Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
2006.04.06
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Vừa qua, chúng tôi có phát loạt 4 bài hội luận về Giáo dục tại Việt Nam. Giáo dục, như chúng ta đều hiểu, là vấn đề nền tảng của xứ sở, mang tầm ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển và tương lai quốc gia.
Vấn đề lớn lao như vậy, các buổi hội luận vừa rồi chưa thể nói hết được tất cả mọi khía cạnh, chúng tôi dự định mở thêm loạt hội luận nữa thì nhận được thư góp ý của các thính giả Văn Trần, Hoành Bùi, Tuấn Đoàn, Tống Văn Thái, Phạm Trung Hiền, Quỳnh Phạm, … đặc biệt là thính giả này đưa ra tên một số chuyên gia giáo dục, đề nghị chúng tôi phỏng vấn.
Bằng cấp giả
Và theo nhận xét của thính giả Quỳnh Phạm thì: “Nền giáo dục Việt Nam rất bi quan, vì thầy dở thì làm sao trò giỏi được! Học sinh, sinh viên ra nuớc ngoài học thành công, chỉ là các trường hợp đặc biệt thôi.
Đa số, đó là các học sinh được huấn luyện đặc biệt để đi thi đấu học sinh giỏi quốc tế hàng năm, nghĩa là bản chất đã đặc biệt thông minh sẵn rồi, chỉ cần luyện mẹo để giải các bài toán khó.
Đó là lý do vì sao học sinh Việt Nam đạt các giải thưởng toán hàng năm. Nhưng bình quân thì đa số là dở. Theo tôi nghĩ, muốn đạt được giáo dục có tầm cỡ, phải mất vài thế hệ nữa, chừng nào hết đám giáo sư có bằng cấp giả, hoặc xin cho, hay là bằng cấp hữu nghị thì mới mong có sự sửa đổi.” Nói về chuyện “bằng cấp giả” thì Tiến sĩ Trần Văn Hải, Giám đốc một cơ sở của chính phủ Hoa Kỳ, từng về thăm Việt Nam nhiều dịp, nhận định:
Công dân giáo dục không chỉ dừng lại ở việc học để biết cách tổ chức của các bộ máy chính quyền (có trong giáo trình từ lớp 10) mà có thể và cần phải nhìn rộng hơn như giáo dục những qui tắc sống trong xã hội: tinh thần tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, luật đi đường, mối liên kết giữa các ngành nghề trong xã hội, ...
< “Vào năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải ký cho phép những người trước đây có bằng “Phó Tiến sĩ” từ Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu được coi là tương đương với “Tiến sĩ”.
Thật ra, bằng “Phó Tiến sĩ” từ các trường đó chỉ tương đương với Cao học tức là Master's Degree ở các đại học phương Tây. Thế là chỉ trong một sớm một chiều, Việt Nam tự dưng có thêm mấy nghìn “Tiến sĩ” mà không phải qua một khoá học thêm hay làm luận án nào cả!
Cá nhân tôi cũng đã gặp và trao đổi với những vị tiến sĩ ấy. Việc có tiến sĩ giả thì vô số kể, cứ về Việt Nam xem các viên chức trung cấp và cao cấp của chính phủ thì ông bà nào cũng là tiến sĩ cả ... Người ngoại quốc đến Việt Nam, thấy danh thiếp là sợ luôn!
Tình trạng này cũng như trước đây, một số y tá được nâng cấp thành bác sĩ, y sĩ nếu được chứng nhận quá trình phục vụ và lý lịch đảng viên tốt!”
Môn Công dân giáo dục
Về môn “Công dân giáo dục” mà chưa được coi trọng đúng mức tại Việt Nam, thính giả Phạm Trung Hiền có ý kiến:
“Công dân giáo dục không chỉ dừng lại ở việc học để biết cách tổ chức của các bộ máy chính quyền (có trong giáo trình từ lớp 10) mà có thể và cần phải nhìn rộng hơn như giáo dục những qui tắc sống trong xã hội: tinh thần tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, luật đi đường, mối liên kết giữa các ngành nghề trong xã hội, ...
Và nếu nhìn theo góc độ này thì Công dân giáo dục cần phải được đưa vào học đường từ sớm hơn nhiều. Điều này không phải do tôi nghĩ ra mà đã được thực hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.
Theo tôi thì như vậy, câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thấy trong các trường học của Việt Nam mới có ý nghĩa … Những tệ nạn tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, bằng cấp giả, ... phải chăng, một phần cũng bắt gốc từ sự yếu kém của Công dân giáo dục từ bao năm nay?”
Một điểm chung mà em đã nghe các bạn chia sẻ, là các bạn ấy muốn làm điều gì đó để thay đổi “vận mệnh” đất nước, của dân tộc mình ... nhưng chỉ dám nghĩ “trong bóng tối” chưa biến nó thành hành động được vì trên đất nước này vẫn còn bạo lực bởi tầng lớp thống trị và công an, vậy mà họ lại tự nhận là phục vụ cho quyền lợi của nhân dân, của công nhân, mỉa mai thay điều này.
Nhiều quý vị, như thính giả Thành Chương hoan nghênh việc dạy môn này từ sớm “Rất vui khi nghe đề nghị dạy Công dân giáo dục từ bậc tiểu học, rất hoan nghênh đề nghị này.”
Chúng tôi xin cám ơn và ghi nhận những ý kiến quý báu của quý vị cho loạt bài về vấn đề Giáo dục.
Mục Diễn đàn bạn trẻ
Mục “Diễn đàn bạn trẻ” ngày càng nhận được nhiều thư, như của bạn Vy ở Saigon: “Xin cám ơn tất cả những nỗ lực của đài RFA nói chung và các anh chị biên tập viên nói riêng đã giúp cho tuổi trẻ chúng em nghe và hiểu biết rất nhiều những gì mà ở trong nước, chúng em không được nghe.
“Diển đàn bạn trẻ” do chị Trà Mi điều hợp, em rất tâm đắc các anh chị à, vì em nghĩ rằng và luôn đặt câu hỏi là không biết có bao nhiêu bạn trẻ trong nước suy nghĩ như mình và khát khao tiếng nói như mình.
Một điểm chung mà em đã nghe các bạn chia sẻ, là các bạn ấy muốn làm điều gì đó để thay đổi “vận mệnh” đất nước, của dân tộc mình ... nhưng chỉ dám nghĩ “trong bóng tối” chưa biến nó thành hành động được vì trên đất nước này vẫn còn bạo lực bởi tầng lớp thống trị và công an, vậy mà họ lại tự nhận là phục vụ cho quyền lợi của nhân dân, của công nhân, mỉa mai thay điều này.
Cũng như ba bạn trẻ trong chương trình em vừa nghe, chúng em yêu nước, yêu dân tộc chứ không hề yêu Đảng …
Tuổi trẻ quốc nội ngày nay không dễ gì bị bưng tai bịt mắt, càng không dễ gì bị tuyên truyền nhồi sọ bởi một chế độ đảng trị như vậy. Để giúp dân, giúp nước ra khỏi tình trạng này, chúng ta không thể ngồi chờ bởi vì mọi cái không tự nhiên mà đến.
Chúc các bạn trẻ Việt Nam giữ vững niềm tin, và hy vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước của mình.”
Từ bé tới giờ, tôi vẫn được thông tin một chiều và áp đặt. Từ ngày vào Đại học thì tôi dần dần nhận ra rằng mình đã bị lừa một cách có hệ thống! Đảng Cộng sản luôn nói rằng Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, nhưng thực chất Đảng chỉ lo cho Đảng, lo cho mấy ông trên Bộ Chính trị mà thôi. Tôi rất thất vọng về chế độ này! Tôi thấy xung quanh tôi có rất nhiều bạn cũng bị “mị dân” như tôi, tất nhiên không phải là bạn nào cũng nhận ra điều đó...
Ở hải ngoại thì giới trẻ nghĩ sao? bạn Minh Đỗ ở Na Uy viết: “Đa số thính giả trẻ tâm đắc với Diễn đàn này, nhất là các buổi tâm tình với bạn trẻ trong nước, như chương trình ngày 29 tháng Ba.Tôi chỉ xin nói lời rất tiếc rằng khi chị Trà Mi đặt câu hỏi là các bạn ở trong nước đã muốn có sự thay đổi, thì phải làm gì trực tiếp cho việc đó?
Các bạn đã rất lúng túng khi trả lời, mà chị không gợi ý thêm là các bạn thanh niên trong nước có kinh nghiệm gì qua sách vở về những anh hùng dân tộc đã có nhiều thành tích đấu tranh chống áp bức để đòi tự do dân chủ, xuyên suốt trong lịch sử đất Việt, họ cũng có những suy nghĩ như tuổi trẻ ngày nay, họ cũng lo sợ bạo lực nhưng sao họ lại dám nói, dám làm những việc mà ít người làm được? Lịch sử Việt Nam oai hùng lắm, phải không chị?
Tuy nhiên cũng đáng mừng vì hôm nay, tuổi trẻ Việt Nam có một diễn đàn chính thức để nói, và khi nói ra được những suy nghĩ tiềm ẩn, những trăn trở thì chắc họ cũng tìm ra phương cách nào đó để làm những điều mong muốn.”
Cũng từ Na Uy, bạn Trần hữu Đức: “Hy vọng là mỗi tuần, chương trình Việt ngữ RFA có nhiều hơn một lần phỏng vấn những bạn trẻ.”
Từ Đức, gia đình bạn Kim Cương cũng mong thế, và nói lên cảm nghĩ: “RFA đã mang lại cho chúng tôi sự ấm cúng nồng nàn, gần gũi với các bạn trẻ ở Việt Nam nhiều hơn. Chương trình nầy thật thú vị và hấp dẫn vì chúng tôi được nghe trực tiếp những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ đang sống ở trong nước. Đó là những tiếng nói dễ thương phát ra tự đáy lòng, những suy tư cho tương lai trong một xã hội khắc nghiệt của chế độ hiện hành.”
Vế vấn đề này thì trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ tuần qua, một nữ thính giả để lại lời nhắn cho “Diễn đàn bạn trẻ”: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tự do thông tin tại Việt Nam
Trở lại với khung cảnh trong nước, sinh viên mà chúng tôi xin gọi tắt là G.N. ghi tên để nhận Bản tin hàng ngày, trong email như sau:
“Từ bé tới giờ, tôi vẫn được thông tin một chiều và áp đặt. Từ ngày vào Đại học thì tôi dần dần nhận ra rằng mình đã bị lừa một cách có hệ thống!
Qua những tường trình trên RFA hàng ngày về hoàn cảnh dân chúng trong nước hết đường sống chỉ vì tệ trạng tham ô cấu kết với nhau để xách nhiễu tiền bạc nhân dân, lạm dụng quyền hành, sống chết mặc ai.
Đảng Cộng sản luôn nói rằng Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, nhưng thực chất Đảng chỉ lo cho Đảng, lo cho mấy ông trên Bộ Chính trị mà thôi. Tôi rất thất vọng về chế độ này! Tôi thấy xung quanh tôi có rất nhiều bạn cũng bị “mị dân” như tôi, tất nhiên không phải là bạn nào cũng nhận ra điều đó …”
Tiếp đến, thính giả trẻ này thuật lại câu chuyện để dẫn chứng rằng rất nhiều sinh viên không phân biệt được thế nào là phản động, thế nào là yêu nước; nhận thức của sinh viên Việt Nam còn kém. Và sau những chuyến về miền quê thì bạn G.N. nhận xét là
“Ở đâu, dân càng nghèo, càng học thấp thì càng tin vào Đảng. Lạy Trời cho đây không phải là chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Còn rất nhiều chuyện mà tận mắt tôi chứng kiến hàng ngày cho thấy hậu quả của cách tuyên truyền của Đảng Cộng sản, cách kiểm soát các báo đài khiến dân chúng nhận thức quá lệch lạc về thực tế xung quanh. Tôi và một số bạn hữu rất muốn làm một cái gì đó để thay đổi, nhưng không biết làm sao đây?” Khung cảnh trong nước còn lắm trở ngại, tuy nhiên thính giả Thương Việt tỏ ý mong muốn:
“Thời gian qua, tôi tiếp thu được rất nhiều điều từ quý đài, nhất là mục nói về dân chủ do các vị học giả giáo sư hoặc các sinh viên thanh niên phát biểu. Có những điều ở thời buổi này, không thể thố lộ vì cái ăn cái mặc luôn kề, không khéo bị mất thì trắng tay luôn! Chỉ có những người làm cách mạng thật sự mới dám nghĩ, dám làm.
Thưa quý đài, tôi muốn ngày càng có thêm nhiều vị đấu tranh đòi dân chủ thì công trình đấu tranh mới mong tăng tiến được. Như vậy thì cần có những phát biểu mạnh mẽ, những cách cụ thể và thiết thực, chẳng hạn như giới công nhân đấu tranh kiên quyết đòi mức lương công bằng …”
Việt kiều về nước làm ăn
Theo dõi thời sự, thính giả RFA có ý kiến sau khi nghe tin ông Trần Trường, một Việt kiều từng gây xáo động ở hải ngoại, về nước làm ăn nhưng cũng không tránh khỏi rắc rối khó khăn. Thính giả Huy Trần viết
“Những chuyện như thế này xảy ra rất thường ở Việt Nam vậy mà không hiểu sao vẫn có một số người quá ngây thơ!”
Mời quý vị tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Các thính giả Chánh Tâm, Tuấn Lê cũng nghĩ tương tự. Và thính giả Kent Trần từ California viết:
“Trong lúc trả lời phỏng vấn, ông Trần Trường nói rằng chính quyền Cộng sản xử không công bằng, không đúng luật. Tôi thấy tội nghiệp cho ông ta!”
Đó là chuyện về nước kinh doanh, còn về để giúp đỡ cho cuộc sống đồng bào trong nước thì thế nào? thính giả Xuân Mai ở Pháp viết:
“Tôi đã làm và đang làm thiện nguyện tại Việt Nam từ năm 1980 khi Nhà nước bắt đầu nhìn nhận là bất lực về tình trạng nghèo đói. Tôi hoan nghinh các tấm lòng hảo tâm nhưng đề nghị quý vị điều nghiên cẩn thận trước khi về …”
Trong số những lời nhắn để lại trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ tuần qua, có lời nhắn như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tuần qua, một thính giả cao niên là ông Nguyễn đình Quang cũng gắng liên lạc với anh em chúng tôi để nói rằng
“Qua những tường trình trên RFA hàng ngày về hoàn cảnh dân chúng trong nước hết đường sống chỉ vì tệ trạng tham ô cấu kết với nhau để xách nhiễu tiền bạc nhân dân, lạm dụng quyền hành, sống chết mặc ai.”
Sinh viên Mỹ bị hành hung
Nghe vụ một sinh viên Mỹ bị hành hung ở Hà Nội, một số thính giả như Minh Quốc, Khôi Lê, … email đến đài để bày tỏ cảm nghĩ. Thính giả Hoàng Minh phân tách tâm lý của nhiều người Việt còn mang quan niệm “làng xã”.
Thính giả Chính Trương thì suy luận về nguồn gốc vấn đề: “Vì sao dân Việt có thành kiến đối với người ngoại quốc?” Những điều trong tâm lý sâu xa, ông nói lên được qua lá thư thật hay, xin cám ơn ông Chính.
Ban Việt ngữ RFA cũng xin cám ơn tất cả quý vị thính giả về những cảm nghĩ chia sẻ với chúng tôi, cũng như về những ý kiến đóng góp cho chương trình.
Đến đây thư đã dài, Thy Nga xin ngừng, hẹn tái ngộ cùng quý thính giả trong mục này kỳ tới.
Những bài liên quan
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc từ chức của ông Đào Đình Bình
- Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp điều hành Bộ Giao thông Vận tải
- WB đánh giá cao vai trò của báo chí Việt Nam trong chống tham nhũng
- Phản ứng của người dân trước tin Bộ trưởng Đào Đình Bình từ chức
- Ai sẽ chịu trách nhiệm trong vụ Cầu Văn Thánh?
- Việt Nam không đạt được các chỉ tiêu kinh tế của 3 tháng đầu năm 2006
- Việt Nam phải trả khoảng 10 đến 11 tỉ đôla nợ nước ngoài trong 5 năm tới
- Người dân trong nước nghĩ gì về đại hội đảng sắp diễn ra?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 30-3-2006)
- Bi quan hay lạc quan trước tương lai giáo dục Việt Nam (bài 4)
- Tại sao Việt Nam có nhiều tiến sĩ giả? (Bài 3)
- Những điều cần làm ngay nhằm cải thiện ngành giáo dục Việt Nam (Bài 2)
- Nhận xét chung về nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam (bài 1)
- Chuyện dài vụ án PMU 18 và nạn tham nhũng tại Việt Nam
- Bộ Giao thông Vận tải ra lệnh kiểm tra nhiều công trình kém chất lượng
- Trao đổi thư tín với Thính giả (ngày 22-3-2006)
- Phản ứng của dân chúng về cách xét xử các vụ án liên quan đến cán bộ đảng viên
- Vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam qua vụ án PMU 18
- Hà Nội ngày nay: Các quan chức và những cô “con nuôi”
- Các thủ đoạn gian lận trong phòng thi ngày càng tinh vi hơn