Minh Thuỳ, đặc phái viên đài RFA
Văn học trên mạng hay là văn chương mạng đã trở thành một nhu cầu của đời sống văn chương hôm nay. Những websites văn học, những tạp chí văn chương mạng xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức về văn, thơ, triết học cho mọi tầng lớp bạn đọc. Qua văn chương mạng một số cây viết mới đã xuất hiện tạo thành hiện tượng khá đặc biệt trong văn học.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng văn chương mạng không thể nào cạnh tranh nổi với văn chương truyền thống sách, báo giấy. Minh Thùy có dịp trao đổi với cô Đinh Từ Bích Thúy, một nhà văn trẻ đang là thành viên ban biên tập của một tạp chí văn chương mạng là tạp chí Da màu về vấn đề này. Mời quí vị theo dõi bài phỏng vấn sau đây.
Đinh Từ Bích Thúy tốt nghiệp cử nhân danh dự song khoa văn chương Anh Pháp năm 1984 và tiến sĩ Luật năm 1987 tại University of Virginia, hiện hành nghề luật trong Bộ Giao Dịch Cổ Phần Hàng Hóa (Commodity Futures Trading Commission) của chính quyền liên bang Hoa Kỳ.
Viết tiểu luận, phê bình phim và dịch thơ trong hai ngôn ngữ Việt, Anh. Gần đây, cùng với Martha Collins, đã dịch hợp tuyển thơ Cốm Non (Green Rice) của Lâm Thị Mỹ Dạ, được tuyển chọn trong danh sách Kiriyama Notable Book của năm 2006. Hồi ký Luggage and Shoes đã được in lại trong bộ textbook cho học sinh trung học, Asian American Writers và trong tuyển tập Once Upon A Dream: Twenty Years of Vietnamese-American Experience.
Sự cần thiết
Minh Thùy: Chào Bích Thúy, như tôi được biết, ban đầu chị đến với Tạp chí Da màu như một cộng tác viên, sau đó chị là thành viên ban Biên tập của trang web Tạp chí Da màu, tạp chí văn chương mạng đang thu hút sự chú ý của bạn đọc và người viết ở Việt Nam cũng như hải ngoại, theo nhận định của chị thì sự hiện diện của văn chương trên mạng có thực sự cần thiết cho người đọc, người viết không? Lý do ?
Bích Thúy: Văn chương mạng rất cần thiết trong đời sống hiện nay vì nhiều ngưòi ở đây và Việt Nam đều lên mạng đọc những trang web như Talawas, Tiền Vệ và bây giờ là Da màu (www.damau.org) nhiều ngưòi chú ý đến vì trên đó có trao đổi ý kiến giữa những người trong nước và nước ngoài, không phải chỉ ở Mỹ, Úc, Đức thôi mà ở bất kỳ nơi nào có người Việt, như vậy văn chương mạng rõ ràng rất quan trọng trong thời điểm hiện nay
Cái lợi điểm thứ nhất là sự nhanh chóng, nếu mình có 1 tác phầm muốn in ra thì thời gian phải kiếm 1 nhà xuất bản đồng ý xuất bản cuốn sách có thể lâu, hoặc phải có người chịu xuất bản sách đó, nhất là ở trong nước thì không hiểu muốn xuất bản sách mình phải qua những chặng như kiểm duyệt hay phải có đề tài hợp với không khí, nhu cầu ở Việt Nam hay không.
Minh Thùy: Đến nay thì văn chương mạng đã trở nên rất phổ biến, người đọc không cần mất một món tiền hay mất thì giờ đi tìm mua cuốn sách hay tiểu thuyết nào đó, họ chỉ cần vào Internet là có thể tìm ra những tác phẩm kinh điển hay hiện đại, thậm chí những tác phẩm chưa phát hành trên giấy báo để xem.
Nhiều người viết, nhất là những tác giả trẻ có khuynh hướng đưa tác phẩm mình lên mạng, như vậy văn chương mạng có những điểm thuận lợi hay hạn chế nào so với văn chương trên giấy/báo?
Bích Thúy: Cái lợi điểm thứ nhất là sự nhanh chóng, nếu mình có 1 tác phầm muốn in ra thì thời gian phải kiếm 1 nhà xuất bản đồng ý xuất bản cuốn sách có thể lâu, hoặc phải có người chịu xuất bản sách đó, nhất là ở trong nước thì không hiểu muốn xuất bản sách mình phải qua những chặng như kiểm duyệt hay phải có đề tài hợp với không khí, nhu cầu ở Việt Nam hay không.
Nhưng nếu tác phẩm đó đưa lên mạng thì thời gian sẽ co rút lại hơn, không lo bị kiểm duyệt hay có hợp với nhu cầu không, được đưa lên mạng ngay, nhiều người ở khắp mọi nơi đọc được, đó là lợi điểm. Nếu đó là người viết hay thì sẽ được biết đến nhanh chóng hơn là sách in ra chờ đợi ai có thì giờ để đọc.
Nhưng lại có yếu điểm của văn chưong mạng là khía cạnh về tác quyền, mà người khác nghĩ rằng văn chương mạng ê hề, chỗ nào cũng có, dễ dàng, nên không có giá trị như in ra sách. Hay có người nghĩ là lên mạng đọc rồi in ra một truyện ngắn thì cái tờ giấy in ra như vậy không được kính trọng như là quyển sách. Văn chương mạng vừa có tiện lợi vừa thích nhưng có người cho là nó không được quí như cái gì khó khăn hơn.
Thuận lợi, nhanh chóng
Minh Thùy: Một tác phẩm đưa đến nhà xuất bản ở trong nước thường phải qua nhiều khâu, còn ở nước ngoài thì có phải qua nhiều khâu làm chậm trễ hay gặp khó khăn nào không? Và việc đưa các tác phẩm lên mạng thì mình có thể tu chỉnh, sửa chửa khi cần thiết, như vậy thì thuận lợi hơn là khi in tác phẩm lên sách báo không?
Bích Thúy: Văn chương đưa lên mạng thì nhanh chóng, không phải chờ đợi 6 tháng đến 1 năm. Nhưng khi rút ngắn như vậy thì có thể có những sơ sót thì mình có thể lên mạng sửa, tu chỉnh lại để có một văn bản tốt hơn cho độc giả, và có thể chỉnh đến khi nào vừa ý.
Còn qua sách in thì không làm ngay được như vậy vì có những chặng, thời gian, phải đợi đợt in đó qua xong rồi thì nếu có gì cần tu bổ mới cho in vào lần thứ hai.
Người viết đăng lên một đoạn văn, độc giả gửi ý kiến đến nói là thích cái này...thì chính audience, chính khán giả là những editor của mình. Nhờ những phản ứng như vậy mà mình có thể uyển chuyển làm cho thể thức văn chương của mình hợp với thị hiếu, với nhu cầu, mình có thể làm như vậy trong cộng đồng Việt Nam với những người còn đọc văn chương Việt Nam.
Thật sự về sách in ở bên này có khi còn lâu hơn ở Việt Nam, có người có kinh nghiệm về việc xuất bản ở Việt Nam cho biết một quyển sách có thể in ra trong vòng 3 đến 6 tháng nếu hợp với nhu cầu, còn ở Mỹ thường từ 1 đến 2 năm vì phải qua nhiều chặng, Mỹ rất kỹ chuyện edit và tu chỉnh văn bản. Một tác giả có sách in trong dòng chính thì được nhiều người biết đến, có giá trị hơn nữa nếu sách được bày bán ở tiệm sách lớn, như vậy thì sách in vẫn có lợi điểm.
Tuy nhiên cả hai sách in và văn chương mạng đi cùng với nhau, song song nhau vì cũng có trường hợp những nhà văn chưa có thế đứng ở dòng văn học chính thì nhiều khi họ cũng xuất bản những bài ngắn trên website của họ, dần dần được chú ý, từ đó những bản văn, essay, nhận định của họ được thu vào sách và in ra. Có vài trường hợp xảy ra như vậy.
Minh Thùy: Có một nhà văn trẻ là nhà văn Trang Hạ, là người đã đưa các tác phẩm của mình trước tiên lên mạng, thu hút đông đảo bạn đọc, từ đó Trang Hạ có cuốn sách đầu tiên xuất bản "Những đốm lửa trên vịnh Tây tử" chuyển từ blog sang sách. Theo chị qua văn chương mạng có thể phát hiện và xây dựng những cây viết mới đáng chú ý cho văn học không?
Bích Thúy: Chuyện đó có thể xảy ra được vì môi trường văn chương mạng như là môi trường thử nghiệm, lúc nào cũng tu bổ được. Người viết đăng lên một đoạn văn, độc giả gửi ý kiến đến nói là thích cái này...thì chính audience, chính khán giả là những editor của mình.
Nhờ những phản ứng như vậy mà mình có thể uyển chuyển làm cho thể thức văn chương của mình hợp với thị hiếu, với nhu cầu, mình có thể làm như vậy trong cộng đồng Việt Nam với những người còn đọc văn chương Việt Nam.
Hữu ích cho vấn đề biên khảo
Minh Thùy: Sự phát triển của văn chương mạng có đóng góp gì cho công việc biên khảo hay phê bình văn học không?
Bích Thúy: Văn chương mạng rất hữu ích cho vấn đề biên khảo tại vì trên mạng bây giờ có nhiều cái data base. Ngay ở trang web Talawas có nhiều bài có giá trị từ nhiều năm nay rồi, có nhiều đề tài khi cần cho biên khảo có thể vào Talawas để xem lại bài cũ, như nhiều bài về nữ quyền, bài về ông Phan Khôi.
Tiền Vệ cũng là nơi để vào research, và nhiều website khác, như gần đây có một website gọi là Wikiviệt, trong đó có nhiều đề tài văn chương hay lịch sử Việt Nam cũng là một chỗ có nhiều tài liệu dùng được, giúp cho một nhà phê bình làm tốt hơn và chính xác công việc biên khảo.
Dù muốn dù không có 1 quyển sách trên tay cũng thích, không phải lúc nào mình cũng có computer trừ phi có được computer tiện như quyển sách mà kỹ thuật chưa đến được như vậy. Dù sao với những người đã quen với 1 môi trường nào thì cũng khó bỏ, vì thế hai môi trường này sẽ hiện hữu song song.
Minh Thùy: Tuy nhiên có vấn đề khác mà nhiều người đang lo ngại là văn chương mạng có tính cách "ảo" nên tác giả cũng như ban biên tập trang tạp chí văn chương mạng dễ đi đến sự ngộ nhận, ảo tưởng về khả năng chính mình, dễ dãi với việc sáng tác hay biên tập trang web của mình. Chị thấy điều này có nguy hại không?
Bích Thúy: Thật sự việc cân nhắc phẩm chất từng tác phẩm trên một trang web không khác sự cân nhắc cho một tờ báo văn chương khi in ra. Như trong trường hợp tạp chí Da màu thì những tác giả đến với mình cũng có tên tuổi rồi, còn những người mình chưa biết thì có sự cân nhắc chứ không phải hễ nhận được tác phẩm là đăng vì cần phải biết nó có quality và hợp với đường lối của tạp chí.
Nếu ai nghĩ rằng cứ gửi tác phẩm lên mạng thì thu hút độc giả, thực sự nhu cầu đó cũng liên hệ phẩm chất của tác giả, nếu không viết hay nữa thì số người vào website đó sẽ giảm dần đi. Hay nếu mình không cập nhật web site thường xuyên, thì dù có bài hay mà chỉ có mấy bài đó, số lượng đó thì rồi mình cũng mất độc giả, nghĩa là phải có đủ phẩm và lượng mới giữ được sự thu hút của độc giả. Hai môi trường văn chương mạng và văn sĩ đến với web cũng tự chọn nhau.
Ảnh hửơng đến văn chương trên giấy báo
Minh Thùy: Có nhiều ý kiến cho rằng văn chương mạng đến lúc nào đó sẽ thay thế hoàn toàn hay xóa sổ văn chương trên giấy báo, chị suy nghĩ thế nào về ý kiến này?
Bích Thúy: Nếu chuyện đó có xảy ra thì cần có thời gian dài. Hai môi trường đó sẽ vẫn tồn tại và cần có cả hai, chứ không phải vì có văn chương mạng mà nó sẽ thay thế hoàn toàn văn chương sách/báo.
Dù muốn dù không có 1 quyển sách trên tay cũng thích, không phải lúc nào mình cũng có computer trừ phi có được computer tiện như quyển sách mà kỹ thuật chưa đến được như vậy. Dù sao với những người đã quen với 1 môi trường nào thì cũng khó bỏ, vì thế hai môi trường này sẽ hiện hữu song song.
Có những tờ báo thịnh hành ở Mỹ có 2 version như tờ văn chương nổi tiếng ở đây New Yorker hay là Alantic monthly có cả 2 ấn bản trên mạng và tờ báo cầm trên tay. Vì vẫn có nhiều người thích có tờ magazine nhận được hàng tuần mà những tờ báo này cũng có trên mạng, người Việt Nam nếu biết để vào mạng đọc được báo thì rất tốt vì mua báo ngoại quốc thì rất mắc, có khi không nhập cảng, thì nếu đọc trên mạng thì không khác gì với người được đọc sách báo ở đây.
Theo Thúy, một người viết văn thì phải có trách nhiệm với xã hội và có liên quan đến chính trị nữa. Nhiều người nghĩ văn chương không ăn nhập gì với chính trị, nhưng nếu là một nhà văn hữu hiệu phải để ý những chuyện bên ngoài, không thể nói sứ mệnh của tôi là chỉ cho nghệ thuật, phải có trách nhiệm với những gì xảy ra chung quanh.
Vai trò của nhà văn, ban biên tập
Minh Thùy: Là một nhà văn và là biên tập viên của tạp chí Da màu, tạp chí văn chương trên mạng thì Thúy có suy nghĩ gì về vai trò của nhà văn cũng như ban biên tập các trang văn chương mạng ?
Bích Thúy: Theo Thúy, một người viết văn thì phải có trách nhiệm với xã hội và có liên quan đến chính trị nữa. Nhiều người nghĩ văn chương không ăn nhập gì với chính trị, nhưng nếu là một nhà văn hữu hiệu phải để ý những chuyện bên ngoài, không thể nói sứ mệnh của tôi là chỉ cho nghệ thuật, phải có trách nhiệm với những gì xảy ra chung quanh.
Những nhà văn tây phương sống trong nước thanh bình phải đi đến những nước loạn lạc khác mới cảm thấy có ý nghĩa cho kinh nghiệm mới, để có kinh nghiệm đau khổ mới viết được. Như Camus đã nói: “Nếu lúc nào đó tôi chỉ là nhà văn thôi thì tôi sẽ không viết được nữa”.
Mình là người Việt Nam theo Thúy nghĩ thời thế chọn mình, cho nên sứ mệnh của người cầm bút còn lớn hơn, cho nên khi làm văn chương mạng Thúy rất để ý đến chuyện xã hội và chính trị, không tách rời ra được. Nhà văn phải có lương tâm, nói lên những gì cần phải nói, đừng có sợ, phải thẳng thắn với những điều cần nói lên, mình phải nghĩ như vậy.
Minh Thùy: Cám ơn Bích Thúy đã trả lời buổi phỏng vấn hôm nay.