Nước nào thiệt hại nhiều nhất trong kế hoạch phát triển sông Mekong?


2007.03.05

Richard Finney - Việt Long, RFA

Kế hoạch phát triển sông Mê Kông gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho nhiều nước ở hạ nguồn, trong khi Trung Quốc ở thượng nguồn hưởng lợi nhiều nhất. Cuộc hội thảo tại Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson ở Washington bàn về đề tài này. Phóng viên Richard Finney tham dự và có bài tường thuật, Việt Long trình bày lại cùng quý thính giả như sau.

MekongRiver200.jpg
Sông MeKong. RFA PHOTO

Công cuộc phát triển dọc sông MêKông gây những hậu quả ngoài kế hoạch, và Trung Quốc cùng những nước ở thượng nguồn phải chia sẻ trách nhịêm về những tác động tai hại đó. Các chuyên gia tuyên bố điều này trong cuôc hội thảo tại trung tâm Woodrow Wilson ở Washington hôm thứ hai.

Giáo sư Evelyn Goh dạy môn quan hệ quốc tế tại đại học Oxford ở Anh Quốc phát biểu rằng việc mở rộng lòng sông và các dự án thuỷ điện dọc con sông Mê Kông đã gây ảnh hưởng tới giòng chảy và phẩm chất nước sông ở dưới hạ nguồn:

“Việc này đã gây ảnh hưởngđến các nước ở hạ nguồn, khiến mực nước lên xuống không bình thừơng, tôm cá mất bớt nhiều, lụt lội quét đi đất đai, mùa màng, gia súc của nhiều người...”

Trung Quốc hưởng lợi nhiều nhất

Giáo sư Goh nói tiếp, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất từ những kế hoạch cho sông Mê Kông.

“Số lượng những vụ nổ phá để dọn sạch đường thông thương của con sông được thực hiện song song với những thoả ước với các quốc gia ở châu thổ sông này về việc chuyên chở dầu khí ngụơc giòng lên tới Trung Quốc. Nhiều chuyến hàng như vậy hiện đang được đưa từ các nhà máy lọc dầu của Thái Lan ngựoc lên Vân Nam.”

Việc này đã gây ảnh hưởng đến các nước ở hạ nguồn, khiến mực nước lên xuống không bình thừơng, tôm cá mất bớt nhiều, lụt lội quét đi đất đai, mùa màng, gia súc của nhiều người...

Giáo sư Goh cho biết khoảng 10% nhu cầu hằng năm về dầu của Trung Quốc được chuyển ngược giòng Mê Kông như vậy.

Tuy nhiên, vẫn theo bà Goh, những nước khác ở thượng nguồn cũng có tham vọng khai thác giòng sông như Trung Quốc, rồi thì những tác hại đang được nhiều cộng đồng địa phương và các nhóm người khác ghi nhận.

Cũng nói chuyện tại trung tâm quốc tế Woodrow Wilson, điều hợp viên của Các chương trình quốc tế thuộc viện luật môi sinh có trụ sở tại Washington, ông Carl Bruch trình bày những kết quả nghiên cứu của nhóm với sự hợp tác của Viện đại học Tokyo và Chương trình môi sinh Liên Hiệp Quốc.

Một phần của cuộc nghiên cứu này xem xét những tác động của dự án Lạng Thương Giang- Mê Kông. Lạng thưong giang là tên cùng con sông, phần chảy qua Trung Quốc. Mục đích cuộc nghiên cứu nhằm gia tăng việc thông thương bằng cách phá vỡ những ghềnh thác và lòng cạn dọc theo con sông, đoạn khởi nguồn từ Lào chạy dọc theo biên giới với Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu của nhóm này thấy rằng sự biến đổi của giòng chảy lớn hơn dự kiến, theo lời ông Bruch.

“Những giải cát bờ sông và đảo nhỏ từng xúât hiện trong mùa khô đã biến mất hết, nay không còn nữa . Điều này gây tác động về kinh tế, vì người dân địa phương dùng những giải cát và đảo nhỏ đó để trồng tỉa ven sông. Nhiều làng mạc ở Lào và Thái Lan mất cả nhà cửa vì bị nước mùa lũ sói lở.”

Gia tăng buôn bán trái phép

Ông Bruch cho biết gia tăng sự thông thương cũng dẫn đến những báo cáo về sự gia tăng buôn bán trái phép những động vật hoang dã, gỗ súc, và ma tuý

Một dự án khác là đập Yali ở phía bờ bên Việt Nam tại vùng biên giới Việt Kampuchea đã gây sói lở dưới hạ nguồn và làm mất đi hằng ngàn gà vịt, heo, cũng như hằng trăm trâu bò, theo lời nhà nghiên cứu Carl Bruch. Các loài tảo xanh và lục từ hồ chứa Yali cũng xuất hiện dưới hạ nguồn.

Có điều cũng đáng lưu ý là những con người ở phần lãnh thổ đó của Kampuchea bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là những người thiểu số không thân thiện với chính phủ cầm quyền. Hơn nữa, nhà cầm quyền Kampuchea lại còn mắc nợ Việt Nam về việc Việt Nam đã giúp đánh đuổi Khmer Đỏ.

“Và lâu nay cũng vẫn có những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, như bệnh phổi, bệnh dạ dày, da bị rát, chóng mặt, nôn mửa...”

Ông Bruch nói tiếp, Kampuchea cũng muốn xây dựng những dự án thuỷ điện, nên họ ngần ngại không muốn than phiền, khiếu nại về những vấn đề do các dự án đập nước lớn gây ra.

“Có điều cũng đáng lưu ý là những con người ở phần lãnh thổ đó của Kampuchea bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là những người thiểu số không thân thiện với chính phủ cầm quyền. Hơn nữa, nhà cầm quyền Kampuchea lại còn mắc nợ Việt Nam về việc Việt Nam đã giúp đánh đuổi Khmer Đỏ.”

Giáo sư Evelyn Goh cho rằng Uỷ ban sông Mê Kông, một ủy ban hợp tác giữa Việt Nam, Thái Lan, Lào, Kampuchea, là diễn đàn thích hợp nhất để khiếu kiện về những ảnh hửơng tai hại của việc phát triển con sông. Tuy nhiên Ủy ban này cũng chẳng có quyền hành động gì.

“Nhưng dù sao thì cũng còn một định chế duy nhất có sự phát triển bền vững theo như mục tiêu rõ ràng của nó. Tôi không biết trong tương lai Trung Quốc có trở nên thành viên của Ủy ban sông Mê Kông hay không. Hiện nay thì điều đó có vẻ như sẽ không xảy ra.”

Giáo sư Evelyn Goh kết luận, những nhà kiến tạo chính sách của Trung Quốc thì hết sức không muốn bị những hiệp ước quốc tế ràng buộc trước khi họ hoàn tất những gì họ coi là quan trọng nhất cho các dự án của họ với giòng sông Mê Kông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.