Chính phủ Ba Lan ủng hộ các nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN
2006.10.30
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Hội nghị Quốc tế yểm trợ cho Nghiệp đoàn Độc lập tại Việt Nam đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 28-10 vừa qua tại thủ đô Varsava - Ba Lan.

Bên cạnh nghị trình ba ngày làm việc, Ủy Ban Bảo vệ Công Nhân Việt Nam đã có những hoạt động nhằm vận động sự ủng hộ từ chính giới Ba Lan cho đến những cuộc tiếp xúc nhằm trao đổi kinh nghiệm rút tỉa những bài học từ Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Từ thủ đô Varsava Việt Hùng gửi về bài tường trình.
Tối ngày thứ Sáu (27-10) vừa qua, phái đoàn đại diện Ủy ban Bảo Vệ Công Nhân Việt Nam đã có cuộc hội kiến với ông Adam Lipinski, Tổng trưởng Văn phòng Phủ Thủ tướng.
Trong phần phát biểu, ông Adam Lipinski thay mặt Thủ tướng và chính phủ Ba Lan khẳng định sự ủng hộ của Ba Lan đối với những hoạt động tranh đấu cho quyền tự do dân chủ, quyền tự do ngôn luận ở tất cả mọi nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam
Trong buổi đàm đạo, ông Adam Lipinski cũng nhắc đến những ủng hộ trong quá khứ của Quốc tế đối với nhân dân Ba Lan trong công cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan phải chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán với sự hiện diện của các nhà dân chủ mà đại diện là Công Đoàn Đoàn Kết.
Ông cũng không quên thông báo cho phái đoàn đại diện Ban tổ chức cùng một số cơ quan truyền thông quốc tế về việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam thông qua Tòa Đại sứ tại Ba Lan phản đối việc Ba Lan cho phép tổ chức Hội nghị tại thủ đô Varsava.
Chúng tôi mong rằng, với sự quan tâm của chính quyền Ba Lan thì những người công nhân và nhân quyền của Việt Nam sẽ được ngày một tôn trọng và như chính Ngài Bộ trưởng vừa nói, Ngài biết là có một số người chỉ vì muốn đi dự Hội Nghị của chúng tôi cũng bị ngăn chặn.
Liên quan đến những phản ứng ngoại giao, theo ghi nhận, khởi thủy Ban Tổ chức đề đạt nguyện vọng với chính giới Ba Lan là được tổ chức Hội nghị trong khuôn viên Quốc Hội Ba Lan, nhưng vì những điểm "tế nhị trong ngoại giao" nên Ban Tổ chức nhận được lời đề nghị là dời địa điểm sang một nơi khác.
Cuối cùng theo Ban Tổ chức, Chủ tịch Quốc Hội Marek Junek đã quyết định đồng ý để Hội nghị được tổ chức trong khuôn viên của Quốc Hội Ba Lan. Trở lại cuộc hội kiến với Tổng trưởng Văn phòng Phủ Thủ tướng, trong phần đáp lời, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam đến từ Hoa Kỳ trình bày những thảm trạng mà người công nhân Việt Nam đang phải gánh chịu.
Ngài Bộ trưởng cũng đã biết rõ trong những tháng cuối năm 2005 và bốn tháng đầu năm 2006 đã chứng kiến đến hàng trăm vụ đình công. Mục đích của những đình công đó là, công nhân phản đối điều kiện làm việc, lương bổng quá thấp và họ bị đối xử quá tàn tệ. Những công nhân đình công này đòi hỏi phải cải tiến 3 điều kiện căn bản sau đây:
- Lương quá thấp so với nhân công những quốc gia xung quanh trong vùng Á Châu. - Điều kiện làm việc không an toàn, mất vệ sinh - Việc thiếu, hoặc là không có bảo hiểm và không có các cơ quan bảo vệ người công nhân.
Hiện nay tại Việt Nam có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhưng đây là tổ chức do nhà cầm quyền dựng lên mà mục đích duy nhất là theo dõi công nhân, chứ không phải là giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của người công nhân.
Tiếp lời Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc người Việt Hoa Kỳ đưa ra những bằng chứng về việc nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cản không cho nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đi tham dự Hội nghị.

Trường hợp thứ hai là ông Trần Văn Hòa cũng gặp trở ngại cách đây không lâu bị giữ tại phi trường Nội Bài trong chuyến đi Trung Quốc để gặp gỡ trao đổi với đại diện của Ủy ban yểm trợ từ hải ngoại. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói:
“Chúng tôi mong rằng, với sự quan tâm của chính quyền Ba Lan thì những người công nhân và nhân quyền của Việt Nam sẽ được ngày một tôn trọng và như chính Ngài Bộ trưởng vừa nói, Ngài biết là có một số người chỉ vì muốn đi dự Hội Nghị của chúng tôi cũng bị ngăn chặn.
Chúng tôi xin gửi tới Ngài hai trường hợp, một là ông Trần Văn Hòa và hai là trường hợp của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân.”
Khi được mời để trình bày về bước chuyển của phong trào dân chủ trong nước bác sĩ Lâm Thu Vân, Chủ tịch Trung tâm Dân chủ Việt Nam đến từ Montreal - Canada đưa ra cái nhìn:
“Sự hỗ trợ của Quốc tế rất quan trọng. Hồi tháng 4-2006 tại Việt Nam xảy ra biến cố rất mới mẻ mà từ trước đến giờ chưa có đó là sự ra đời của Khối 8406. Ngay thời điểm đó có 118 người ký tên trong một bản Tuyên ngôn gởi cho chính quyền để đòi dân chủ.
Sự hỗ trợ của Quốc tế rất quan trọng. Hồi tháng 4-2006 tại Việt Nam xảy ra biến cố rất mới mẻ mà từ trước đến giờ chưa có đó là sự ra đời của Khối 8406. Ngay thời điểm đó có 118 người ký tên trong một bản Tuyên ngôn gởi cho chính quyền để đòi dân chủ.
Trong vòng 3 tháng kể từ ngày Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời đã được hơn 2000 người ký tên. Điều đó chứng tỏ rằng người dân Việt Nam được sự hỗ trợ của các nước trên thế giới và người Việt ở Hải ngoại nên bây giờ đã bớt sợ chính quyền nhiều.”
Trước những thực trạng của người công nhân tại Việt Nam cũng như những khó khăn trong việc phối hợp Trong - Ngoài nước để thành hình Nghiệp đoàn Độc lập tại Việt Nam, ông Adam Lipinski nói sẽ thông báo lại với Ngài Thủ tướng Ba Lan và nói thêm rằng, các nhà dân chủ Ba Lan thấu hiểu được những khó khăn vì người dân Ba Lan đã phải trải qua hàng chục năm dưới chế độ cộng sản.
Cuộc hội kiến kéo dài gần tiếng đồng hồ, kết thúc bằng thỉnh nguyện thư gửi lên Ngài Thủ tướng Ba Lan kêu gọi sự ủng hộ cho những công nhân bị đàn áp tại Việt Nam.
Việt Hùng tường trình từ Varsava.
Những bài liên quan
- Người Việt ở Kampong Som
- Cộng đồng người Việt đề nghị TT Bush lưu ý đến vấn đề nhân quyền VN
- Lễ khánh thành nguyện đường Đức Mẹ La Vang tại Washington D.C
- Hàng ngàn giáo dân tham dự Lễ đón tượng Đức Mẹ La Vang
- Bê bối bầu cử ở California: ứng cử viên gốc Việt có thể bị điều tra
- Cộng đồng người Việt tại Canada gửi thư ngỏ đến Thủ tướng Stephen Harper
- Bắp Việt Nam ở Campuchia
- Người Việt ở xóm Dừa Cạo, thủ đô Phnom Penh
- Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh được trao giải thưởng Dirk Brouwer