Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 2-2-2006)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Hôm nay là mùng 5 Tết, quý vị và các bạn ăn Tết chắc vui lắm, Thy Nga nghĩ thế vì thấy chồng thư nhận được ít hẳn đi đúng không nào. Mấy ngày đầu Xuân mà, chuyện gì thì cũng để đấy, từ từ tính…

0:00 / 0:00
NewYearDog200.jpg
Chúc mừng Năm mới. RFA PHOTO

Hình ảnh đón mừng Tết bên nhà, chúng tôi thâu thập được, xem thấy đẹp quá chừng! Mong rằng cuộc sống của đồng bào trong nước, mọi người đều được cải tiến như vậy.

Chương trình văn nghệ ở ‘Nhà Bừng Sáng’

Hôm rồi, bài tường thuật về buổi văn nghệ Tất Niên do các em khiếm thị ở ngôi nhà Bừng Sáng trình diễn, đã làm nhiều thính giả xúc động. Đây là một trong những bài Thanh Trúc viết trong mục “Đời sống người Việt khắp nơi”. Sau khi nghe phóng sự ấy, thính giả Ngô Kha (hay Khả) cảm nghĩ:

“Em rất phục người thày Đào Khánh Trường đã vượt qua những khó khăn cuộc sống và vươn lên từ ý chí không muốn bám víu vào xã hội, không muốn là gánh nặng của xã hội mà tự lực cánh sinh bằng khả năng của mình.

Các bạn trẻ trong ngôi nhà Bừng Sáng cũng rất thú vị: Dương Chí Hùng và Trần Thúy Phượng thực sự là các tấm gương tốt đẹp cho mọi người. Các bạn chơi nhạc rất hay! Những tiếng đàn thánh thót, trầm bổng, chứa chất tâm tư của các bạn mong muốn người nghe khắp nơi cảm nhận được.

"Xin cảm ơn đài RFA đã cho mọi người biết đến những con người không có ánh sáng nhưng đầy nhiệt huyết để làm bừng lên bao ánh sáng trong một cái xã hội bất công, nghèo nàn như ở Việt Nam."

Xin cảm ơn đài RFA đã cho mọi người biết đến những con người không có ánh sáng nhưng đầy nhiệt huyết để làm bừng lên bao ánh sáng trong một cái xã hội bất công, nghèo nàn như ở Việt Nam.

Trong lúc xã hội còn đầy rẫy những tệ nạn, thói hư tật xấu của giới trẻ ăn chơi, đua đòi thì nơi căn nhà Bừng Sáng, các bạn lặng lẽ sống trong âm thầm nhưng không bị dập tắt mặc dù cuộc sống có bao gian nan khổ cực. Các bạn trẻ ấy có nghị lực và ý chí rất cao khiến em nghe mà cảm động vô cùng.

Hy vọng chị Thanh Trúc tiếp tục mang đến cho thính giả các chương trình hữu ích như vậy.”

Kế đến, bạn Kha ngỏ ý muốn làm quen và giúp đỡ các bạn tại ngôi nhà Bừng Sáng.

Trả lời: Kha à, Thanh Trúc đang nghỉ phép nên có nhờ Thy Nga nhắn là sẽ e-mail trả lời bạn. Vậy bạn chờ nhé.

Vượt qua đựơc tường lửa

Về kỹ thuật, một số bạn đọc trong nước cho hay đã thành công trong việc áp dụng Proxy để truy cập Web RFA Việt ngữ, như email sau đây của bạn Đức Dụng:

“Tôi thử và đã thành công, những trang mà trước kia bị lọc thì nay đã đọc được và tôi cảm thấy rất thích thú, thoải mái. Nếu có những giải pháp kỹ thuật gì mới, xin các bạn phổ biến tiếp để bầu trời giao tiếp của chúng ta ngày càng rộng mở. Cám ơn các bạn một lần nữa, và tôi sẽ trao đổi kinh nghiệm này với bè bạn của mình.”

“Tôi thử và đã thành công, những trang mà trước kia bị lọc thì nay đã đọc được và tôi cảm thấy rất thích thú, thoải mái. Nếu có những giải pháp kỹ thuật gì mới, xin các bạn phổ biến tiếp để bầu trời giao tiếp của chúng ta ngày càng rộng mở."

Tốt quá! chúng tôi rất vui khi nghe bạn nói đã áp dụng giải pháp Proxy, vượt qua “tường lửa” vào xem được trang Web RFA Việt ngữ. Hy vọng là nhiều bạn khác cũng sẽ thành công như thế, để còn xem bài vở của anh em chúng tôi nữa chứ!

Thính giả Chúc Tết

Anh em tại đài xin cám ơn thính giả Biên Trần gửi cho tấm e-card có hình hoa mai vàng tươi thắm, kèm theo khúc nhạc Xuân. Trong khi ấy, e-card của hai bạn Xuân và Mai có hình chú chó xinh xắn, dễ thương.

Từ Canada thì có lá e-mail như sau: "Nhân dịp Xuân về, Tâm Nguyễn, cũng không có gì hơn, xin kính chúc toàn ban Việt ngữ an khang, hạnh phúc và dồi dào sức khỏe để tiếp tục việc thông tin cho mọi người trong cũng như ngoài nước biết được tin tức đó đây.

Hy vọng là các cấp lãnh đạo Việt Nam cảm nhận được, để cho nhân dân được hưởng quyền tự do căn bản mà đúng ra, người dân phải được hưởng từ lâu.”

Thính giả Lê Thanh thì xem được bài viết hay, đã chuyển đến ban chúng tôi, thay cho thiệp Xuân. Bài này mang tựa đề “Thời điểm điệu vũ của mai”, Linh mục Trần Cao Tường suy luận về tiết nhịp của trời đất, cảm nhận lẽ sống để an nhiên theo dòng đời - một bài đem lại ít nhiều bình an cho tâm hồn người đọc.

Trong những lời nhắn để lại trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ, có lời chúc Xuân của các thính giả (xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)

Cám ơn quý vị, chúng tôi cũng xin gửi đến quý vị những lời chúc tốt đẹp nhất của mùa Xuân Bính Tuất.

Những cuộc đình công ở Sài Gòn

Thưa quý thính giả, trong các ngày bước sang năm mới dương lịch 2006, một sự kiện chưa hề có dưới chế độ hiện hành tại Việt Nam, là hàng loạt những cuộc đình công của cả chục ngàn công nhân đã xảy ra.

Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi thư từ xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org

Tờ “The Economist” số ra ngày 28 tháng Giêng dương lịch phân tích rằng những cuộc đình công đó không đơn thuần để đòi hỏi tăng lương, mà tiềm tàng nhiều ẩn số chính trị.

RFA Việt ngữ cũng nhận được bài nhận định của Lý Liễu về loạt đình công tại Việt Nam. Bài dài ba trang đánh máy chữ nhỏ. Khởi đầu, tác giả cho biết:

“Trong khoảng thời gian có 10 ngày, từ 28 tháng 12, 2005 đến 6 tháng Giêng dương lịch 2006, ở tỉnh Bình Dương và thành phố Sàigòn, đã xảy ra tối thiểu 50 cuộc đình công của 60.000 công nhân.

Những cuộc đình công tại 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày nhưng có lúc, đình công đã nhanh chóng lan ra từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác trong một khu công nghiệp.

Ở vài doanh nghiệp, dù không có mâu thuẫn gì với chủ, nhưng công nhân cũng đình công để tỏ tình đoàn kết với các nơi khác…

Kế đến, tác giả phân tích về nguyên nhân đình công.

Theo ông thì "nguyên nhân trực tiếp gây ra đa số những vụ đình công là vấn đề lương. Hiện nay, công nhân Việt Nam không thể sống nổi với số lương 626.000 đồng/một tháng mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt bằng Anh ngữ là doanh nghiệp FDI) trả cho họ.

Có điều lạ lùng, là mức lương này được ấn định bởi một quyết định về lương tối thiểu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào năm 1999 … Chính quyền Cộng sản Việt Nam đưa ra định mức lương tối thiểu thấp là để khuyến dụ các chủ nhân ngoại quốc vào khai thác nhân công rẻ ở Việt Nam.

Ngoài ra, để ngăn ngừa mâu thuẫn xảy ra giữa các thành phần kinh tế khác nhau, chính quyền Việt Nam đã kềm chế mức lương tối thiểu trong khu vực FDI để nó không vượt lên quá cao, so với mức lương trả cho công nhân trong khu vực quốc doanh, hoặc khu vực có vốn 100% của Việt Nam…

Nguyên nhân thứ đến, là:

“Giới chủ nhân doanh nghiệp FDI - đặc biệt là các chủ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc - thường xuyên vi phạm các quyền căn bản của công nhân Việt Nam mà vẫn không bị chế tài…

"Công nhân tại Việt Nam khó thể bảo vệ đúng mức quyền lao động của mình. Gọi thanh tra lao động thì thanh tra không đến, nếu thanh tra có đến và đưa ra đề nghị sửa đổi thì chủ doanh nghiệp cũng không thèm thi hành, đưa ra kiện thì mới vỡ lẽ là luật pháp có nhiều kẽ hở..."

Nguyên nhân thứ ba là: "Hiện nay, công nhân tại Việt Nam khó thể bảo vệ đúng mức quyền lao động của mình. Gọi thanh tra lao động thì thanh tra không đến, nếu thanh tra có đến và đưa ra đề nghị sửa đổi thì chủ doanh nghiệp cũng không thèm thi hành, đưa ra kiện thì mới vỡ lẽ là luật pháp có nhiều kẽ hở, các thẩm phán không có trình độ … Theo báo chí Việt Nam thì 70% những nơi xảy ra đình công trong thời gian qua đều có công đoàn, tuy nhiên những cuộc đình công lại do công nhân tự đứng ra tổ chức, không do công đoàn lãnh đạo.

Công nhân làm sao có thể tin tưởng công đoàn khi nghe Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam công khai thừa nhận rằng “để ngăn ngừa đình công hàng loạt, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chỉ đạo Liên Đoàn Lao Động Thành phố Hồ-Chí-Minh phân công cán bộ bám trụ từng địa bàn, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất để tuyên truyền giải thích cho người lao động không được manh động và yên tâm chờ quyết định của chính phủ“ (trích lời Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam). Công nhân làm sao còn tin công đoàn khi mà công đoàn công khai đứng về phía chủ để chống công nhân trong các cuộc đình công…

Và nguyên nhân thứ tư dẫn đến đình công, theo tác giả Lý Liễu, là do sự chậm chạp của Nhà nước Việt Nam trong việc tăng lương cho công nhân. Ông viết tiếp: "Đối với Đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam, theo lời ông Phó Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, thì Tổng Liên Đoàn "chỉ đóng vai trò hiến kế" nghĩa là chẳng có quyền gì hết. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã phải "hiến kế" cho chính quyền tăng lương tối thiểu, vì theo luật lệ hiện hành tại Việt Nam, chính quyền phải có bổn phận điều chỉnh mức lương tối thiểu khi chỉ số tiêu dùng tăng 10%. Như vừa trình bày, chỉ số tiêu dùng đã tăng đến 25% mà chính quyền cũng chưa nhúc nhích…"

Do khuôn khổ giới hạn của mục “Thư tín”, chúng tôi chỉ có thể trích các đoạn quan trọng trong bài viết này để chia sẻ với quý vị thính giả. Xin cám ơn tác giả Lý Liễu về những phân tích sâu sắc của ông.

Đã hết giờ, Thy Nga phải ngừng đây. Thân mến chúc quý vị và các bạn an mạnh, hạnh phúc, may mắn cả năm nay!