Giải pháp cứu nguy cho các lưu vực sông bị ô nhiễm trầm trọng


2007.05.02

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Thưa quí vị, vào chương trình kỳ truớc, chúng tôi giới thiệu một số điểm chính trong ‘Báo cáo môi truờng quốc gia năm 2006’, về hiện trạng ô nhiễm tại ba lưu vực Sông Cầu, Nhuệ- Đáy và lưu vực hệ thống Sông Đồng Nai.

MekongRiver200.jpg
RFA file photo.

Trong chương trình kỳ này Gia Minh hỏi chuyện ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo Vệ Môi truờng về những biện pháp cứu nguy cho các lưu vực sông đang bị ô nhiễm trầm trọng đó.

Mục tiêu chính của báo cáo môi truờng năm 2006 là chỉ ra cho các cơ quan chức năng cùng nguời dân trong nuớc thấy rõ tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại ba lưu vực sông lớn của Việt Nam; từ đó mọi nguời cùng tham gia cứu vãn những dòng sông đang hấp hối.

Mở đầu cuộc nói chuyện với Gia Minh, ông Trần Hồng Hà, Cục truởng Cục Bảo vệ Môi truờng nêu rõ những biện pháp chính cần làm lúc này:

Ông Trần Hồng Hà: Nhóm giải pháp cấp bách nhất (mà cũng đả nêu trong báo cáo) là các cơ sở đang gây ô nhiểm (các khu công nghiệp, nhà máy, làng nghề đang phát thải vuợt tiêu chuẩn) đó là truớc mắt bằng các biện pháp kiểm tra, thanh tra, giám sát để bắt buộc theo đúng tiêu chuẩn môi truờng nằhm giảm thải đã. Nếu không khắc phục đuợc thì có thể phải đóng cửa.

Gia Minh: Theo thống kê đánh giá thì trong giai đọan từ năm 2003 đến năm 2007, tại Việt Nam có hơn 400 cơ sở gây ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng?

Ông Trần Hồng Hà: Đúng rồi có 439 cơ sở. Đến năm 2012 sẽ gần 3000. Đã có quyết định 64 của chính phủ đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng.

Trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nuớc sẽ thực hiện tốt quyết định của thủ tuớng; tăng cuờng kiểm tra, thanh tra, giám sát. Đây là công việc phải làm luôn; vì có thể nói vừa qua hiệu lực quản lý nhà nuớc, và việc thực hiện các qui định pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chưa tốt.

Luật Bảo vệ Môi truờng 2005 cho phép làm điều đó.

Gia Minh: Vừa qua cũng đã có quyết định thành lập Cục Cảnh sát Môi truờng, cơ quan này sẽ tham gia ra sao trong công tác bảo vệ môi truờng, và liệu sẽ có gì chồng chéo không?

Ông Trần Hồng Hà: Đã thành lập rồi, và trong thời gian tới 62 tỉnh thành phố sẽ thành lập các đơn vị tại địa phuơng theo ngành dọc; và rồi xuống đến tận quận, huyện để tăng cuờng quản lý và thực thi pháp luật.

Để Cục cảnh sát môi truờng phối hợp tốt sẽ cần một số điều chỉnh và ban hành một số văn bản.

Trong thực tế yếu cầu quản lý nhà nuớc về bảo vệ môi truờng rất là lớn; hiện nay tại địa phuơng chỉ có các sở tài nguyên môi truờng với lực luợng ít nên có thêm lực lượng nào là tốt chứ không có gì chồng chéo cả.

Gia Minh: Họ có nghiệp vụ cảnh sát rồi, nhưng về công tác bảo vệ môi truờng thì ngành có hỗ trợ gì thêm cho họ không?

Ông Trần Hồng Hà: Đuơng nhiên phải có sự kết hợp tốt với cơ quan quản lý môi truờng. Ngay từ đầu, họ phải phối hợp để đi kiểm tra, thanh tra; đối với các cơ sở phải cuỡng chế thì cần điều tra để đánh giá đúng nhất tình hình phải thực hiện pháp luật môi truờng.

Ví dụ nay có những nhà máy có thiết bị bảo vệ môi truờng; nhưng chỉ vận hành khi có đòan kiểm tra đến còn khi không có đòan thì họ không vận hành; đối với phía cảnh sát môi truờng thì họ dễ theo dõi điều này hơn.

Gia Minh: Trở lại với những nơi đã bị ô nhiễm rồi đang cần cứu vãn thì đang đuợc đề cập đến thế nào?

Ông Trần Hồng Hà: Như tôi có nói thứ nhất là phải quản lý chặt chẽ nguồn thải vào để giảm nguồn thải. Biện pháp thứ hai nếu thấy các biện pháp giảm nguồn thải đã áp dụng rồi mà không hữu hiệu thì phải áp dụng các biện pháp, giải pháp về công trình. Ví dụ như khơi thông để có dòng chảy. Ngòai chuyện khơi thông còn có giải pháp bổ sung nguồn nuớc.

Cùng với giải pháp công trình thì tất cả các đô thị trong thời gian tới khi xây dựng mới hay cải tạo phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện nay chưa có hệ thống thu nuớc mưa riêng, hệ thống nuớc thải riêng, vẫn chưa có khu vực xử lý nuớc riêng truớc khi thải ra sông.

Gia Minh: Ông có đề cập đến vấn đề nuớc thải sinh họat, vậy các thành phố đô thị đang có chuơng trình ra sao?

Ông Trần Hồng Hà: Hiện tại các thành phố đô thị, chuơng trình cấp thóat nuớc đang đuợc ưu tiên hàng đầu. Có nhiều địa phuơng đang giải quỵết từng phần như Hà Nội đang sử dụng nguồn vốn ODA để xử lý hệ thống nuớc thải, ngập lụt và ô nhiễm do nuớc thải.

Vấn đề này đuợc đưa vào chiến lược môi truờng rồi.

Gia Minh: Ngòai nguồn vốn ODA, thì còn có những nguồn nào khác để có thể đáp ứng cho khối luợng công việc lớn đó?

Ông Trần Hồng Hà: Các dự án liên quan cơ sở hạ tầng thì đang đi vay, nhưng đuơng nhiên vần sử dụng nguồn lực của nhà nuớc: có khỏang 1% của tổng vốn chi ngân sách hằng năm cho môi truờng.

Nguồn này cũng góp thêm cho các tỉnh trong chi phí môi truờng.

Gia Minh: Để việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hữu hiệu thì ngành có tham gia thế nào?

Ông Trần Hồng Hà: Trong luật bảo vệ môi truờng năm 2005 đã phân công rất rõ ràng cho các bộ ngành và phân cấp cho các địa phuơng.

Bộ Tài nguyên- Môi truờng tham mưu cho chính phủ trong việc ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật; đồng thời kiểm tra, thanh tra, giám sát. Đối với vấn đề kỹ thuật đang rất khó, chưa hình thành ở Việt Nam như các công nghệ xử lý thì bộ có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, hoặc làm sao để có thể giới thiệu chuyển giao các giải pháp về công nghệ; chứ bộ không tham gia trực tiếp vào công việc cụ thể của từng bộ ngành hày địa phuơng.

Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.