Người dân địa phương phong tỏa một nhà máy sản xuất tấm gỗ nhân tạo tại Nghệ An
2006.01.17
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Một nhà máy sản xuất tấm gỗ nhân tạo tại Nghệ An do gây ô nhiễm, vào cuối tuần qua, đã bị dân chúng địa phương phong tỏa không cho nhập nguyên liệu vào để sản xuất. Vì sao xảy ra cớ sự? Gia Minh liên lạc với các bên liên quan và có bài tường trình sau.
Bài báo ‘Dân vây nhà máy ô nhiễm’ được một số báo trên mạng loan đi vào cuối tuần qua. Nhà máy bị vây thuộc Công ty TNHH tấm gỗ Nhân tạo Việt Trung đặt tại xã Nghĩa Quang, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là công ty liên doanh giữa phía Trung Quốc và Việt Nam.
Ông Bùi Văn Đông, bí thư xã Nghĩa Quang cho biết thông tin về liên doanh này như sau: “Phía Trung Quốc 93% vốn còn Việt Nam chỉ 7%. Dự án triển khai mà xã và huyện không biết.”
Mức độ ô nhiễm ngày càng tăng
Ông bí thư xã cho biết thì sản phẩm của nhà máy là là loại gỗ tấm để làm ra trang thiết bị mộc gia dụng, và 705 thành phầm được xuất bán vào thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 5 năm 2004. Thế nhưng sau một thời gian thì tình hình ô nhiễm đã xảy ra. Ông Bí thư xã Bùi Văn Đông nói về tình hình ô nhiễm đó: “Theo kết quả kiểm tra quan trắc thì có ba loại ô nhiễm: bụi, tiếng ồn, nước thải.”
Mức độ ô nhiễm thì mỗi ngày một tăng như phát biểu của một người dân tại ngay xã Nghĩa Quang cho biết: “Bụi nhiều lắm.”
Không chỉ riêng người dân tại xã Nghĩa Quang, mà dân ở xã Thái Hòa cách đó cũng nhiễm bụi: “Bụi trắng theo gió bay sang.”
Tin cho hay tình hình ô nhiễm nghiêm trọng hơn khi nhà máy tăng công xuất hoạt động lên 24 tiếng/ngày. Vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái chừng 200 dân đã kéo đến nhà máy yêu cầu khắc phục ô nhiễm.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Lúc đó ông Lê Văn Kiệm thay mặt nhà máy đã hứa đến khi nào khắc phục được sự cố mới cho vận hành lại. Thế nhưng sau đó nhà máy vẫn tiếp tục. Thao các báo loan tin, thì dân chúng địa phương đã tự lập thành một đội bảo vệ thay phiên nhau trực trước cổng nhà máy không cho vận chuyển nguyên liệu vào.
Phía chính quyền nói gì?
Ông bí thư Bùi Văn Đông nói về việc dân tập trung lên huyện để yêu cầu buộc nhà máy ngưng sản xuất cho đến khi hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu: “Chừng 150 người dân kéo lên huyện và được hứa sẽ giải quyết nên đã về nhà rồi.”
Phó giám đốc nhà máy, ông Lê Văn Kiệm, thừa nhận về tình trạng nhà máy gây ô nhiễm; tuy nhiên theo ông thì chỉ vượt một số chỉ tiêu thôi chứ không phải tất cả: “Có gây ô nhiễm nhưng chỉ một số chỉ tiêu thôi và nay ngưng hoạt động.”
Trong tình hình nhà máy phải ngưng sản xuất thì sô công nhân làm việc phải nghỉ và những người dân cung cấp gỗ cho nhà máy cũng bị gián đoạn. Vậy những điều này ảnh hưởng ra sao đến đời sống người dân: “Người bán gỗ thì có thể bán cho lò gạch, công nhân thì về với gia đình."
Riêng khả năng khắc phục tình trạng ô nhiễm tại nhà máy của công ty TNHH tấm gỗ nhân tạo Việt- Trung tại Nghĩa Đàn, nghệ An thì ông chủ tịch Bùi Văn Đông cho là khó có thể làm được:
“Nghe nói đã bỏ ra cả tỷ để sửa chữa mà chỉ mấy tháng sau lại hỏng; nhà máy ở ngay trung tâm khu dân cư nên khó.”
Vụ việc đúng sai về phía nào thì hẳn nhiên các cơ quan chức năng phải làm rõ; tuy vậy hẳn nhiên điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và niềm tin của người dân khi những dự án là ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.
Những bài liên quan
- Đoàn thanh tra Chính phủ đến Đồng Tháp điều tra vụ đền bù đất đai không thoả đáng
- Chất lượng nguồn nước cung cấp cho khu vực Sài Gòn ngày càng xấu đi.
- Chính quyền Hậu Giang đề ra các qui định mới về giải tỏa, đền bù đất đai
- Tình trạng hiện nay của bà Phạm Thị Trung Thu sau khi tự thiêu
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 12-1-2006)
- Ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì biển ngày càng ít cá
- 30 hộ gia đình từ Ninh Bình ra Hà Nội khiếu kiện về đất đai
- Tiếng kêu cứu của 14 hộ gia đình ở Đồng Tháp vẫn chưa được giải quyết
- Ninh Thuận: Ốc Hương chết hàng loạt
- Vì sao công nhân FDI Việt Nam đình công hàng loạt?
- Vì sao đình công hàng loạt xảy ra tại doanh nghiệp FDI ở Thành phố Hồ Chí Minh?
- Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới (phần 3)
- Hàng quà biếu được bày bán khắp nơi trong những ngày cận Tết
- Việt Nam nên có một tòa án Hiến Pháp?
- Sông Thị Vải ô nhiễm: cá chết, người khóc
- Giá đường vào dịp cận Tết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
- Siêu thị vẫn còn được xem là nơi mua sắm xa xỉ đối với người bình dân
- Tiếng kêu cứu của các gia đình ở Ðồng Tháp bị cưỡng chế thu hồi đất và bắt tù
- Giá xăng bán lẻ vào những ngày cuối năm tiếp tục giảm
- Vụ xô xát giữa người dân khiếu kiện và công an tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng