Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 1-2-2007)

0:00 / 0:00

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Sự kiện thời sự Việt Nam nổi bật trong tuần qua, là về chuyến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Tòa thánh Vatican và được Đức Giáo hoàng Benedict 16 tiếp kiến, nên RFA Việt ngữ dĩ nhiên là nhận được nhiều thư thính giả và bạn đọc bày tỏ ý kiến.

NguyenTanDungPope200b.jpg
Đức Giáo Hoàng Benedict 16 tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại thư phòng ở Vatican hôm 25-1-2007. AFP PHOTO

Về việc này, bạn “Người Tân Định” và thính giả Tính Nguyễn là tín hữu Thiên Chúa giáo, đề nghị Tòa Thánh Vatican thành lập một Ủy ban điều tra để biết rõ hơn về hiện tình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Một số thính giả khác, như Vàng Massmann ở Đức, Lợi Trần ở Hoa Kỳ, và Hoàng Minh cho rằng chuyến đến yết kiến vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo chỉ là công tác ngoại vận của Hà Nội.

Giới trẻ ở hải ngoại cũng nói lên ý kiến về sự việc đó. Từ San Diego, Hoa Kỳ, bạn Hải Trần suy luận như sau:

“Tôi thật không hiểu đường lối Hành pháp và Lập pháp của chính quyền Việt Nam mặc dù Hiến pháp Nhà nước Cộng sản Việt Nam có bảo đảm tự do tôn giáo, và đã được Hoa Kỳ bỏ tên ra khỏi CPC nhưng sao vấn đề đàn áp tín ngưỡng vẫn còn nghiêm trọng tới nỗi ông Trần Việt Yên (trong ban điều hành báo điện tử “Tự do Ngôn luận”) phải gửi thỉnh nguyện thư lên Đức Giáo Hoàng trước khi Ngài tiếp Thủ tướng Việt Nam?

Tôi lớn lên ở Hoa Kỳ, một đất nước mà chỉ 1% dân số là theo Phật giáo, nhưng tôi chưa bao giờ bị đàn áp bởi một thành phần nào trong chính phủ Hoa Kỳ mà ngược lại, tôi đã học và hiểu rất nhiều về đạo Phật của gia đình mình qua sách vở trong trường, thư viện, báo chí, v.v. ..

Mong chính phủ Việt Nam cải thiện về quyền tự do tôn giáo của người dân, và cũng mong những bạn trẻ như tôi ở trong nước bảo vệ, giữ gìn lòng tin đạo của mình.”

Tôi thật không hiểu đường lối Hành pháp và Lập pháp của chính quyền Việt Nam mặc dù Hiến pháp Nhà nước Cộng sản Việt Nam có bảo đảm tự do tôn giáo, và đã được Hoa Kỳ bỏ tên ra khỏi CPC nhưng sao vấn đề đàn áp tín ngưỡng vẫn còn nghiêm trọng tới nỗi ông Trần Việt Yên (trong ban điều hành báo điện tử “Tự do Ngôn luận”) phải gửi thỉnh nguyện thư lên Đức Giáo Hoàng trước khi Ngài tiếp Thủ tướng Việt Nam?

Sau khi nghe các bài điểm qua 200 ngày làm việc đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó ghi nhận những cải tiến của ông cũng như những điều hạn chế đối với người dân, thính giả Sơn Lý nói về sự mâu thuẫn trong chiến dịch mà quan chức Việt Nam đưa ra để chống tham nhũng:

“Làm sao diệt trừ được Tham nhũng khi mà chính các quan chức cấp cao cũng không chứng minh nổi là tài sản to lớn của họ ở đâu ra?”

Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà

Một vấn đề tiếp tục được quan tâm là về Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà. Trong hai kỳ trước, chúng tôi đã trình đọc khá nhiều ý kiến của thính giả. Vừa rồi thì ban Việt ngữ RFA nhận được thư của ông Duy Viên định cư ở Milpitas, Hoa Kỳ. Ông cho biết là đã ngoài 70, thiếu phương tiện hiện đại vì thế, vẫn giữ lối cũ là viết tay và gửi Bưu điện.

Trong thư, ông phân tách kỹ Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương sử dụng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa vào “mục đích dân sự để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương”.

Căn cứ trên văn bản đó, ông dự liệu những chuyện có thể xảy ra, và kết thúc thư như sau:

"Hy vọng thân nhân, bạn bè của gần ba trăm ngàn quân nhân vị quốc vong thân, lên tiếng bảo vệ Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Hy vọng nhà cầm quyền lắng nghe sự thật, lẽ phải, công bằng; đừng nhân danh kinh tế, nhân danh chiến thắng, nhân danh vô thần mà tàn phá quê hương, hủy diệt niềm tin, hủy diệt văn hóa nhân bản của dân tộc, gieo thêm hận thù với cả linh hồn người chết lẫn người đang sống." Trải tâm tư trên 5 trang rưỡi viết tay, ông mong là may ra, có thể giữ lại di tích lịch sử đó.

(trả lời) Đọc những giòng thư mà ông tin cẩn gửi đến RFA Việt ngữ, chúng tôi cảm thông với những trăn trở của ông cũng như của nhiều vị khác về vấn đề Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ban Việt ngữ chúng tôi cũng mong nhận được thêm những tiếng nói cất lên về vấn đề này.

Chúng tôi chỉ tin là ông Nguyễn Tấn Dũng có thiện ý khi nào ông thả các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, bỏ vòng kiểm tra các tu sĩ Phật giáo, các mục sư Tin Lành và các linh mục. Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm được các việc đó thì tôi nghĩ là phần đông người Việt trong và ngoài nước sẽ hoan hô và ủng hộ ông!

Thính giả Alberto ở Pháp nhận định về tân thủ tướng Việt Nam: "Ông Nguyễn Tấn Dũng nói phát triển tự do dân chủ nhưng lại ra Chỉ thị 37 bóp nghẹt tự do báo chí, đồng thời kiểm soát thẻ điện thoại SIM, và siết chặt hơn nữa đối với những người dân sử dụng mạng thông tin Internet …

Chúng tôi chỉ tin là ông Nguyễn Tấn Dũng có thiện ý khi nào ông thả các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, bỏ vòng kiểm tra các tu sĩ Phật giáo, các mục sư Tin Lành và các linh mục. Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm được các việc đó thì tôi nghĩ là phần đông người Việt trong và ngoài nước sẽ hoan hô và ủng hộ ông!”

Phản hồi của bạn đọc về RFA

Về chương trình RFA Việt ngữ, thính giả Alberto cho biết ý kiến: "Chúng tôi rất quí mến RFA Việt ngữ, người Việt trong và ngoài nước trông mong thông tin trung thực của quí đài mỗi ngày.

Về phản ứng thì có người điềm tĩnh nhưng cũng có người vì trình độ kém, đâm ra nóng nẩy, giận dữ, xin quí đài hãy để cho họ nói lên tất cả tâm tư, diễn đạt sự oán hận chế độ. Cũng như tôi, tôi không thể nào nói ngọt được khi thấy nhiều gia đình tan nát, chết chóc; nhiều sự việc oan trái mà chính gia đình và bản thân tôi đã chịu quá nhiều đau thương

Tin của quí đài, chúng tôi ai cũng hoan nghênh, nhạc thơ cũng hay, hội luận các bạn trẻ rất thú vị. Nếu quí đài thêm được Vidéo như về cô Lily người Canada 100% mà hát nhạc Việt hay quá! Nếu có vidéo về các nhà dân chủ trong nước, hay vidéo Mục sư Nguyễn Công Chính bị tra khảo thì bài sẽ hấp dẫn hơn ngàn lần ...” Phản hồi của thính giả và bạn đọc rất cần cho chúng tôi để chương trình được phong phú và tốt đẹp hơn lên. Ban Việt ngữ RFA hoan nghênh mọi góp ý về chương trình dưới bất cứ góc độ nào, khen hay chê, miễn là sử dụng lời lẽ hoà nhã

Cám ơn bạn Alberto đã cho biết ý kiến. Đúng như bạn nói, những Vidéo clip mà chúng tôi đăng kèm theo bài viết, đứng rất cao trên danh sách các tiết mục được ưa thích. Chúng tôi luôn cố gắng để có nhiều video clip hơn nữa nhưng nhiều khi, điều kiện lại không cho phép, như quay cảnh Công an tra khảo Mục sư Nguyễn Công Chính (theo yêu cầu của bạn) thì làm thế nào đây?

Thành lập các trang Blog hay YouTube

Nhân đây, chúng tôi kêu gọi thính giả và bạn đọc trong cũng như ngoài nước gửi đến RFA Việt ngữ những âm thanh và hình ảnh mà quý vị có, và muốn được phổ biến. Quý vị có thể tự thành lập các trang Blog hay YouTube, và gửi địa chỉ truy cập, hay đường Link cho chúng tôi.

Về cách lập Blog thì xin xem trong phần “Hỗ trợ” trên Web RFA Việt ngữ. Còn nếu muốn đưa hình ảnh lên YouTube thì hãy vào website YouTube.com để thành lập một trương mục riêng cho mình.

Các vùng nông thôn đã và đang mất đất do nạn những công ty (cả trong và ngoài nước) đầu tư ồ ạt, đâu đâu cũng xây dựng … Một số nước tiên tiến đang đưa Việt Nam lên chín tầng mây vì quyền lợi kinh tế của mình. Chúng tôi biết cậy nhờ ai bây giờ?

Quý vị cũng có thể gửi trực tiếp cho chúng tôi về địa chỉ Vietweb@rfa.org Trường hợp gặp khó khăn thì xin cho biết. Điều quan trọng nhất là hình ảnh hay âm thanh phải trung thực và có ghi chú rõ ràng. Xin cảm ơn quý vị trước.

Cuộc sống của người dân

Nói về cuộc sống của đa số dân chúng trong nước thì RFA Việt ngữ nhận được thư của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là S.N.

“Đúng như những dự báo được quý Đài đưa ra từ lâu về việc sau khi Việt Nam gia nhập WTO, người dân trong nước, nhất là dân ở thôn quê sẽ còn khổ nhiều hơn. Tôi thấy bây giờ đúng quá.

Các vùng nông thôn đã và đang mất đất do nạn những công ty (cả trong và ngoài nước) đầu tư ồ ạt, đâu đâu cũng xây dựng … Một số nước tiên tiến đang đưa Việt Nam lên chín tầng mây vì quyền lợi kinh tế của mình. Chúng tôi biết cậy nhờ ai bây giờ? …" Email của bạn Tuyên tựa đề là "Chuyện vui buồn của người quê": "Ở chỗ của em, bắt sóng đài RFA khó lắm nhưng Ba em không bỏ sót một đêm nào. Thấy vậy, em mới lên mạng để download về cho ba em xem, ông thích lắm …

Các anh chị biết không, quê em bây giờ còn lạc hậu lắm vì thế, quan quyền lộng hành, tham nhũng cực kì, và làm việc rất quan liêu thành ra khi có việc cần chứng giấy tờ thì tìm họ rất vất vả …”

Bạn Tuyên còn tâm sự với chúng tôi về những khó khăn để chạy việc làm, có việc rồi thì lại phải o bế các cấp trên để có thể giữ được chỗ làm, … nhiều điều khổ lắm, bạn đã thân tình mà chia sẻ tâm tư, cám ơn bạn.

Trường hợp chị Nguyễn Anh Đào và luật sư Bùi Kim Thành

Nghe các vụ chị Nguyễn Anh Đào và luật sư Bùi Kim Thành bị tống vào nhà thương điên, chỉ vì khiếu kiện về nhà đất bị cưỡng đoạt, thính giả Lương Võ viết:

“Tuy được tiếng là sống trong một nước độc lập nhưng người dân Việt Nam phải hoàn toàn tuân theo Đảng và Nhà nước, nếu có lời phê bình hay chỉ trích thì bệnh viện tâm thần Biên Hòa sẽ là nơi biến họ thành kẻ điên thực sự!

Mời quý vị tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org

Các trường hợp chị Nguyễn Anh Đào và luật sư Bùi Kim Thành cần phải được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc để định chế này kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng những điều đã ký kết. Nhân quyền là quyền thiêng liêng của mọi người trên thế giới, quyền này phải được tôn trọng ở bất cứ thể chế nào, trong bất cứ nền văn hóa nào.

Việt Nam không thể lấy cớ là khác biệt về văn hóa để tùy tiện chà đạp nhân quyền của người dân, và tuyên bố rằng đó là chuyện nội bộ của Việt Nam, các nước khác cũng như Liên Hiệp Quốc không có quyền can thiệp tới.

Dùng nhà thương điên để cầm giữ những người bất đồng ý kiến! Những hành vi lạm dụng thế lực và tham nhũng của các viên chức Việt Nam không thể nào chấp nhận được vào Thế kỷ 21 này.”

Về tin một Việt kiều Mỹ mở trường quốc tế tại Hà Nội bị buộc tội là biển thủ và bắt giữ đã hơn 8 tháng nay, thính giả Thanh Hùng có lời nhắn bà con hải ngoại là hãy rất thận trọng khi đầu tư vào Việt Nam kinh doanh.

Những thư từ khác

“Diễn đàn bạn trẻ” do Trà Mi điều hợp nhận được yêu cầu như lời nhắn trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ vào tuần qua

Phone call from a group of young people in Houston Và lá email từ Đức của bạn Huỳnh: "Chiều nay sau giờ làm việc, tôi mệt mỏi vô cùng nhưng khi nghe "Diễn đàn bạn trẻ" thì tôi khoẻ lại nhiều! Cám ơn cô Trà Mi, đặc biệt là cám ơn bạn Thanh ở Saigon, bạn đã diễn đạt đúng ý tôi mà còn biết dùng từ ngữ rất vui và ý nhị. Tôi vừa nghe vừa cười thoải mái một mình (giống như khùng).

Bạn làm tôi nhớ lại những bài phỏng vấn của anh Việt Long với bạn Lê Phương ở Hà Nội ghê đi! Tôi rất mong bạn Lê Phương và bạn Thanh đến với Đài thường xuyên để thính giả có dịp thưởng thức tài nói chuyện của hai bạn.”

Xem email mà chúng tôi cũng cười theo đấy. Sẽ cố gắng mời các bạn Lê Phương và Thanh nhiều hơn, như yêu cầu của bạn.

Các trường hợp chị Nguyễn Anh Đào và luật sư Bùi Kim Thành cần phải được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc để định chế này kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng những điều đã ký kết. Nhân quyền là quyền thiêng liêng của mọi người trên thế giới, quyền này phải được tôn trọng ở bất cứ thể chế nào, trong bất cứ nền văn hóa nào.

* Bạn M.G. ở trong nước "là một thính giả yêu mến chương trình Radio hàng ngày của quý đài. Từ lâu nay, nghe RFA là một trong các nguồn vui, an ủi tôi trong cuộc sống! Tôi chưa hình dung nổi, nếu thiếu đi nguồn vui từ việc nghe bản tin của quý đài (mặc dù bận công việc khiến tôi không nghe được thường xuyên) thì tôi sẽ ra sao nữa?"

Bạn quá khen tuy nhiên … chúng tôi cũng xin nhận bằng cả hai tay dang rộng, và cám ơn bạn đã dành cho cảm tình ưu ái. Thế này thì chúng tôi còn phải làm việc lâu nữa!

Mười ngày nay ở đây tuyết giá, lạnh khủng khiếp nhưng lá email của bạn đem đến sự ấm áp cho chúng tôi đấy!

Về chuyện truy cập Web RFA Việt ngữ và download bị khó khăn thì thưa bạn cũng như toàn thể bạn đọc là tuần trước, Server của RFA bị trục trặc vì vậy, chương trình không được update nhanh chóng. Cách nay hai ngày thì Website của chúng tôi đã trở lại bình thường. * Cũng từ trong nước, bạn Hải "rất hoan nghênh quý Đài đã gởi tin bằng email cho tôi. Tôi có thể nghe lại chương trình bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi. Ngoài ra, tôi có thể dùng đường dẫn của quý đài để kết nối vào nhiều trang Web khác mà ở Việt Nam không thể nào truy cập được. Nếu tôi được tiếp cận thông tin đa chiều từ thế giới bên ngoài thì thật tuyệt!"

Bạn Quang Trung cũng cho hay là nhờ các đường Link kèm theo “Bản tin hàng ngày” mà bạn nghe được làn sóng RFA mỗi ngày, lại còn biết thêm các trang Web khác với những tin tức mà ít nghe được ở Việt Nam.

“Xin tiếp tục cống hiến những món ăn tinh thần hàng ngày, sẽ có thêm nhiều người được biết sự thật trong đất nước đang thay đổi …”

(trả lời) Vâng, cuộc sống dân chúng trong nước nay đã có phần khá hơn về vật chất, nhưng tiếc là về tinh thần thì vẫn còn nhiều hạn chế.

“Bản tin hàng ngày” mà chúng tôi gửi đến hơn một trăm ngàn người, không những đưa thông tin mà còn có công dụng như các bạn Hải và Trung nói đấy, cho nên quý vị nào muốn nhận “Bản tin hàng ngày” hãy email đến vietweb@rfa.org nhé.

Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.