Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Trong mục Thư Tín tuần trước, chị Thy Nga đã thông báo cùng quí vị về sự thay đổi các băng sóng phát thanh. Tính từ ngày Chúa Nhật 11 tháng Ba vừa rồi cho đến hết mùa hè, chương trình Việt ngữ RFA được phát đi trên các làn sóng ngắn.

- Buổi sáng : từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 giờ Việt Nam, băng tần 19, 22, 25 và 41 mét. - Buổi tối: từ 9 giờ đến 10 giờ tối giờ Việt Nam, băng tần 25, 31 và 49 mét.
Và cũng kể từ hôm nay trở đi, Thanh Trúc hân hạnh được thay mặt chị Thy Nga để phụ trách mục Thư Tín gởi đến quí thính giả.
Mở đầu là thư của thính giả tên Thịnh Nguyễn: "Tôi muốn vào trang web của quí đài nhưng không thể nào vào được, vậy mong quí đài hướng dẫn cho tôi vào được trang RFA, để biết được nhiều thông tin bổ ích mà đảng không bao giờ nói ra. Tôi xin chân thành cảm ơn quí đài."
Trả lời: Chúng tôi sẽ gởi bản tin hàng ngày đến hộp thư email của ông. Trong bản tin hàng ngày chúng tôi có kèm theo các đường dẫn để giúp ông vượt qua tường lửa.
Tiếp theo là thư của một thính giả ký tên On Nguyễn: "Quí anh chị có thể giúp cho chúng tôi nếu có thể xin cho chúng tôi danh sách các dân biểu tại Hoa Kỳ, hoặc các giới chức, các tổ chức ở các nước, những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam. Mong qúi anh chị cung cấp cho, rất mong tin quí đài."
Trả lời: Thưa ông, một số các vị dân biểu hàng quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam là ông dân biểu Chris Smith, tác giả của Dự thảo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam tại hạ viện, nữ dân biểu Loreatta Sanchez, từng bị nhà cầm quyền Việt Nam đôi ba lần khước từ visa nhập nội, dân biểu Ed Royce, dân biểu Zoe Lofgren, dân biểu Frank Wolf.
Quí anh chị có thể giúp cho chúng tôi nếu có thể xin cho chúng tôi danh sách các dân biểu tại Hoa Kỳ, hoặc các giới chức, các tổ chức ở các nước, những ai quan tâm đến tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam. Mong qúi anh chị cung cấp cho, rất mong tin quí đài.
Các tổ chức tranh đấu cho quyền con người thường lên tiếng về tình trạng thiếu nhân quyền và thiếu tự do tôn giao ở Việt Nam là Human Right Watch, Freedom House, Freedom Now ở Hoa Kỳ, Amnesty International ở Anh quốc, Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tụ DoTôn Giáo Thế Giới ở Washington DC, Reporteurs Sans Frontìeres ở Pháp.
Đây là những tổ chức quốc tế có uy tín. Họ không chỉ quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, kể cả Hoa kỳ và các nước tiên tiến khác nữa.
Nhân quyền tại Việt Nam
Bức thư thứ ba của thính giả Hồ Thanh mail cho chúng tôi, nội dung như sau: "Trong tuần qua, trên mục chính trị của báo Thanh Niên số ra ngày 14 tháng Ba có đăng bài viết về việc ông thứ trưởng công an Nguyễn Văn Hưởng, được đài RFA trích đọc vào ngày sau.
Trong bài viết ấy có ghi lại một câu của ông thứ trưởng công an Nguyễn Văn Hưởng với ông phó đại sứ Mỹ: Quan niệm về quyền tự do ngôn luận, hội họp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không khác biệt đáng kể. Việt Nam chưa bao giờ ngăn cản người dân thực hiện quyền tự do phát biểu của mình.
Thế là ông Hưởng đã bác bỏ lời biện bạch trước báo chí quốc tế của bà Phan Thuý Thanh, phát ngôn nhân bộ ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trước đây và người đương nhiệm là ông Lê Dũng. Khi bị công luận chỉ trích vi phạm nhân quyền, các vị ấy luôn luôn trả lời rằng mỗi nước có tiêu chuẩn nhân quyền khác nhau, Mỹ không thể áp đặt đường lối nhân quyền của Mỹ lên cho người Việt Nam được. Ôi! lời nói thay đổi nhanh như chong chóng, khó biết đâu mà nghe.
Trả lời: Thưa ông, nhân quyền và những vấn đề cơ bản về quyền dân sự ở Việt Nam là chuyện cực kỳ tế nhị nhạy cảm mà những người phát ngôn của nhà nước Việt Nam phải đương đầu hàng ngày. Họ trả lời sao thì là chuyện của họ thôi.
Riêng với chúng tôi, trong tư cách một đài điền thế, RFA cố làm tròn phận sự thông tin của mình bằng những tin tức trung thực về tình trạng nhân quyền hay tôn giáo trong nước, chứ dứt khoát không nhắm đả phá bất cứ một chính phủ hay cá nhân nào, như chúng tôi vẫn thường xác định.
Hy vọng khi bước vào sân chơi thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tôn trọng những quan điểm khác biệt, sẽ khoác vào cho mình chiếc áo của sự thật và sự minh bạch. Đó là điều tất yếu, là hướng mà Việt Nam phải đi tới.
Trong bài viết ấy có ghi lại một câu của ông thứ trưởng công an Nguyễn Văn Hưởng với ông phó đại sứ Mỹ: Quan niệm về quyền tự do ngôn luận, hội họp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không khác biệt đáng kể. Việt Nam chưa bao giờ ngăn cản người dân thực hiện quyền tự do phát biểu của mình.
Đài Á Châu Tự Do
Một thính giả ký tên là Đồng Tiến Dũng nếu chúng tôi không lầm, và nếu phát âm không đúng xin bỏ qua cho vì tên không bỏ dấu, viết rằng:
“Lâu nay theo dõi RFA tôi thấy rằng RFA ngoài những tin nói về cuộc sống người dân, thời sự trong nước, quốc tế, kinh tế, văn hoá … còn đưa tin về phong trào dân chủ ở Việt Nam, loại tin tôi thấy thích thú và thường theo dõi.
Vấn đề tôi không hiểu chính là ở chổ: Nếu đài không đả động gì đến vấn đề nhạy cảm này thì thì tôi thấy đài cũng không khác gì các phương tiện truyền thông trong nước là mấy, đàng này lại khác.
Vì thế tôi thắc mắc nếu những người đấu tranh cho dân chủ bị sách nhiễu thậm chí tù đày thì những người đưa tin sẽ bị làm sao? Lẽ thường nếu RFA mà ở trong nước thì có lẽ sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.
Nhưng đài ở mãi tận Washington DC, nên họ chẳng làm được gì ngoài hai việc phá sóng và firewall (nhưng những người như tôi vẫn vào được thoải mái).”
Trả lời: Thưa ông, cũng may là RFA phát đi từ Washington về Việt Nam nên tránh khỏi số phận bị xử lý như những tiếng nói đối lập trong nước.
Chúng tôi ghi nhận ý kiến của ông những nghĩ cho cùng nếu không có những đài điền thế như RFA liệu ai sẽ nói giùm tiếng nói của những tù nhân lương tâm hoặc những tín đồ tôn giáo bị bách hại trong nước.
Chuyện nhà nước Việt Nam phá sóng hoặc dựng tường lửa để ngăn chận là công việc của họ, chuyện đưa tin là trách nhiệm của người làm truyền thông. Đài RFA chúng tôi tự hào đã đưa tin khách quan, trung thực mà chúng tôi luôn coi là nguyên tắc chỉ đạo của truyền thông.
Ở đây phải chăng chúng ta nên cảm kích và kính trọng những tiếng nói can trường chỉ vì dám nói thẳng nói thật bất chấp mọi khó khăn xảy đến cho họ.
Đó là nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai luật sư trẻ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ, cựu chiến binh Lê Trí Tuệ, vị lãnh đạo tinh thần bất bạo động của Phật Giáo là hoà thượng Thích Quảng Độ chẳng hạn và bao người nữa mà chúng ta không biết tên!
Đến đây là ý kiến của một thính giả góp ý vào hộp thư thoại, mời quí vị nghe: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Chúng tôi cũng đã nhận được lời nhắn qua hộp thư thoại của hai nữ thính giả: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cháu rất may mắn được ra định cư ở nước ngoài hơn 13 năm rồi, đó cũng là cơ hội để cháu được mở mang kiến thức, cơ hội thu thập và nghe kể lại về lịch sử của Việt Nam Cộng Hoà mình. Cho nên cháu có ý kiến để nói ý nguyện của mình là cháu rất mong mỏi được RFA thông tin về Việt Nam cho đồng bào Việt Nam của mình, nhất là các tuổi trẻ.
Thư ủng hộ
Và sau cùng, từ Finland, bạn trẻ Lê Quốc Phong viết cho chúng tôi: "Cháu bắt đầu nghe đài RFA khoảng hơn một năm nay, không chỉ riêng cháu mà tất cả gia đình của cháu ai cũng thích nghe đài RFA này hết. Nhất là giọng nói của ácc cô chú đọc tất là êm ái và nghe phê làm sao đó.
Cháu rất may mắn được ra định cư ở nước ngoài hơn 13 năm rồi, đó cũng là cơ hội để cháu được mở mang kiến thức, cơ hội thu thập và nghe kể lại về lịch sử của Việt Nam Cộng Hoà mình.
Cho nên cháu có ý kiến để nói ý nguyện của mình là cháu rất mong mỏi được RFA thông tin về Việt Nam cho đồng bào Việt Nam của mình, nhất là các tuổi trẻ."
Trả lời: Em Lê Quốc Phong thân mến, những gì em mong ước thì RFA đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lâu nay. Cảm ơn em đã cố gắng viết cho chúng tôi bằng tiếng Việt dẫu như còn phạm một vài lỗi chính tả.
Nếu thường xuyên nghe đài thì Phong có đồng ý rằng mục Diễn Đàn Bạn Trẻ hàng tuần chính là sân chơi dân chủ mà RFA mời gọi giới trẻ trong nước tham gia hay không? Chúc em vui khỏe.
Trong tuần qua, chúng tôi đã nhận được hai cuốn sách: Nguồn Cội Văn Hoá Thần Minh Đại Việt, của tác giả Phạm Tường, do ông Nguyễn Văn Trần gởi tặng.
Cuốn Mê Kông, Dòng Sông Nghẽn Mạch của tác giả Ngô Thế Vinh do nhà xuất bản Văn Nghệ Mới gửi tặng. Xin trân trọng cám ơn átc giả Pham Tường, Ngô Thế Vinh và ông Nguyễn Văn Trần cùng nhà xuất bản Văn Nghệ Mới.
Chúng tôi cũng nhận được bản thảo cuốn Hồi Ký Một Nạn Nhân Chế Độ Cộng Sản Việt Nam của một tác giả trong nước, và các bài viết của ông Đạt Nguyễn cho mục Diễn Đàn. Xin trân trọng cảm ơn.
Thưa quí vị, về những thư thắc mắc có tính cách cá nhân như trường hợp thính giả Trần Thị Thu Hà hay thính giả Ti Trần ở Canada thì chúng tôi xin phép được email riêng trở lại để mong có thể giúp quí vị phần nào.
Mục Thư Tín tuần này xin tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc cùng toàn ban Việt Ngữ RFA xin thân chào, hẹn tái ngộ quí thính giả sáng thứ Năm tuần tới.