - 85, thế cho nên đứng về mặt chất lượng thì phải nói rằng bài viết của ông Ðỗ Mười chất lượng không có.

Việt Hùng: Với cái nhìn của ông tại sao ông Ðỗ Mười lại viết trong thời điểm hiện nay?

Ông Lê Hồng Hà: Muốn hiểu được tại sao lại có bài viết ấy thì tôi xin được nói rằng, ông Ðỗ Mười cũng như nhiều ông bảo thủ trong cơ quan lãnh đạo hiện nay, người ta xuất phát từ mục tiêu là phải bảo vệ cho kỳ được 3 vấn đề:

Chứng tỏ rằng ông Ðỗ Mười không hiểu được tình hình thế giới đang vận động ra làm sao. Ông không thể hiểu được tại sao Liên Xô và các nước Ðông Âu đổ vỡ về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi sụp đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa rồi thì người ta tiến lên hay thoái bộ như thế nào, ông không lý giải nổi, ông không hiểu được.

- Bảo vệ cho kỳ được chủ nghĩa Mác-Lênin - Bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội mà họ gọi là lý tưởng - Bảo vệ uy tín của Ðảng đang xa xút dữ dội

Họ nhất định là phải bảo vệ 3 cái đó, cho nên trong cách suy nghĩ của họ, trong cách phân tích của họ, hoàn toàn không thấy bóng dáng của vấn đề dân tộc Việt Nam này lên xuống ra làm sao? Lợi ích của dân tộc Việt Nam khi nào bị chặt, khi nào bị trà đạp, khi nào được cải thiện.

Xã hội Việt Nam lúc nào xuống và lúc nào lên. Người ta không lấy lợi ích dân tộc, người ta không lấy đời sống của dân tộc, người ta không lấy sự phát triển của xã hội làm nền, làm một chủ thể để phân tích, mà người ta chỉ xoay quanh vấn đề là mặc kệ nó, đất nước này ra sao kệ, đời sống của nhân dân xa xút ra làm sao kệ.

Người ta cứ phải làm sao để mà viết, để bảo vệ được 3 cái điểm ấy thì tức là người ta cho rằng đấy là người ta trung thành nhất với xã hội, người ta trung thành nhất với Mác-Lênin, người ta kiên định cách mạng cho nên bài này của ông Ðỗ Mười cũng như trong 10 năm vừa qua xuất phát từ một ý đồ, phải bảo vệ cho kỳ được 3 vấn đề đó.

Việt Hùng: Nếu mà nói như vậy, phải chăng trong chính trường Việt Nam hiện đang diễn ra những tranh cãi lý luận, như vậy theo ông giới nghiên cứu đánh giá vấn đề này ra sao?

Ông Lê Hồng Hà: Ðang diễn ra một cuộc tranh luận ở trong nội bộ ở đất nước của chúng tôi. Trong cuộc tranh luận ấy những ý kiến muốn bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn bảo vệ lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội, muốn bảo vệ uy tín của đảng đang xa xút thì họ đang bị thua, tôi xin nói là họ đang bị thua.

Thí dụ như về Chủ Nghĩa Mác-Lênin trong giới lý luận ở Việt Nam đã có nhiều người nêu lên vấn đề là không có Chủ Nghĩa Mác-Lênin. Khái niệm về Chủ Nghĩa Mác-Lênin xuất hiện kể từ năm 1930 do Stalin đặt ra. Từ đó trở đi nó đem những nội dung, phản ảnh nội dung hệ thống quan điểm của Stalin chứ không phải nguyên mẫu của Marx nữa.

Ở Việt Nam cái gọi là nội dung của Chủ Nghĩa Mác-Lênin ấy, không những chỉ phản ảnh hệ tư tưởng của Stalin mà còn pha thêm tư tưởng của Mao Trạch Ðông nữa. Cho nên trong một thời gian dài, trong tất cả giáo trình của Việt Nam, sách giáo khoa về Mác-Lênin đều phản ảnh hệ thống quan điểm của Stalin và của Mao Trạch Ðông.

Vì vậy gần đây, trong giới lý luận người ta đề nghị rằng, không có chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin mà Việt Nam đang nói là hệ tư tưởng của Stalin - Mao Trạch Ðông. Không thể nào đặt vấn đề trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Ðặt vấn đề như thế sẽ trở thành vô nghĩa.

Xã hội Việt Nam lúc nào xuống và lúc nào lên. Người ta không lấy lợi ích dân tộc, người ta không lấy đời sống của dân tộc, người ta không lấy sự phát triển của xã hội làm nền, làm một chủ thể để phân tích, mà người ta chỉ xoay quanh vấn đề là mặc kệ nó, đất nước này ra sao kệ, đời sống của nhân dân xa xút ra làm sao kệ.

Việt Hùng: Phải chăng chính vì những vấn đề này mà uy tín của Ðảng thêm phần thuyên giảm trong bối cảnh xã hội ngày nay? Nếu chỉ nói riêng trong vấn đề lý luận và chỉ về vấn đề này không thôi, liệu có còn giữ được uy tín trong hàng ngũ đảng viên nữa hay không thưa ông?

Ông Lê Hồng Hà: Về vấn đề giữ uy tín của đảng trong điều kiện đảng đã gây nên sự tụt hậu xa của xã hội Việt Nam. Uy tín của đảng trong nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Cho nên 3 mục tiêu ấy mà các nhà lãnh đạo và bản thân ông Ðỗ Mười là bất chấp, họ có nhiệm vụ là phải bảo vệ cho kỳ được cho dù cách lập luận của mình nó phi lý, dù chẳng có lô-gích gì, mình chẳng có cơ sở thực tiễn lý luận gì để mà bênh vực, nhưng cứ phải bênh vực cho kỳ được.

Việt Hùng: Như vậy theo ông, phải chăng các nhà lãnh đạo đang muốn theo đuổi chiến lược gì, liệu ở đây thực sự là có chiến lược chung với tình hình đất nước hay không?

Ông Lê Hồng Hà: Chiến lược chung của cơ quan lãnh đạo hiện nay muốn bảo vệ được 3 điểm nói trên, bảo vệ Chủ Nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ uy tín của đảng cộng sản, cho nên người ta phải tìm cách đặt vấn đề như thế nào?

Mấu chốt là ở chỗ này, tức là người ta đặt vấn đề phải tổng kết 20 năm đổi mới, rồi dựa vào tổng kết 20 năm đổi mới ấy để nêu lên thắng lợi này thắng lợi khác, mà người ta cho là thắng lợi to lớn, thắng lợi toàn diện, rồi một vài ông lý luận lại cho rằng, đấy là thắng lợi thần kỳ như cuộc Cách Mạng tháng 8, thần kỳ khách chiến chống Pháp, rồi bây giờ là thần kỳ đổi mới, nhưng cách đặt vấn đề của họ là phi lý.

Bài của ông Ðỗ Mười cũng nói quá trình đổi mới cách mạng là ghê gớm là thế này thế khác. Vấn đề quan trọng nhất sau 30 năm từ năm 75 trở lại đây, đánh lẽ phải tổng kết 30 năm quá trình của đất nước Việt Nam thì họ lờ đi 10 năm đầu.

Bởi vì 10 năm đầu (75 - 85) là 10 năm thất bại dữ dội với đường lối sai lầm của Ðại Hội IV, chỉ sau vài năm cả đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng. Vì chỗ nguy ngập của cái khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ấy thì mới đẻ ra "Ðổi Mới".

Nhưng bây giờ họ muốn lờ 10 năm ấy đi mà họ chỉ Tổng Kết 20 năm Ðổi Mới. Nào là đời sống nhân dân trước và sau 20 năm khá lên ra làm sao để nói thành tích mà lờ đi cái thất bại.

Khi nói đến thành tích là to lớn, là toàn diện là có ý nghĩa lịch sử thì người ta mới có cơ sở để mà nói rằng đấy là do đường lối của đảng là đúng đắn, là do vận dụng Chủ Nghĩa Mác-Lênin, là do giữ gìn mục tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Thế cho nên, chiến lược của họ về công tác tư tưởng đối với nhân dân Việt Nam là họ đặt vấn đề Tổng Kết 20 năm để họ nói như thế là đường lối đúng đắn, như thế Mác-Lênin là vận dụng sáng tạo, như thế đảng là vinh quang....

Chiến lược chung của cơ quan lãnh đạo hiện nay muốn bảo vệ được 3 điểm nói trên, bảo vệ Chủ Nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ uy tín của đảng cộng sản, cho nên người ta phải tìm cách đặt vấn đề như thế nào?

Việt Hùng: Nếu nói đảng là vinh quang, trong khi so với các quốc gia xung quanh thì Việt Nam vẫn là quốc gia chậm phát triển, tụt hậu, như vậy thì làm sao dư luận có thể đồng ý được khi lãnh đạo dùng những lời biện bạch như vậy?

Ông Lê Hồng Hà: Ở đây có một vấn đề đó là yếu chí tử. Tức là thế nào, tức là sau 30 năm qua đất nước Việt Nam ở vào một tình trạng xa xút dữ dội. Ông Trần Văn Hà có nói đến 2 cái quốc nhục. Ông Lê Ðăng Doanh cũng có nói đến tình trạng ấy và các tài liệu khác người ta đều nhấn mạnh với 500 US đôla thu nhập GDP bình quân đầu người là thuộc hạng những quốc gia nghèo nhất.

Cơ quan tuyên huấn hiện nay họ muốn lờ cái thu nhập GDP đầu người đi. Họ chỉ muốn nói đến tiến bộ sau 20 năm đổi mới chứ họ không dám nói sau 30 năm rồi đất nước Việt Nam tụt hậu như thế, họ muốn lờ đi.

Vì đất nước Việt Nam trong hoàn cảnh tụt hậu như thế cho nên vị trí Việt Nam đứng về phương diện giáo dục thấp, về phương diện y tế thấp, vị trí Việt Nam đứng về mặt phát triển con người cũng thấp. Và tất cả những vấn đề đó lại đi liền với tệ nạn tham nhũng lan tràn, đạo đức xã hội xuống cấp trong khi tệ nạn xã hội lại tăng lên...

Vấn đề đó họ không dám nhận và họ muốn che dấu thực trạng đó. Thực trạng ấy trong 30 năm Việt Nam tụt hậu, các nước khác người ta tiến mạnh, người thì tiến gấp 5 lần, người thì tiến gấp 10 lần, người thì gấp 20 lần, người thì tiến 50 lần. Đáng nhẽ ra phải xoáy vào cái lớn nhất ấy để làm thế nào cho dân tộc Việt Nam và đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam nhận thức được đấy là trách nhiệm của mình.

Các nước khác người ta không có Chủ Nghĩa Mác-Lênin, người ta không có đảng cộng sản, người ta không có con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì người ta tiến như thế, còn ông nước Việt Nam này cứ tự xưng là như thế, nhưng ông cứ tụt hậu là như thế, cái gốc chính là ở chỗ ấy.

Do đó họ làm như thế cho nên họ phải tìm cách nhấn mạnh vào cái nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào hạng thứ nhì sau Trung Quốc. Rồi họ nói rùm beng những lễ kỷ niệm lớn như 60 năm kỷ niệm Cách Mạng Tháng 8. 75 năm kỷ niệm đảng, họ lấy ánh hào quang thắng lợi của lịch sử để che vấn đề thất bại và cái yếu kém của 30 năm vừa qua, rồi qua cái đó thì họ mới ù xọe để mà bảo vệ Chủ Nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội, bảo vệ cái đảng này.

Bạn nghĩ gì về nhận định này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Cho nên trong chiến lược chung như vậy mình thấy được cái yếu kém trong một chiến lược chung như vậy mình thấy cái bị động chung như thế để thấy cái bài của ông Ðỗ Mười là nằm trong thế chống đỡ. Ðây là sự chống đỡ trong một thế thua, chứ không phải là một bài có tính chất gì ghê gớm.

Bài viết của ông Ðỗ Mười trong một thế thua để chống đỡ, đó là nhận định của ông Lê Hồng Hà, nhà cách mạng lão thành và cũng là một trong những nhà phân tích lý luận hàng đầu tại Việt Nam đã kết thúc phần đầu cuộc trao đổi.

Trong một buổi phát thanh tới, ông Lê Hồng Hà sẽ trở lại để trình bày về những toan tính của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới, mời quí thính giả nhớ đón nghe.